Phân tích bài thơ Thu sang (4 mẫu) - Văn 7

Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ Thu sang của Đỗ Trọng Khơi (4 mẫu)

Những bài văn mẫu lớp 7

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ Thu sang của Đỗ Trọng Khơi.

Phân tích bài thơ Thu sang của Đỗ Trọng Khơi
Phân tích bài thơ Thu sang của Đỗ Trọng Khơi

Tài liệu bao gồm 4 bài văn mẫu lớp 7, mời các bạn học sinh tham khảo để có thêm kiến thức khi tìm hiểu về bài thơ.

Phân tích bài thơ Thu sang của Đỗ Trọng Khơi - Mẫu 1

Viết về mùa thu, rất nhiều nhà thơ đã có sáng tác hay. Một trong số đó có thể kể đến bài thơ Thu sang của Đỗ Trọng Khơi.

Những câu thơ mở đầu khắc họa khoảnh khắc giao mùa. Mùa hè rời đi, còn lại âm thanh và màu sắc thật mong manh. Chỉ một tiếng chim “đẩy khoảng trời xanh sang mùa” để báo hiệu thu sang:

“Đã tràn ngập nỗi mong manh
Tiếng chim đẩy khoảng ngày xanh sang mùa”

Sắc vàng làm nên đặc trưng của mùa thu đã được Đỗ Trọng Khơi khắc họa tinh tế. Nhà thơ không miêu tả từng nét vàng cụ thể, mà chỉ cảm nhận qua chiều không gian, thời gian một cách khái quát, rộng lớn.

Vàng đến từ nắng, từ mưa. Vàng đến tự lòng đất hay tự trời xưa. Sắc vàng chiếm trọn lấy không gian, cảnh vật:

“Vàng như tự nắng tự mưa
Tự lòng đất, tự trời xưa nhuộm về”

Tiếng ve cũng đi xa, nắng cũng bớt chói chang. Những câu thơ khắc họa cảnh tượng đó vô cùng tinh tế:

“Xanh lên đã kiệt sức hè
Nắng nồng theo lối hồn ve lìa ngàn”

Cuối bài thơ, tác giả khắc họa vườn thu với khu vườn thu. Âm thanh rất vui tươi, sống động. Thu đã sang qua lớp lá vàng xào xạc. Hình ảnh cuối bài thật độc đáo và thú vị. Gió heo may vốn không có dáng hình, diện mạo, chỉ se se lạnh khi đất trời đón bóng thu sang.

Bài thơ Thu sang đã khắc họa được vẻ đẹp thiên nhiên trong buổi giao mùa - từ hạ sang thu qua cảm xúc đầy tinh tế, lãng mạn.

Phân tích bài thơ Thu sang của Đỗ Trọng Khơi - Mẫu 2

Khoảnh khắc giao từ hạ sang thu đã được tác giả Đỗ Trọng Khơi khắc họa vô cùng tinh tế qua bài thơ Thu sang:

“Đã tràn ngập nỗi mong manh
Tiếng chim đẩy khoảng ngày xanh sang mùa”

Câu thơ mở đầu sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ nhằm nhấn mạnh sự tồn tại mong manh của mùa hè. Và từ đó tiếng chim vang lên đã báo hiệu thu về. Thiên nhiên bước vào thu với những tín hiệu rõ ràng.

Nhà thơ khắc họa sắc thu qua màu vàng vốn đặc trưng. Màu vàng đến từ nắng, từ mưa. Màu vàng đến tự lòng đất hay tự trời xưa. Cách sử dụng từ “nhuộm” gợi liên tưởng màu vàng như chiếm trọn không gian, cảnh vật.

“Vàng như tự nắng tự mưa
Tự lòng đất, tự trời xưa nhuộm về”

Tác giả bộc lộ cảm giác luyến tiếc mùa hè khi sắc xanh cùng với âm thanh của ve kêu đã rời xa:

“Xanh lên đã kiệt sức hè
Nắng nồng theo lối hồn ve lìa ngàn”

Hai câu thơ cuối là khung cảnh khu vườn trong chiều thu hiện lên đầy độc đáo:

“Vườn chiều rộn lá thu sang
Heo may ngậm mảnh trăng vàng rong chơi”

Khu vườn thu có lá vàng rơi thật lãng mạn. Cùng với đó, câu thơ cuối bài sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa thật độc đáo. Gió heo may không có dáng hình, diện mạo nhưng lại được nhân hóa qua hành động “ngậm” mảnh trăng vàng “rong chơi” giữa bầu trời mênh mang sắc vàng thấm đẫm. Thu sang, dường như mọi vật trở nên thong thả, ung dung và đỏng đảnh hơn.

Như vậy, bài thơ “Thu sang” của Đỗ Trọng Khơi đã khắc họa được vẻ đẹp thiên nhiên trong buổi giao mùa - từ hạ sang thu thật tinh tế, lãng mạn.

