Văn mẫu lớp 11: Giới thiệu và phân tích một bài thơ mà bạn cho là có cấu tứ độc đáo là chủ đề rất hay nằm trong chương trình SGK Ngữ văn 11 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 167.
Giới thiệu và phân tích một bài thơ mà bạn cho là có cấu tứ độc đáo mang đến 2 mẫu hay nhất. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo trau dồi kiến thức để nhanh chóng biết cách trả lời câu hỏi Ngữ văn 11 Kết nối tri thức tập 1. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp bài thơ Huyền diệu và rất nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 11 Kết nối tri thức.
Giới thiệu và phân tích một bài thơ mà bạn cho là có cấu tứ độc đáo
Phân tích một bài thơ mà bạn cho là có cấu tứ độc đáo - Mẫu 1
“Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh là tập thơ ghi lại cảm xúc trong chuỗi ngày bị giam hãm ở nhà lao Trung Quốc. Đọc thơ của Hồ Chí Minh, người đọc nhận ra những dòng cảm xúc rất bình dị, đời thường. “Mộ” là một bài thơ như vậy, tái diễn lại một khoảnh khắc khi sắp kết thúc một ngày, là chiều tối.
Bài thơ “Mộ” ghi lại khoảnh khắc mà Hồ Chí Minh đi từ nhà lao Thiên Bảo đến Long Tuyền vào năm 1942. Cảm hứng chủ đạo chính là bức tranh và phông nền của thiên nhiên lúc về chiều, khi hoàng hôn sắp buông xuống. Phải thật tinh tế, sâu sắc, Hồ Chí Minh mới có thể diễn tả một cách đắc điệu nhịp sống nhẹ nhàng nơi núi rừng như vậy.
Nguyên tác của bài thơ như sau:
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.
Hai câu thơ đầu như một nét vẽ chấm phá tạo khiến cho cảnh bầu trời về chiều hiện lên rõ nét và mang một nỗi buồn man mác:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Tầng mây trôi nhẹ giữa tầng không
Nỗi buồn như loang nhẹ, lan ra cả hai câu thơ khiến cho giọng thơ trở nên chùng xuống và tâm sự của tác giả dường như đẩy lên cao. Cánh chim khi chiều tà cũng trở nên “mỏi” đi tìm chốn ngủ. Một cánh chim đơn lẻ, đi lạc giữa rộng dài của bầu trời khiến người đọc có cảm giác như Hồ CHí Minh đang liên tưởng đến cuộc sống của người hiện tại. Cảnh tù đày bí bách, kìm hãm khiến Hồ Chí Minh khát khao có được một nơi chốn bình yên và ấm áp nhất để tìm về.
Hình ảnh “tầng mây trôi nhẹ” diễn tả sự vận động nhẹ nhàng, tinh tế của thiên nhiên đất trời. Nhịp thơ trở nên chậm, rất chậm và có lẽ lòng người cũng đang chậm.
Chỉ với hai câu thơ cũng đủ để cho người đọc nhận ra được khát khao muốn được như tầng mây đó, cứ trôi đi, không phụ thuộc, không phải chịu cảnh gông tù.
Thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh luôn hiện lên nhẹ nhàng nhưng chất chứa nỗi niềm như vậy.
Đến hai câu thơ sau dường như bừng lên một tia sáng và thấy thấp thoáng bóng dáng con người:
Cô em xóm núi xây ngôi tối
Xay hết lò than đã rực hồng
Mặc dù phần dịch thơ không thực sự bám sát và lột tả hết được tâm trạng cũng như con người trong bức tranh mang màu sắc vừa cổ điển vừa hiện đại này.
Chỉ bằng một nét vẽ tinh tế tác giả đã vẽ lên bức tranh bình dị của cuộc sống người dân nơi chân núi. Hành động “xay ngô” dường như là việc làm thường ngày của con người ở đây. Tuy bình dị nhưng ấm áp và tràn đầy tin yêu. Có thể nói trong cảnh gông cùm như thế này, Hồ Chí Minh rất khao khát có được một nơi để trở về bình dị như thế này.
Đến câu thơ cuối, người đọc nhận ra một sự chuyển động rất nhẹ và một nét sáng bừng lên cả bài thơ. Khi cô gái vùng sơn cước xây hết ngô thì lò than đã rực hồng. Một sự chuyển tiếp nhẹ nhàng, đều đặn hằng ngày. Giữa vùng núi hoang lạnh, khi mặt trời tắt, hoàng hôn loang xuống hình ảnh “lò than” hiện lên dường như làm sáng cả không gian và ấm áp trái tim Người. Có thể nói việc xây dựng hình ảnh cô em xóm núi và lò than dường như là một nỗi niềm thầm kín của tác giá. Đó là hiện thân của một mái ấm gia đình hạnh phúc, chứa chan yêu thương, và đó cũng chính là lòng mong mỏi của Hồ Chí Minh.
Bài thơ “Mộ” của Hồ Chí Minh là bài thơ vừa mang màu sắc cổ điển vừa mang màu sắc hiện đại đã mang đến dấu ấn riêng, đặc trưng. Bài thơ chính là tâm sự, là ước muốn nhỏ nhoi có thể thoát khỏi chốn gông cùm, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Phân tích một bài thơ mà bạn cho là có cấu tứ độc đáo - Mẫu 2
Thanh Hải một trong những cây bút lớn, có vai trò quan trọng gây dựng văn hóa cách mạng miền Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông thường mang phong cách nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình với tình yêu quê hương tha thiết.
Tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ là kết tinh nghệ thuật trong đời thơ của ông. Bài thơ thể hiện tình yêu cuộc sống, gắn bó với đất nước, với cuộc đời và nguyện ước chân thành của tác giả muốn được cống hiến cho đời, góp một mùa xuân nho nhỏ vào mùa xuân lớn của dân tộc.
Ngay từ nhan đề tác phẩm đã thể hiện tài năng sáng tạo độc đáo của Thanh Hải đồng thời cũng bộc lộ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Danh từ mùa xuân vốn là một khái niệm chỉ thời gian vô hình, không đong đếm, đo lường được nhưng dưới con mắt của thi nhân với trường liên tưởng độc đáo kết hợp với từ nho nhỏ đã khiến cho một khái niệm vốn trừu tượng trở nên hữu hình.
Đồng thời hình ảnh ẩn dụ này còn tượng trưng cho những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất trong cuộc đời mỗi con người. Qua đó tác giả bộc lộ quan điểm, sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân với cộng đồng. Ngoài ra, nhan đề còn thể hiện ước muốn chân thành, tha thiết của tác giả: muốn làm một mùa xuân nho nhỏ, nghĩa là muốn sống một cuộc đời tươi đẹp, có ý nghĩa và giúp ích cho đời, cho đất nước.
Cách đặt nhan đề đã làm sâu sắc thêm chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Khổ thơ đầu mở ra khung cảnh mùa xuân vô cùng đẹp đẽ, đặc trưng nhất của không gian xứ Huế mơ mộng:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc”
Không gian mùa xuân cao rộng, bao la của dòng sông – mặt đất – bầu trời gợi ra trước mắt người đọc, không gian ấy cho thấy sự thanh bình, yên ả. Cùng với đó là sự phối hợp hài hòa của sắc màu thiên nhiên: màu xanh mênh mông của dòng sông làm nền cho màu hoa tím biếc thơ mộng – một sắc màu tươi sáng, dịu dàng rất đặc trưng của xứ Huế.
Thanh Hải cũng thật tinh tế và tài tình khi đảo động từ “mọc” lên đầu câu, việc đảo trật tự như vậy càng nhấn mạnh vào sự xuấ Thanh Hải một trong những cây bút lớn, có vai trò quan trọng gây dựng văn hóa cách mạng miền Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông thường mang phong cách nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình với tình yêu quê hương tha thiết.
Đứng trước vẻ đẹp mùa xuân tác giả không thể kìm nén cảm xúc của bản thân mà cất lên tiếng gọi đầy tha thiết: “Ơi con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời”. Chỉ một chữ “ơi” thôi đã cho thấy niềm xúc động, vui sướng mãnh liệt của nhà thơ trước thiên nhiên vạn vật, bởi vậy, ngay lúc đó đã diễn ra một cuộc trò chuyện thật gần gũi và thân mật giữa con người và thiên nhiên.
Cảm xúc của nhà thơ không chỉ dừng lại ở đó, sự say sưa, yêu mến còn được thể hiện trong động tác đầy trân trọng, nâng niu: “Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng”. Hình ảnh “giọt” là hình ảnh đa nghĩa, ta có thể hiểu đó là giọt mưa xuân, cũng có thể hiểu là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện. Câu thơ mang đến những hình ảnh mới lạ, đầy tính tạo hình. Có thể thấy rằng chỉ bằng vài nét phác họa rất đơn sơ nhưng Thanh Hải đã vẽ ra bức tranh xứ Huế đầy mơ mộng, tươi đẹp và tràn đầy nhựa sống.
Từ mùa xuân của thiên nhiên tác giả dâng trào của xúc trước của xuân của đất nước. Hai câu thơ đầu tạo ra những hình ảnh sóng đôi đặc sắc: “người cầm súng” “người ra đồng” tượng trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng đất nước. Cùng với đó là hình ảnh “lộc”, mỗi chữ “lộc” lại mang những ý nghĩa khác nhau. “Lộc giắt đầy trên lưng” trước hết mang ý nghĩa tả thực là chồi non, ngoài ra còn biểu tượng cho sức sống mùa xuân, cho những thành quả tốt đẹp.
