Văn mẫu lớp 11: Phân tích Thuyền và Biển của Xuân Quỳnh mang đến gợi ý cách viết kèm theo bài văn mẫu siêu hay. Qua đó giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi ngôn ngữ để nhanh chóng biết cách phân tích bài thơ hay.
Thuyền và Biển của Xuân Quỳnh là một tác phẩm thơ tình sâu lắng, lấy hình ảnh của con thuyền và biển để mô tả một mối quan hệ tình yêu. Vậy dưới đây là gợi ý cách viết và bài văn mẫu phân tích bài thơ Thuyền và Biển hay nhất mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bài văn phân tích Dương phụ hành.
Phân tích Thuyền và Biển hay nhất
Dàn ý phân tích bài thơ Thuyền và biển
1. Mở bài
Dẫn dắt và giới thiệu về tác phẩm.
2. Thân bài
a. Khái quát chung về tác giả Xuân Quỳnh và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
b. Phân tích tác phẩm
- Ba khổ thơ đầu: tình yêu khi vừa mới chớm nở.
- Bốn khổ thơ tiếp theo: khi cả hai đã yêu nhau và dần trở nên sâu đậm
- Khổ thơ cuối: khi tình yêu phải chia xa.
c. Tổng kết
- Giá trị nghệ thuật:
+ Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, các phép điệp từ
+ Thể thơ 5 chữ, đặc sắc
+ Hình ảnh gợi hình, gợi cảm.
- Giá trị nội dung:
Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh của tự nhiên để thể hiện khát khao hạnh phúc, tình yêu sâu nặng và chung thủy, vượt qua mọi giới hạn của không gian và thời gian.
3. Kết bài
Nêu cảm nhận chung về bài thơ và rút ra ý nghĩa, bài học.
Phân tích bài thơ Thuyền và biển
Thuyền và biển là một bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ đã gây được nhiều tiếng vang tới công chúng, nó được ghi chép lại trong rất nhiều cuốn sổ tay và truyền qua nhiều thế hệ. Chắc hẳn những người đã yêu, đang yêu và sẽ yêu khi thưởng thức bài thơ này sẽ vô cùng muốn cảm ơn nữ thi sĩ.
“Em sẽ kể anh nghe
Chuyện con thuyền và biển:
Từ ngày nào chẳng biết
Thuyền nghe lời biển khơi
Cánh hải âu, sóng biếc
Đưa thuyền đi muôn nơi”
Những câu thơ đầu tựa như những lời thủ thỉ tâm tình ngọt ngào mà người con gái đang chia sẻ, giãi bày tâm sự với chàng trai, qua đó gợi mở về một câu chuyện mộng mơ, lãng mạn. Bài thơ bắt đầu với hai hình tượng là thuyền và biển. Đó là là hai hình tượng sóng đôi, có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau, không thể tách rời, đồng thời mang trong mình một vẻ đẹp trữ tình mà mộc mạc, giản dị. Trong ca dao có câu:
“Thuyền ơi có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền!”
Hay Xuân Diệu, chính nữ thi sĩ cũng đã từng viết nên những vần thơ:
“Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
Bờ cát dài phẳng lặng
Soi ánh nắng pha lê...”
Qua đây càng chứng tỏ, thuyền và biển là hai hình ảnh quen thuộc, gần gũi trong những bài thơ, bài ca dao về tình yêu đôi lứa. Và rồi theo dòng cảm xúc, câu chuyện của tác giả dần được hé mở. Đó là câu chuyện về một tình yêu thủy chung “Từ ngày nào chẳng biết/Thuyền nghe lời biển khơi”. Câu thơ hiện lên như một lời thú nhận ngại ngùng, e thẹn, bẽn lẽn, nàng bày tỏ rằng mình đã phải lòng chàng từ lâu, nguyện đời này cùng anh xây nên hạnh phúc đôi ta. Chẳng biết em đã yêu anh từ lúc nào, em chỉ biết tình yêu đó là sự chân thật, chân thành và là vĩnh cửu. Quả là một câu chuyện tình yêu tràn ngập niềm hạnh phúc:
“Cánh hải âu, sóng biếc
Đưa thuyền đi muôn nơi”
Không khó để cảm nhận được, tiếng sóng lòng tràn ngập trong câu thơ trên, vỗ về trái tim nhỏ bé đang loạn nhịp của người con gái, ta nghe thấy âm vang của biển cả bao la, dường như đang bảo vệ cho tình yêu của mình. Gợi cảm giác thật bình yên, êm ả, du dương như những xúc cảm ban đầu của tình yêu.