Phân tích bài thơ Thu sang của Đỗ Trọng Khơi - Mẫu 3

Mùa thu là đề tài quen thuộc trong sáng tác thơ ca. Một trong những bài thơ hay viết về mùa thu là Thu sang của Đỗ Trọng Khơi.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa khoảnh khắc giao mùa thật tinh tế. Mùa hè đã chuẩn bị rời đi, chỉ còn lại âm thanh và màu sắc thật mong manh. Một tiếng chim “đẩy khoảng trời xanh sang mùa”, báo hiệu mùa thu đã về:

“Đã tràn ngập nỗi mong manh
Tiếng chim đẩy khoảng ngày xanh sang mùa”

Nhưng không chỉ có âm thanh, sắc vàng mới làm nên đặc trưng của vẻ đẹp mùa thu. Nhà thơ không miêu tả từng nét vàng cụ thể, mà chỉ cảm nhận qua chiều không gian, thời gian một cách khái quát, rộng lớn.

Màu vàng đến từ nắng, từ mưa. Màu vàng đến tự lòng đất hay tự trời xưa. Tất cả đã hóa thành vẻ đẹp nên thơ, sắc vàng đã chiếm trọn không gian:

“Vàng như tự nắng tự mưa
Tự lòng đất, tự trời xưa nhuộm về”

Mùa hè đã đi qua, cùng với âm thanh của “hồn ve” lìa xa trần thế. Những câu thơ tràn đầy cảm xúc, sâu lắng như nỗi lòng vương vấn của thi nhân:

“Xanh lên đã kiệt sức hè
Nắng nồng theo lối hồn ve lìa ngàn”

Hai câu thơ cuối bài miêu tả âm thanh tiếng lá mùa thu vườn chiều xao động. Một âm thanh rất vui tươi, sống động, khác với sự mơ hồ, lặng lẽ, buồn thương của âm thanh mùa thu trong thơ Lưu Trọng Lư trước Cách mạng tháng Tám 1945:

“Vườn chiều rộn lá thu sang
Heo may ngậm mảnh trăng vàng rong chơi”

Thu đã sang qua lớp lá vàng xào xạc. Hình ảnh cuối bài thật độc đáo và thú vị. Gió heo may vốn không có dáng hình, diện mạo, chỉ se se lạnh khi đất trời đón bóng thu sang. Qua cảm nhân của nhà thơ, gió heo may đang “ngậm” mảnh trăng vàng “rong chơi” giữa bầu trời mênh mang sắc vàng thấm đẫm.

Trăng vàng, lá vàng, mưa vàng, nắng vàng và dường như cả trời đất cổ kim cũng ùa về trong sắc vàng rạo rực. Tác giả đã khéo léo sử dụng những hình ảnh độc đáo, thể thơ lục bát truyền thống cùng với giọng thơ nhẹ nhàng góp phần diễn tả vẻ đẹp lúc thu sang.

Như vậy, bài thơ đã khắc họa được vẻ đẹp thiên nhiên trong buổi giao mùa - từ hạ sang thu qua cảm xúc và cái nhìn tinh tế của tác giả.

Phân tích bài thơ Thu sang của Đỗ Trọng Khơi - Mẫu 4

Khoảnh khắc giao mùa luôn đem đến cho các nhà thơ nhiều cảm xúc. Và bài thơ “Thu sang”, Đỗ Trọng Khơi đã khắc họa tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên lúc thu sang.

“Đã tràn ngập nỗi mong manh
Tiếng chim đẩy khoảng ngày xanh sang mùa”

Khi mà những dấu hiệu của mùa hè chỉ còn lại mong manh. Thì một tiếng chim vang lên cũng đã “đẩy khoảng trời xanh sang mùa”. Thiên nhiên đã bước vào thu với những tín hiệu rõ ràng.

Nhà thơ đã khắc họa vẻ đẹp của mùa thu qua sắc vàng. Màu vàng đến từ nắng, từ mưa. Màu vàng đến tự lòng đất hay tự trời xưa. Từ “nhuộm” được sử dụng thật tinh tế, gợi cảm giác dường như toàn bộ sắc thu đã tràn ngập trong không gian

“Vàng như tự nắng tự mưa
Tự lòng đất, tự trời xưa nhuộm về”

Tiếp đến, tác giả gửi gắm tâm tư cùng với sự luyến tiếc mùa hè. Sắc xanh của ngày hè cùng với âm thanh của “hồn ve” đã lìa xa.

“Xanh lên đã kiệt sức hè
Nắng nồng theo lối hồn ve lìa ngàn”

Đến hai câu thơ cuối cùng, khung cảnh khu vườn trong chiều thu hiện lên đầy độc đáo:

“Vườn chiều rộn lá thu sang
Heo may ngậm mảnh trăng vàng rong chơi”

Khu vườn thu có lá vàng kêu xào xạc. Hình ảnh cuối bài là một nhân hóa độc đáo. Gió heo may vốn không có dáng hình, diện mạo. Nhưng nhà thơ đã viết rằng gió heo may đang “ngậm” mảnh trăng vàng “rong chơi” giữa bầu trời mênh mang sắc vàng thấm đẫm. Một nhân hóa thật khéo léo và thú vị.

Bài thơ “Thu sang” đã khắc họa được vẻ đẹp thiên nhiên trong buổi giao mùa - từ hạ sang thu qua cảm xúc và cái nhìn tinh tế của tác giả.

Liên kết tải về

doc Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ Thu sang của Đỗ Trọng Khơi (4 mẫu)
pdf Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ Thu sang của Đỗ Trọng Khơi (4 mẫu) 1

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 7

Văn mẫu 7 CTST

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK