Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một bài thơ nằm trong chương trình Ngữ Văn lớp 7, tập một.
Download.vn xin giới thiệu bài Soạn văn 7: Cảm nghĩ bài Phò giá về kinh, hy vọng sẽ giúp ích cho học sinh khi chuẩn bị bài.
Cảm nghĩ bài Phò giá về kinh
Dàn ý cảm nghĩ bài Phò giá về kinh
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Trần Quang Khải, tác phẩm Phò giá về kinh.
- Cảm nghĩ chung về bài thơ Phò giá về kinh.
II. Thân bài
1. Hào khí chiến thẳng của quân dân ta
- Hai câu đầu nói về chiến thắng của quân và dân ta, trong đó có sự đóng góp to lớn của người chỉ huy chính là tác giả.
- Động từ “đoạt, cầm” kết hợp với các địa danh “Chương Dương”, “Hồ Hàm Tử” góp phần làm nổi bật sự hào hùng và không khí chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử.
- Đây đều là những trận chiến gây được tiếng vang lớn.
=> Không chỉ ca ngợi chiến công của quân dân ta mà còn thể hiện lòng tự hào dân tộc.
2. Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta
- Câu thơ 3: Thái bình tu trí lực (Thái bình nên gắng sức). Sau khi đánh bại quân thù, đất nước giành được độc lập bước vào thời bình, cần phải xây dựng và phát triển đất nước.
- Câu thứ 4: Vạn cổ thử giang sang (Non nước ấy ngàn thu). Khẳng định sự tồn vong bất diệt của đất nước đến muôn đời.
=> Đây không chỉ là mong muốn của riêng tác giả mà còn là mong muốn của cả một quốc gia, dân tộc.
III. Kết bài
Đánh giá lại giá trị của Phò giá về kinh.
Cảm nghĩ bài Phò giá về kinh - Mẫu 1
Trần Quang Khải không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một người có tài văn chương. Bài thơ “Phò giá về kinh” của ông đã giúp người đọc cảm nhận được hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần:
“Đoạt sóc Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu nỗ lực,
Vạn cổ thử giang san”
Bài thơ được làm lúc tác giả đi đón Thái thượng hoàng Trần Thái Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.
Hai câu đầu, Trần Quang Khải đã nói về chiến thắng của quân và dân ta, trong đó có sự đóng góp to lớn của người chỉ huy, cũng chính là tác giả. Việc sử dụng một loại các động từ mạnh như “đoạt, cầm” kết hợp với các địa danh “Chương Dương”, “Hồ Hàm Tử” góp phần làm nổi bật sự hào hùng và không khí chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử. Điều đó cho thấy được chiến công to lớn của quân đội nhà Trần. Nhưng không dừng lại ở đó, nhà thơ còn gửi gắm lòng tự hào dân tộc.
Sau khi nói đến chiến thắng lừng lẫy của quân dân nhà Trần, tác giả bộc lộ khát vọng về một đất nước thịnh trị. Đất nước giành được độc lập thì khi bước vào thời bình, cần phải xây dựng và phát triển đất nước. Như vậy thì quốc gia mới tồn tại đến muôn đời. Có thể thấy rằng đây không chỉ là mong muốn của riêng tác giả mà còn là mong muốn của cả một quốc gia, dân tộc. Với cách nói giản dị, cô đúc đã tóm gọn được những vấn đề trọng đại của đất nước (chiến thắng cũng như những nhiệm vụ trong thời bình) chỉ trong vài câu thơ ngắn.
Tóm lại, Phò giá về kinh là một bài thơ tứ tuyệt cô đọng, hàm súc. Bài thơ còn nguyên giá trị đến muốn đời sau.
Cảm nghĩ bài Phò giá về kinh - Mẫu 2
Trang sử vẻ vang của dân tộc đã được tái hiện qua những tác phẩm văn học. Một trong số đó là bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần quang Khải đã thể hiện lòng yêu nước cháy bỏng, khát vọng thái bình thịnh trị đến muôn đời:
“Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san”
Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh Trần Quang Khải đi đón Thái thượng hoàng Trần Thái Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285. Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ngắn gọn mà hàm súc đã gửi gắm được nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Mở đầu bài thơ, người đọc cảm nhận được không khí sôi nổi, hào hùng. Hai động từ mạnh “đoạt” và “cầm” miêu tả chiến thắng oanh liệt của quân dân nhà Trần trong hai trận chiến Chương Dương và Hàm Tử. Cách liệt kê hai địa danh khiến cho ý thơ thêm cụ thể, sâu sắc. Cách dịch thơ cũng không khác so với nguyên tác:
“Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù”
Vị anh hùng thời đại nhà Trần đã tuyên bố về chiến thắng của nhân dân Đại Việt trước kẻ thù một cách thật hùng hồn. Đó là do sức mạnh vô địch của tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của tướng sĩ trong cuộc chiến đấu cam go. Bài thơ vang lên như một khúc khải hoàn ca.
Hai câu thơ tiếp theo, ý thơ có sự chuyển biến. Trần Quang Khải bày tỏ khát vọng thái bình thịnh trị:
“Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san”
Khát vọng mạnh mẽ nhất của nhà thơ, cũng là của dân tộc là làm sao dựng xây lên được một quốc gia hùng mạnh, no ấm, tồn tại tới ngàn năm. Giọng thơ lúc này không còn dồn dập, sôi nổi mà gửi gắm nhiều tâm tư, khao khát. Đó cũng là lời nhắn nhủ tràn đầy niềm tin và hy vọng về tương lai đất nước sẽ giàu đẹp, phát triển. Đó là tầm nhìn xa trộng rộng của một con người hơn người.
Như vậy, chỉ với bốn câu thơ, Trần Quang Khải đã thể hiện được hào khí của dân tộc. Cũng như khát vọng về quốc gia thịnh trị vẫn còn nguyên giá trị đến muôn đời.