Như vậy, cứ một câu thơ nói về biển thì lại được xen kẽ với một lời thơ viết về thuyền. Sự sóng đôi này đã ngầm khẳng định sự gắn bó mật thiết, khăng khít không thể tách rời của hai hình tượng. Quả thật, chỉ có thuyền mới có thể “xô sóng dậy” và chỉ có sóng mới “đẩy thuyền lên”.
“Lòng thuyền nhiều khát vọng
Và tình biển bao la
Thuyền đi hoài không mỏi
Biển vẫn xa… còn xa”
Câu thơ như một lời khẳng định chắc nịch cho tình yêu bền vững giữa thuyền và biển, và hình ảnh sóng đôi càng giúp làm nổi bật ý nghĩa đó.
“Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ”
Theo lẽ thường, biển sẽ tượng trưng cho hình ảnh người con trai bởi sự dữ dội, mạnh mẽ của nó, song với Xuân Quỳnh, nữ thi sĩ lại có sự đảo ngược rất độc đáo và thú vị. Nhà thơ đã sử dụng biển để ẩn dụ cho hình ảnh người con gái, bởi qua đôi mắt của mình, bà thấy biển cũng có sự dịu dàng, êm ả, đặc biệt có sự rộng lớn, bao la như chính tình cảm của nhà thơ trong tình yêu.
“Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
(Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên?)”
Đây là những cảm xúc rất chân thật khi yêu, nó mạnh mẽ và ồ ạt vì vậy chẳng thể dự đoán được chính xác phương hướng. Khi đắm chình trong tình yêu con người ta chỉ nghe theo cảm xúc, mặc mình để tình yêu dẫn lối.
Không phải ai cũng có thể miêu tả, hay viết nên những câu thơ về tình yêu, nhưng với Xuân Quỳnh, bà đã làm rất tốt công việc đó. Và vì vậy mà Xuân Quỳnh đã nói hộ nỗi lòng của biết bao đôi lứa. Nhà thơ đã biến hóa đầy sáng tạo và độc đáo cách nói của dân gian:
“Thuyền ơi có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền!”
Nhà thơ đan diễn tả rất rõ nét về tâm trạng chung của những người đang yêu:
“Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu”
Người ta vẫn thường nói rằng khi yêu hai người rất có thể sẽ đoán được ý nghĩ của nhau, dường như họ vẫn truyền cho nhau những thông tin, tín hiệu, bức điện vô hình, giữa những người đang yêu dường như tồn tại một trường "điện từ" có lẽ vậy nên họ có "thần giao cách cảm”. Bằng kinh nghiệp và sự từng trải, Xuân Quỳnh đã khẳng định và diễn tả rất rõ nét điều này.
Đọc tác phẩm Thuyền và biển của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, chắc hẳn độc giả sẽ cảm nhận được rõ nét những tâm sự, niềm khao khát hạnh phúc cùng, những lo âu và trăn trở trong chuyện tình yêu. Thuyền và Biển là hai hình tượng được hoài thai khi tác giả còn là một tâm hồn giàu ước mơ, nhiệt huyết say mê với vẻ đẹp của một tình yêu chân thành, trọn vẹn – một tình yêu mang đậm tính chất lý tưởng.