Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt 2 sách Cánh diều bao gồm các đề bài tập cuối tuần của lớp 2.
Tài liệu dưới đây sẽ giúp chọc sinh củng cố kiến thức trong tuần học thật tốt. Mời tham khảo chi tiết ngay dưới đây.
Tài liệu bao gồm:
- 2 bộ đề tổng hợp
- Bộ số 1 bao gồm: 18 đề, 98 trang (Có đáp án)
- Bộ số 2 bao gồm: 35 đề, 341 trang (Chưa có đáp án)
- File Word có thể chỉnh sửa.
- File PDF thuận tiện in trên Mobile.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt 2 sách Cánh diều
Phiếu bài tập Tiếng Việt 2 KNTT (bộ số 1)
Phiếu bài tập Tiếng Việt 2 KNTT (bộ số 2)
Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 1
Họ và tên:…………………………… Lớp: 2… | BÀI TẬP CUỐI TUẦN – TUẦN 1 Thứ…… ngày … tháng… năm 20… |
Bài 1
Đọc bài sau:
Hòn đá nhẵn
Hồi học lớp một, tôi hay bị ba mẹ mắng chỉ vì thích chơi không chịu học, không chịu vào “khuôn phép”. “Tại sao người lớn lại cứ ép trẻ con phải làm những việc mà chúng không thích? Ba mẹ chắc không yêu mình nên mới chẳng cho mình chơi.” Tôi nghĩ thế nên rất buồn và giận ba mẹ.
Một lần, bị ba mắng tôi đã chạy đến nhà bà nội. Biết chuyện của tôi, bà không nói gì mà dẫ tôi đi dạo bên bờ suối. Tôi bắt đầu tìm những viên đá, chọn kĩ lưỡng, tìm được một viên cuội tuyệt đẹp, tròn, nhẵn bóng như một viên bi.
- Nó tuyệt đẹp, phải không nội?
- Ừ, đẹp thật. Sao con không nhặt đá ở bờ suối mà lại mất công tìm dưới nước?
- Vì đá trên bờ đều thô ráp.
- Con có biết vì sao viên cuội ở dòng suối lại nhẵn được như vậy không?
Mừng rỡ vì biết rõ câu trả lời, tôi nói ngay:
- Nhờ nước ạ!
- Đúng, nước chảy đá mòn. Nhờ có nước và nhờ những viên đá cọ xát vào nhau cho đến khi những chỗ gồ ghề, thô ráp biến mất. Lúc này viên đá mới đẹp. Con người cũng vậy. Hãy nghĩ ba mẹ con giống như dòng nước. Một ngày nào đó khi con nên người, con sẽ hiểu nhờ đâu con được như thế.
Và đó là tất cả những gì quan trọng nhất bà nội đã nói với tôi trong buổi chiều đáng nhớ ấy.
(Phỏng theo Oan-cơ Mít-đơ)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Khi bị ba mẹ mắng vì ham chơi không chịu học, bạn nhỏ cảm thấy như thế nào?
a. Bạn cảm thấy rất hối hận.
b. Bạn cảm thấy ba mẹ vô lí nên bất bình với ba mẹ và buồn.
c. Bạn hiểu ba mẹ nghiêm khắc như vậy là tốt cho bạn.
2. Biết chuyện của bạn nhỏ, bà nội bạn đã làm gì?
a. Bà giảng giải, chỉ ra những sai trái của bạn.
b. Bà khuyên bạn về xin lỗi ba mẹ.
c. Bà không nói gì mà cùng bạn nhỏ đi dạo chơi.
3. Bạn nhỏ tìm nhặt những viên đá như thế nào?
a. Bạn tìm những viên đá tròn, nhẵn bóng.
b. Bạn tìm những viên đá to.
c. Bạn tìm những viên đá gồ ghề, thô ráp.
4. Bà nội giải thích vì sao những viên đá dưới nước lại đẹp?
a. Vì những viên đá đó được nước bảo vệ không bị bụi bẩn.
b. Vì dòng nước chảy và sự cọ xát của các viên đá với nhau đã bào mòn, làm mất sự thô ráp của chúng.
c. Vì những viên đá nằm sâu dưới dòng suối vốn đẹp nhưng không ai phát hiện ra.
5. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau:
a. Từ chỉ người: ba mẹ, người lớn, trẻ con, khuôn phép, bà nội, con người.
b. Từ chỉ hoạt động của học sinh: nghe giảng, học bài, đi học, ra chơi, tắm biển.
c. Từ chỉ nết tốt của người học sinh: chăm chỉ, chuyên cần, lễ phép, ham chơi, thật thà.
6. Khoanh vào từ viết đúng chính tả:
a. quyển nịch/chắc nịch
b. làng tiên/xóm làng
c. cây bàn/cái bàn
d. cái thang/hòn thang
Bài 2: Xếp các từ ngữ sau thành câu và ghi lại:
a. các bạn nam/trên sân trường/đá bóng
......................................................................................................................................
b. cả lớp/cô giáo kể chuyện/chăm chú nghe
......................................................................................................................................
Bài 3: Viết tiếp vào chỗ trống để giới thiệu với các bạn trong lớp về mình:
Mình tên là ................................................ Nhà mình ở ...................................
............................................ Mình rất thích .................................................................
......................................................................................................................................
Đáp án phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt 2 - Tuần 1
Bài 1:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | b | c | a | b | a. khuôn phép b. tắm biển c. ham chơi | a. chắc nịch; b. xóm làng c. cái bàng; d. cái thang |
Bài 2: Gợi ý
- Các bạn nam đá bóng trên sân trường.
- Cả lớp lắng nghe cô giáo kể chuyện.
Bài 3: Gợi ý
Mình tên là Phan Mỹ An. Nhà mình ở phố Kim Mã, gần chợ Ngọc Hà. Mình rất thích đọc truyện, xem phim và ăn gà rán...
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM – TUẦN 1
Phần 1: Dựa vào nội dung câu chuyện em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Lúc đầu, cậu bé học hành thế nào? | 3. Ban đầu, cậu bé trong bài có tính cách như thế nào? |
a. Học rất giỏi | a. Làm việc gì cũng hết mình |
b. Học rất dở | b. Làm việc gì cũng cẩn thận |
c. Rất chăm học | c. Làm việc gì cũng mau chán |
2. Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì? | 4. Câu chuyện này khuyên em điều gì? |
a. Bà cụ đang học bài | a. Không cần học hỏi cũng có thể thành tài |
b. Bà cụ đang đi chợ | b. Có tính nhẫn nại và kiên trì học hỏi thì có ngày cũng thành tài |
c. Bà cụ đang mài thỏi sắt | c. Chỉ cần đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài là có thể học giỏi |
5. Từ “nên” trong câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” có nghĩa là gì?
a, Thành công
b. Hậu quả
c. Lí do
d. Thua lỗ
Phần 2: Em hãy hoàn thành sơ đồ tư duy sau nhé!
Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 2
Bài 1
Đọc bài sau:
Bé và chim chích bông
Buổi sáng, Bé dậy sớm, ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài.
Rồi trời ấm dần. Phải rồi, khi chim sâu ra ăn đàn, thế là trời nắng ấm.
Chim sâu nhiều thế. Nó bay tràn ra vườn cải. Cả đàn ùa xuống, líu ríu trên những luống rau trồng muộn.
Bé hỏi:
- Chích bông ơi, chích bông làm gì thế?
Chim trả lời:
- Chúng em bắt sâu.
Chim hỏi lại Bé:
- Chị Bé làm gì thế?
Bé ngẩn ra rồi nói:
- À... Bé học bài.
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Bé dậy sớm để làm gì?
a. Bé dậy sớm để học bài.
b. Bé dậy sớm để tập thể dục.
c. Bé dậy sớm để chăm sóc vườn rau.
Câu 2. Câu nào nêu sự quyết tâm, cố gắng dậy sớm của Bé?
a. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt.
b. Bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm.
c. Bé từ từ ngồi dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm.
Câu 3. Chim sâu xuống vườn cải để làm gì?
a. Chim sâu đến vườn cải để dạo chơi.
b. Chim sâu đến vườn cải để bắt sâu.
c. Chim sâu đến vườn cải để trò chuyện với Bé.
Câu 4. Theo em trong bài Bé và chim chích bông, ai đáng khen? Vì sao đáng khen?
