Ôn tập chương 5 - Công nghệ Chăn nuôi 11 KNTT

Công nghệ 11: Ôn tập chương 5

Giải Công nghệ Chăn nuôi 11 Kết nối tri thức trang 107

Giải bài tập SGK Công nghệ Chăn nuôi 11 trang 107 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi chương 5 Công nghệ chăn nuôi.

Soạn Công nghệ 11 Ôn tập chương 5: Công nghệ chăn nuôi các em hiểu các kiến thức về chuồng nuôi và biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án môn Công nghệ lớp 11 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy sau đây là toàn bộ bài soạn Công nghệ Chăn nuôi 11 Ôn tập chương 5 trang 107 Kết nối tri thức mời các bạn cùng đón đọc.

Câu hỏi 1

Trình bày những yêu cầu về chuồng nuôi của một số loại vật nuôi phổ biến (gà, lợn, bò). Theo em, cần phải gì để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

Bài làm

Yêu cầu về chuồng nuôi của gà:

Nền chuồng: xây cao hơn mặt đất xung quanh (khoảng 50 cm) để dễ thoát nước. Nền làm băng bê tông, láng xi măng trơn nhẵn để dễ vệ sinh, khử khuẩn. Chia chuồng thành từng ô để nuôi các nhóm gà khác nhau. Mặt nền trải lớp lót dày khoảng 20 - 30 cm để nuôi mỗi lứa gà.

Tường chuồng: khỉ xây cao khoảng 50 cm. Phía trên có lưới B40 hoặc có song bằng tre, gỗ đảm bảo thông thoáng và an toàn vật nuôi. Phía ngoài có bạt để che gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.

Mái chuồng: làm chuồng kiểu 4 mái, đủ độ cao để đảm bảo ánh sáng, thông thoáng chuồng nuôi.

Yêu cầu về chuồng nuôi của lợn:

Nền chuồng: được xây dựng chắc chắn và cao hơn mặt đất xung quanh (khoảng 50 cm) để dễ thoát nước và chất thải. Nền có độ dốc (3 - 5%) về phía rãnh thoát nước. Mặt nền phẳng nhưng không bị trơn trượt và không bị đọng nước. Tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi mà chuồng có thể được chia ra các ô để nuôi các nhóm lợn khác nhau.

Tường chuồng: được xây chắc chắn, trơn nhẵn để tránh lợn cọ vào bị xây xước và dễ vệ sinh, khử trùng. Độ cao tường chỉ khoảng 0,8 m, phía trên có rèm hoặc bạt cơ động, có thể mở ra để tăng độ thông thoáng hoặc che chắn gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.

Mái chuồng: nên làm bằng các vật liệu cách nhiệt tốt, đảm bảo độ cao để tạo sự thông thoáng, lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên. Nên làm chuồng mái hở (kiểu 4 mái).

Yêu cầu về chuồng nuôi của bò:

Nền chuồng: cao hơn mặt đất (khoảng 50cm) và làm bằng bê tông dày, chắc chắn. Mặt sàn phẳng không đọng nước, không trơn trượt và dốc về phía hố phân. Nên chia chuồng ra các ô để nuôi các nhóm bò khác nhau.

Tường chuồng: được xây chắc chắn, trơn nhẵn để tránh gây xây xước cho vật nuôi. Tường cao khoảng 80 cm, phía trên có bạt cơ động để chắn gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.

Mái chuồng: đảm bảo độ cao để tạo sự thoáng khí và lấy ánh sáng tự nhiên. Nên làm chuồng mái hở (kiểu 4 mái).

Để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi cần:

Vệ sinh chuồng nuôi: Hằng ngày quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân và nước thải. Khi kết thúc mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh khử trùng trước khi nuôi đợt mới.

Tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi: Định kì phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi bằng các loại thuốc khử trùng, nước xà phòng, nước vôi,... Hằng năm định kì quét vôi, vệ sinh và tẩy uế chuồng trại.

Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi: Thường xuyên thu gom chất thải kịp thời để đưa đi xử lí.

Câu hỏi 2

Mô tả quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loại vật nuôi phổ biến (gà đẻ trứng, lợn thịt, bò sữa,...). Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.

Bài làm

 

