Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 3: Phản ứng hoá học và năng lượng trong các phản ứng hoá học giúp các em học sinh lớp 8 trả lời các câu hỏi phần thảo luận, luyện tập trang 19, 20, 21, 22 sách Chân trời sáng tạo.
Giải KHTN 8 bài 3 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về các loại phản ứng hóa học. Đồng thời là tư liệu hữu ích giúp thầy cô soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài giải KHTN 8 Bài 3 Phản ứng hoá học và năng lượng trong các phản ứng hoá học mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
KHTN 8 Bài 3: Phản ứng hoá học và năng lượng trong các phản ứng hoá học
Giải câu hỏi thảo luận KHTN 8 Bài 3 Chân trời sáng tạo
Câu 1
Hỗn hợp sau khi đun nóng còn tính chất của iron nữa không? Vì sao?
Trả lời:
Hỗn hợp sau khi đun nóng không còn tính chất của iron do hỗn hợp này không bị nam châm hút.
Câu 2
Xác định chất tham gia và chất mới tạo thành của phản ứng hoá học xảy ra trong thí nghiệm
Trả lời:
- Chất tham gia: sắt, lưu huỳnh;
- Chất mới tạo thành: iron(II) sulfide (FeS).
Câu 3
Quan sát Hình 3.2, hãy cho biết:
a) trước và sau phản ứng những nguyên tử nào liên kết với nhau.
b) số nguyên tử H cũng như số nguyên tử N có thay đổi không.
Trả lời:
a) Trước phản ứng H liên kết với H; N liên kết với N. Sau phản ứng N liên kết với H.
b) Số nguyên tử H cũng như số nguyên tử N không thay đổi.
Câu 4
Hãy chỉ ra các dấu hiệu chứng tỏ đã có phản ứng hóa học xảy ra trong các hiện tượng ở các hình từ 3.3 đến 3.6.
Dấu hiệu chứng tỏ đã có phản ứng hóa học xảy ra:
- Hình 3.3: có sự phát sáng và giải phóng nhiệt năng;
- Hình 3.4: đường chuyển từ màu trắng sang màu nâu rồi màu đen;
- Hình 3.5: xuất hiện bọt khí.
- Hình 3.6: có chất kết tủa tạo thành sau phản ứng.
Câu 5
Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau cơ bản giữa phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt.
Trả lời:
- Giống nhau: Đều có sự thay đổi năng lượng.
- Khác nhau:
+ Phản ứng tỏa nhiệt: giải phóng nhiệt năng ra môi trường.
+ Phản ứng thu nhiệt: nhận năng lượng từ môi trường xung quanh.
Câu 6
Quan sát Hình 3.7, hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi đốt cháy cồn, cho nước vào vôi sống.
Trả lời:
- Đốt cháy cồn: cồn cháy, tỏa nhiều nhiệt;
- Cho vôi sống vào nước: nước sôi, tỏa nhiều nhiệt.
Câu 7
Vì sao người ta sử dụng xăng, dầu, than làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất?
Giải Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 3
Luyện tập trang 20
Để tổng hợp ammonia (nguyên liệu sản xuất phân đạm), người ta cho khí hydrogen phản ứng với khí nitrogen ở nhiệt độ thích hợp và áp suất cao. Xác định chất đầu và sản phẩm.
Trả lời:
- Chất đầu: hydrogen; nitrogen.
- Sản phẩm: ammonia.
Luyện tập trang 21
Hãy chỉ ra dấu hiệu của phản ứng hóa học trong các trường hợp dưới đây:
a) Đinh sắt để lâu trong không khí sẽ xuất hiện lớp gỉ sét màu nâu bám bên ngoài đinh sắt.
b) Dùng củi để nhóm lửa để sưởi ấm.
Trả lời:
Dấu hiệu của phản ứng hóa học xảy ra:
a) Xuất hiện lớp gỉ sét màu nâu bám bên ngoài đinh sắt.
b) Có sự phát sáng và giải phóng nhiệt năng
Luyện tập trang 22
Hãy cho biết phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt trong mỗi trường hợp sau:
a) Ngọn nến đang cháy.
b) Hòa tan viên vitamin C sủi vào nước.
Trả lời:
a) Ngọn nến đang cháy: phản ứng tỏa nhiệt;
b) Hòa tan viên vitamin C sủi vào nước: phản ứng thu nhiệt.