Câu 5. Sắp xếp các từ trong mỗi dòng sau thành hai câu khác nhau:
a. Bé / quý / chích bông / rất.
...................................................................................................................................... ......................................................................................................................................
b. chăm chỉ / đều / và / chích bông / Bé.
...................................................................................................................................... ......................................................................................................................................
Câu 6. Ghép từng tiếng ở cột trái với những tiếng thích hợp ở cột phải để tạo thành từ:
Bài 2. Em đặt dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào cuối mỗi câu sau:
a. Cô bé vội vã ra đi c
b. Bỗng cô bé gặp một cụ già râu tóc bạc phơ c
c. Cháu đi đâu mà vội thế c
d. Ta có thể giúp đỡ gì cho cháu c
e. Mẹ cháu đã khỏi bệnh rồi c
Bài 3. Em đã được xem rất nhiều phim hoạt hình. Hãy đóng vai một nhân vật hoạt hình mà em thích và tự giới thiệu về mình với các bạn nhỏ
Đáp án phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt 2 - Tuần 2
Bài 1:
1. a
2. b
3. b
4. Tự trả lời
5. a. Bé rất quý chích bông.
Chích bông rất quý Bé.
b. Bé và chích bông đều chăm chỉ.
Chích bông và Bé đều chăm chỉ.
6. xong chuyện, xong xuôi, song sắt, song ca
Bài 2: a: (.) b. (.) c. (?)
d. (?) e. (.)
Bài 3: Gợi ý:
Tớ là chú mèo máy thông minh Đô-rê-mon. Tớ xuất hiện trong bộ truyện tranh và phim hoạt hình mang tên chính tên của tớ. Nơi tớ sinh ra chính là đất nước mặt trời mọc Nhật Bản. Món ăn tớ thích nhất là bánh rán và chuột là con vật tớ ghét nhất!...
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN: PHẦN THƯỞNG – TUẦN 2
Phần 1: Dựa vào nội dung câu chuyện em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Bạn Na trong bài là cô bé như thế nào?
a. Ích kỉ
b. Học giỏi
c. Tốt bụng
d. Chăm chỉ
2. Hãy chỉ ra trong bài những việc làm tốt của bạn Na?
a. Đưa bạn đi học
b. Chép bài giúp bạn
c. Kèm các bạn học kém
d. cho Minh nửa cục tẩy
3. Tại sao bạn Na lại buồn?
a. Vì không được các bạn cảm ơn
b. Vì các bạn không giúp đỡ em
c. Vì chưa giúp được nhiều bạn
d. Vì em chưa học giỏi
4. Biểu hiện của Na như thế nào khi các bạn bàn tán về điểm thi và phần thưởng?
a. Vui vì đã giúp đỡ các bạn học giỏi
b. Tự hào vì mình cũng có thưởng
c. Cùng bàn tán sôi nổi với các bạn
d. Chỉ lặng yên nghe các bạn
5. Vì sao Na lại được nhận phần thưởng đặc biệt?
a. Vì Na tuy học chưa giỏi nhưng có tấm lòng thật đáng quý.
b. Vì Na đã xin với cô cho mình được nhận phần thưởng đặc biệt.
c. Vì Na lười học lại hay trốn học đi chơi.
d. Vì Na vừa học giỏi, nhà lại có điều kiện.
Phần 2: Em hãy hoàn thành sơ đồ tư duy sau nhé!
Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 3
Bài 1
Đọc bài sau:
Xe lu và xe ca
Xe lu và xe ca là đôi bạn thân. Xe lu và xe ca cùng đi trên đường với nhau. Thấy xe lu đi chậm, xe ca chế giễu:
- Cậu đi chậm như rùa ấy! Xem tớ đây này!
Nói rồi, xe ca phóng vụt lên, bỏ xe lu ở tít đằng sau. Xe ca tưởng mình thế là giỏi lắm.
Tới một quãng đường bị hỏng, xe ca phải đỗ lại vì lầy lội quá. Bấy giờ xe lu mới tiến lên. Khi đám đá hộc và đá cuội ngổn ngang đổ xuống, xe lu liền lăn qua lăn lại cho phẳng lì. Nhờ vậy mà xe ca mới tiếp tục lên đường.
Từ đấy, xe ca không chế giễu xe lu nữa. Xe ca đã hiểu rằng: công việc của xe lu là như vậy.
(Phong Thu)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Thấy xe lu đi chậm, xe ca đã làm gì?
a. Dừng lại, đợi xe lu cùng đi.
b. Chế giễu xe lu chậm như rùa rồi phóng vụt lên, bỏ xe lu đằng sau.
c. Quay lại hỏi chuyện gì đã xảy ra với xe lu.
2. Tới quãng đường bị hỏng, chuyện gì đã xảy ra với xe ca?
a. Vì cố vượt qua, xe ca đã bị gãy bánh.
b. Xe ca phải đỗ lại vì đường lầy lội quá.
c. Xe ca bị ngã, lăn kềnh giữa đường.
3. Nhờ đâu xe ca có thể tiếp tục lên đường?
a. Nhờ xe lu đã lăn cho đám đá cuội và đá hộc phẳng lì.
b. Xe ca kê một tấm ván rồi tự mình đi qua.
c. Nhờ các bác công nhân dọn đường cho sạch.
4. Cuối cùng xe ca đã hiểu ra điều gì?
a. Xe lu chậm chạp và cẩn thận.
b. Không nên đi vào quãng đường lầy lội.
c. Không nên xem thường người khác, mỗi người đều có điểm mạnh khác nhau.
5. Em hãy kể ra một vài điểm mạnh của bản thân?
...................................................................................................................................... ......................................................................................................................................
6. “Xe lu và xe ca là đôi bạn thân. Xe lu và xe ca cùng đi trên đường với nhau.”, hãy tìm các từ chỉ sự vật trong hai câu văn trên?
......................................................................................................................................
7. Câu nào thuộc kiểu câu Ai là gì?
a. Xe ca và xe lu là đôi bạn thân.
b. Xe lu đi rất chậm.
c. Công việc của xe lu là như vậy.
Bài 2: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để có câu theo mẫu Ai là gì?
a. Lan là.........................................................................................................................
b. Bút chì, thước kẻ là....................................................................................................
c. ..................................................... là nơi em sinh ra.
d. .................................... là người mẹ thứ hai của em.
Bài 3: Viết câu kiểu Ai là gì? có cùng nghĩa với câu sau:
Câu chuyện Xe lu và xe ca rất thú vị.
......................................................................................................................................
Bài 4: Điền vào chỗ trống:
a. r/d/gi?
- cái …...ổ; …...á sách; cái …....á; .......ừng núi; xe …...ừng lại, …..á đỗ
b. ngh/ ng?
- …..iên cứu, ….ẹn ngào, …ao ngán, …...oằn ngoèo, …...ịch ngợm, …..iêm trang.
Bài 5: Dưới đây là 4 câu trong đoạn văn tả chú chim bồ câu. Em hãy sắp xếp lại các câu ấy cho đúng thứ tự.
a. Đôi mắt màu đen được viền một đường tròn đỏ.
b. Chú chim bồ câu chỉ to bằng cái bắp chuối bé.
c. Bộ lông của chú màu xám pha xanh lục.
d. Hai cánh úp dài theo thân và che kín hai bên lườn.
Các câu được sắp xếp theo thứ tự:.................................................................................
ĐÁP ÁN – TUẦN 3
Bài 1:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 6 | 7 |
Đáp án | b | b | a | c | xe lu, xe ca, đôi bạn, đường | a |
Bài 2:
a. Lan là người bạn thân nhất của em.
b. Bút chì, thước kẻ là những đồ vật cùng em tới trường.
c. Hà Nội là nơi em sinh ra.
d. Cô giáo là người mẹ thứ hai của em.
Bài 3: Gợi ý: Xe lu và xe ca là câu chuyện rất thú vị.
Bài 4:
- cái rổ; giá sách; cái rá; rừng núi; xe dừng lại, giá đỗ
- nghiên cứu, nghẹn ngào, ngao ngán, ngoằn ngoèo, nghịch ngợm, nghiêm trang.
Bài 5: Thứ tự: b-a-c-d
...
>> Tải file để tham khảo đầy đủ Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt 2 sách Cánh diều