Giải Sinh 11 Ôn tập chương 1 Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 89, 90.
Giải Sinh 11 Chân trời sáng tạo trang 90 được biên soạn đầy đủ, chi tiết giúp các bạn hiểu được kiến thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Đồng thời trả lời các câu hỏi nội dung bài học từ câu 1 đến câu 10, so sánh với kết quả mình đã làm thuận tiện hơn.
Soạn Sinh học 11 Ôn tập chương I Chân trời sáng tạo
Giải Sinh 11 Ôn tập chương 1 trang 90
Câu hỏi 1
Vào mùa hè và mùa đông, chúng ta cần chế độ dinh dưỡng như thế nào để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của cơ thể
Gợi ý đáp án
- Chế độ ăn uống mùa hè: Tránh ăn những thức ăn sinh nhiều nhiệt, ăn những thức ăn có nước ví dụ như: Ăn nhiều canh, nước trái cây, rau quả,….
- Chế độ ăn uống mùa đông: ăn những thức ăn sinh nhiều năng lượng như các thức ăn có chất béo, giàu protein, thức ăn nóng, thức ăn có ít nước,
Câu hỏi 2
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về trao đổi nước và khoáng ở thực vật?
A, Rễ hấp thụ nước từ đất theo cơ chế thẩm thấu và vận chuyển chủ động
B, Nước và các chất khoáng hòa tan được vận chuyển một chiều trong mạch rây của thân từ rễ lên lá
C, Trao đổi nước gồm ba giai đoạn: hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá
D, Quá trình thoát hơi nước ở lá được thực hiện chủ yếu qua bề mặt lá
Gợi ý đáp án
A, SAI: Vì vận chuyển theo 2 con đường: gian bào và tế bào chất
B, Sai: Vì nước và chất khoáng hòa tan được vận chuyển từ rễ lên thân, lá nhờ mạch gỗ
C, Đúng
D, Sai: Vì thoát hơi nước ở lá chủ yếu qua khí khổng
Câu hỏi 3
Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người là
A, Miệng → ruột non → thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn
B, Miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn
C, Miệng → ruột non → dạ dày → hầu → ruột già → hậu môn
D, Miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn
Gợi ý đáp án
Đáp án B, Miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn
Câu hỏi 4
Có bao nhiêu ví dụ sau đây thể hiện sự cân bằng nội môi?
(1) Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao, thận tăng cường tái hấp thu nước, tăng uống nước
(2) Ở người, pH máu được duy trì khoảng 7,35-7,45 nhờ hoạt động của hệ đệm, phổi và thận
(3) Phổi và ruột non đều có diện tích bề mặt rộng
(4) Nồng độ glucose trong máu người được duy trì trong khoảng 3,9-6,4 mmol/L
A, 4
B, 1
C, 2
D, 3
Gợi ý đáp án
Đáp án D, 3
Sai ở ý (3) phổi và ruột non có diện tích rộng phù hợp với trao đổi chất chứ không phản ánh sự cân bằng nội môi trong cơ thể
Câu hỏi 5
Khi chơi thể thao hoặc lao động nặng, chúng ta thường có hiện tượng thở gấp và bị mất nước. Tại sao?
Gợi ý đáp án
Khi chơi thể thao hoặc lao động nặng, tê bào phải hoạt động mạnh, tim co bóp nhanh để tạo ra năng lượng cho cơ thể, hệ hô hấp hoạt động nhiều nên nhịp thở tăng dẫn đến thở gấp; hệ bài tiết tiết mồ hôi nhiều hơn dẫn đến cơ thể bị mất nước
Câu hỏi 6
Tại sao thận nhân tạo được xem là giải pháp tối ưu cho các bệnh nhân bị suy thận mãn tính?
Gợi ý đáp án
Chạy thận nhân tạo hay lọc thận nhân tạo là quá trình lọc máu ngoài cơ thể. Máy chạy thận sẽ được nối kết vào vòng tuần hoàn máu của cơ thể, màu từ cơ thể sẽ đi qua máy lọc thận để lọc bỏ các chất độc, muối và nước thừa, sau đó máy sẽ trả máu sạch về cơ thể.
Chạy thận nhân tạo là phương pháp hỗ trợ các bệnh nhân bị suy thận mãn tính kéo dài cơ hội sống. Chạy thận hay lọc thận là hình thức bổ trợ khi thận suy yếu không thể thực hiện đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Được xem là liệu pháp hiệu quả và tối ưu nhất với các bệnh nhân mắc bệnh về thận, giúp họ có thể sinh hoạt bình thường và kéo dài cơ hội sống lên đến hàng chục năm.
Câu hỏi 7
Trong quá trình phát triển của tế bào lympho, một số tế bào lympho T hỗ trợ sau khi được hoạt hóa sẽ biệt hóa thành tế bào T nhớ. Các tế bào này đóng vai trò như những "người lính canh gác" để hạn chế trường hợp tái nhiễm tác nhân gây bệnh. Hãy cho biết:
a, Các tế bào T nhớ sẽ hoạt động khi nào
b, Sau khi kháng nguyên đã bị loại trừ hoặc sau khi khỏi bệnh, tế bào T nhớ còn tồn tại trong cơ thể không? Giải thích.
Gợi ý đáp án
a, Sau khi tế bào T hỗ trợ được hoạt hóa
b, Sau khi kháng nguyên đã bị loại trừ hoặc sau khi khỏi bệnh, tế bào T nhớ còn tồn tại trong cơ thể vì chúng có tác dụng ghi nhớ các kháng nguyên để khi bị tái xâm nhập, cơ thể sẽ đáp ứng miễn dịch thứ phát nhanh và mạnh hơn (2-3 ngày)
Câu hỏi 8
Tại sao việc bú sữa mẹ có tác dụng tăng cường miễn dịch ở trẻ sơ sinh?
Câu hỏi 9
Ở cơ thể một người bình thường:
- Sau một bữa ăn có nhiều carbohydrate, lượng đường đo được trong máu ở tĩnh mạch cửa gan (tính mạch dẫn máu từ ruột non về gan) có thể tăng lên đến 3g/L; nhưng lượng đường trong máu ở tĩnh mạch cánh tay vẫn không tăng quá 1,2g/L.
- Khi hoạt động thể lực nhiều cần nhiều năng lượng tạo ra do sự phân giải glucose trong máu, lượng đường trong máu ở tĩnh mạch cánh tay cũng không xuống dưới mức 0,9g/L.
Hãy giải thích các hiện tượng trên.
Câu hỏi 10
Có ý kiến cho rằng: "tất cả thực vật đều có chlorophyll a". Dựa vào vai trò của chlorophyll a, em hãy cho biết ý kiến này đúng hay sai. Giải thích.