Cũng bởi vậy, khi những người chiến sĩ khi ra trận khoác trên mình chiếc lá ngụy trang như mang sức sống của toàn dân tộc trên vai với một niềm tin, niềm lạc quan vào tương lai chiến thắng của toàn dân tộc. Hình ảnh “lộc” phía sau lại tượng trưng cho sự ấm no, hạnh phúc, được mùa dưới bàn tay của những người nông dân. Tất cả những yếu tố đó đã cho thấy khí thế, nghị lực của con người trên mặt trận bảo vệ tổ quốc và xây dựng của cuộc sống mới.
Hai câu thơ cuối diễn tả cái náo nức, xôn xao của con người. Ấy là không khí lên đường nhộn nhịp, khẩn trương, liên tục không ngừng cùng với đó là tâm trạng háo hức, hăng say. Cả khổ thơ dạt dào niềm vui, như lời cổ vũ, động viên con người lên đường, hòa vào nhịp chung của dân tộc.
Sang đến khổ thơ thứ ba, ta không còn thấy niềm vui trước mùa xuân dân tộc mà thay vào đó là những cảm nhận, suy tư của tác giả về lịch sử đất nước mình. “Đất nước bốn nghìn năm / Vất vả và gian lao” cho thấy những thử thách, khó khăn mà dân tộc ta phải trải qua trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Thế nhưng trước những khó khăn chồng chất ấy ta vẫn “đi lên” một cách bản lĩnh, kiên cường. “Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước” là hình ảnh so sánh đẹp đẽ đem đến cho người đọc những ý nghĩa khác nhau. Câu thơ là lời khẳng định về sự trường tồn mãi mãi của dân tộc ta trước mọi khó khăn, thử thách. Ở câu thơ tiếp, ba chữ “cứ đi lên” như một lời khẳng định chắc nịch về tương lai tươi sáng của toàn dân tộc. Khổ thơ bộc lộ niềm tự hào, tin tưởng vào sự bền bỉ của đất nước và khí thế đi lên của dân tộc.
Những khổ thơ cuối cùng của bài là nguyện ước chân thành, tha thiết của nhà thơ cho cuộc đời. Tác phẩm ra đời trước lúc tác giả mất không lâu, khiến ta càng thêm trân trọng những nguyện ước giản dị mà đẹp đẽ của ông. Tác giả ước làm con chim để đem niềm vui cho cuộc đời, làm cành hoa đem hương sắc cho cuộc sống.
Đáng quý hơn, ông nguyện làm một nốt trầm trong bản hòa ca. Nốt trầm xao xuyến ấy làm xúc động, gây ám ảnh trong lòng người. Trong khổ thơ có sự chuyển đổi từ “tôi” sang “ta” – đại từ vừa diễn tả số ít, vừa diễn tả số nhiều giúp tác giả vừa thể hiện cái riêng nhưng đồng thời cũng thể hiện cái chung. Qua sự biến đổi đại từ ấy cho thấy đây không chỉ là khát vọng riêng của tác giả mà còn là nguyện ước chung của tất cả mọi người.
Ước nguyện cống hiến tha thiết, chân thành càng được thể hiện rõ hơn qua hình ảnh: “Một mùa xuân nho nhỏ/ Lặng lẽ dâng cho đời” cho thấy thái độ sống, cống hiến lặng lẽ, khiêm nhường nhưng lại vô cùng mãnh liệt, bền bỉ. Đây là cách sống cao đẹp, chân thành mà vô cùng dung dị. Hình ảnh hoán dụ “tuổi hai mươi, tóc bạc” nói lên sự thống nhất trong quá trình cống hiến của nhà thơ: dù là khi còn trẻ, tràn đầy nhựa sống hay khi tóc đã bạc thì trách nhiệm ấy vẫn không hề thay đổi.
Khổ thơ cuối cùng bộc lộ niềm tự hào, yêu mến đất nước của tác giả qua làn điệu dân ca xứ Huế. Bài thơ kết lại bằng làn điệu dân ca xứ Huế thiết tha cho thấy tấm lòng của tác giả trước quê hương, đất nước. Để tạo nên thành công của tác phẩm, Thanh Hải đã vận dụng tài tình thể thơ năm chữ, giàu nhạc điệu.
Kết hợp với cách gieo vần linh hoạt, gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo nên sự liền mạch cảm xúc cho tác phẩm. Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, tự nhiên, giản dị, trong sáng mà cũng hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa. Cảm xúc, giọng điệu nhà thơ chân thành, tha thiết.
Bài thơ đã tái hiện thành công vẻ đẹp của mùa xuân đất nước tươi sáng, tràn đầy nhựa sống bằng giọng văn tha thiết, đầy tự hào. Nhưng đằng sau những câu thơ ấy còn cho thấy lẽ sống đẹp đẽ, cao cả của nhà thơ: nguyện cống hiến tất cả cuộc đời mình cho đất nước, quê hương. Tấm lòng, tình cảm ấy thật đáng ngưỡng mộ và trân trọng.