Chuồng nuôi và mật độ nuôiThức ăn và cho ănChăm sóc

Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng

  • Chuồng nuôi gà đẻ cần được làm ở những vị trí yên tĩnh và có thêm ổ đẻ phù hợp cho gà đẻ trứng (đối với nuôi trên nền).
  • Ổ đẻ cần bố trí, thiết kế sao cho chắc chắn, không gây vỡ trứng, thu trứng thuận lợi, số lượng phù hợp (khoảng 4 gà mái/1 ổ đẻ). Có thể nuôi gà đẻ trên nền hoặc trong lồng.
  • Mật độ nuôi gà đẻ trứng trung bình từ 3 đến 3,5 con/m 2 chuồng (đối với nuôi trên nền). Vào mùa nóng, ẩm thì nền nuôi ở mật độ thấp hơn; ngược lại vào mùa lạnh, khô thì có thể nuôi mật độ cao hơn.
  • Hàm lượn protein chiếm khoảng 15-17%.
  • Hàm lượng calcium từ 3-3,5% để giúp tạo vỏ trứng.
  • Cho gà ăn 2 ngày/lần.
  • Đảm bảo vệ sinh, sử dụng riêng máng ăn và máng uống.
  • Bổ sung bột vỏ trứng, bột xương hay vỏ sò, vỏ hến nung và nghiền nhỏ để gà ăn tự do theo nhu cầu.
  • Cho gà uống nước sạch tự do theo nhu cầu.
  • Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, máng ăn, máng uống hàng ngày.
  • Duy trì nhiệt độ trong chuồng từ 18 o C đến 25 o C, độ ẩm từ 65% đến 80%.
  • Chú ý đảm bảo cường độ ánh sáng phù hợp (ánh sáng yếu), thời gian từ 14 đến 16h/ngày.
  • Phát hiện cá thể bị ốm cần tách chúng ra khỏi đàn để điều trị.
  • Tiêm vaccine đầy đủ theo quy định.
  • Thu trứng từ 3-4 lần/ngày vào những thời điểm nhất định.

Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn thịt

Chuồng nuôi có nền xi măng hoặc nền xi măng kết hợp lớp độn chuồng, diện tích nền xi măng chiếm khoảng 1/3 diện tích chuồng.

  • Cung cấp thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển, đặc điểm sinh lí.
  • Ở giai đoạn nhỏ cần thức ăn có hàm lượng protein cao.
  • Thức ăn cần đảm bảo vệ sinh an toàn, không chứa nấm mốc và độc tố.
  • Đảm bảo chuồng luôn ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè.
  • Hằng ngày phải vệ sinh chuồng, máng ăn, máng uống sạch sẽ.
  • Thường xuyên quan sát đàn lợn, nếu phát hiện hiện cá thể bị ốm cần tách chúng ra khỏi đàn càng sớm càng tốt để điều trị.
  • Tiêm vaccine đầy đủ theo đúng quy định.

Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc bò sữa

Nuôi trong chuồng thông thoáng tự nhiên theo 2 phương thức: bán công nghiệp hoặc công nghiệp.

Ba nhóm thức ăn chính: ăn thô, ăn tinh và ăn bổ sung.
Thức ăn thô: bao gồm thức ăn xanh (cỏ tự nhiên, cỏ trồng), thức được ăn ủ chua (được tạo ra thông qua ủ chua thức ăn xanh), cỏ khô và rơm lúa, thức ăn củ quả (khoai lang, khoai tây, cà rốt, củ cải, bầu bị,...).
Thức ăn tinh: bao gồm các loại hạt ngũ cốc và bột từ hạt ngũ cốc (như ngô, sắn, gạo), bột và khô dầu đậu tương, hạt các loại cây họ Đậu, bã bia và thức ăn tinh hỗn hợp được sản xuất công nghiệp.
Thức ăn bỗ sung: gồm urea và hỗn hợp khoáng - vitamin...
Khi cho bò ăn, nên trộn lẫn thức ăn tinh với thức ăn thô thành hỗn hợp hoàn chỉnh để tăng tỉ lê tiêu hoá thức ăn.
Chống nóng cho bò sữa
Một số biện pháp cơ bản để chống nóng cho bò sữa như thiết kế và xây dựng chuồng trại hợp lí: lắp đặt các thiết bị điều hoà nhiệt độ trong chuồng như tường nước, quạt, giàn phun nước,... trồng cây bóng mát trong khu vực chuồng trại và trên đồng cỏ (nếu chăn thả); có chế độ tắm thích hợp vào những ngày/giờ nắng nóng.
Chiếu sáng hợp lí
Chế độ chiếu sáng được khuyến cáo như sau:
  • Bò đang vắt sữa: 16 giờ sáng + 8 giờ tối.
  • Bò cạn sữa: 8 giờ sáng + 16 giờ tối.
Giảm thiểu tối đa các stress
Cần ổn định tối đa các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, cảnh quan, ánh sáng, âm thanh, thái độ ứng xử của người nuôi,... sẽ giúp giảm các tác nhân gây stress cho bò.
Vệ sinh và quản lí sức khoẻ
Luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho chuồng trại và cơ thể bò. Cần tập trung chú ý đến khu vực quan trọng như chỗ nằm, bầu vú,...
Phải có sổ theo dõi và ghi chép thường xuyên tình trạng sức khoẻ, tình trạng sinh sản của từng bò cái. Thực hiện tiêm phòng theo yêu cầu của cơ quan thú y.
Khai thác sữa
Sữa bò có thể được khai thác (vắt) bằng tay, bằng máy hoặc bằng robot. Các phương pháp này đều có chung nguyên lí là bắt chước động tác của bê khi chúng bú mẹ. Cần chú ý đảm bảo ổn định quy trình vắt sữa, thời gian, thiết bị,... để tránh gây stress cho bò, đảm bảo vệ sinh trước và sau khi khai thác sữa.

Câu hỏi 3

Phân tích quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. Liên hệ thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.

Câu hỏi 4

Câu hỏi 5

Trình bày một số phương pháp bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi. Nêu ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi.

Liên kết tải về

pdf Công nghệ 11: Ôn tập chương 5
doc Công nghệ 11: Ôn tập chương 5 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK