Khi kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia ngày càng đến gần, để có thể giúp cho các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn thi, thì hôm nay chúng tôi xin giới thiệu tài liệu bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ý kiến Cớ gì mình làm sai mình không xin lỗi.
Hy vọng rằng với tài liệu này thì các bạn sẽ có thêm nhiều cách viết bài văn nghị luận xã hội lớp 12 thật hay. Dưới đây sẽ là một số bài văn mẫu nghị luận về ý kiến Cớ gì mình làm sai mình không xin lỗi, mời các bạn cùng tham khảo.
Bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ý kiến Cớ gì mình làm sai mình không xin lỗi
- Nghị luận về ý kiến Cớ gì mình làm sai mình không xin lỗi - Mẫu 1
- Nghị luận về ý kiến Cớ gì mình làm sai mình không xin lỗi - Mẫu 2
- Nghị luận về ý kiến Cớ gì mình làm sai mình không xin lỗi - Mẫu 3
- Nghị luận về ý kiến Cớ gì mình làm sai mình không xin lỗi - Mẫu 4
- Nghị luận về ý kiến Cớ gì mình làm sai mình không xin lỗi - Mẫu 5
Nghị luận về ý kiến Cớ gì mình làm sai mình không xin lỗi - Mẫu 1
Trong cuộc sống của chính chúng ta luôn luôn hiện hữu hai từ đó chính là lời cảm ơn và sự xin lỗi. Người ta luôn phân vân về giá trị của lời xin lỗi là những gì mà nó lại quan trọng như vậy? “Nhân vô thập toàn” chính là lời của các bậc tiền nhân đã để lại cho con cháu, và đó cũng được xem là một trong những lý do để cho ta biết được lời xin lỗi cũng thật quan trọng với cuộc sống của con người chúng ta từ xưa cho đến nay.
Đầu tiên ta phải hiểu được thế nào là xin lỗi? Xin lỗi được đánh giá không phải là một trong những nét tế nhị có tính xã hội. Nó dường như đã được nâng lên như chính là một lễ nghi quan trọng, đó cũng chính là một cách chứng tỏ lòng kính trọng cũng như thiện cảm đối với người bị hàm oan. Thực sự ta cũng như biết được đó cũng chính là một cách để cho mỗi chúng ta như phải thừa nhận một hành vi mà nếu bỏ qua, có thể làm hại đến mối liên hệ nào đó có chiều hướng xấu đi.
Nói đi rồi cũng sẽ nói lại, bởi ta như biết được rằng chính xin lỗi có khả năng hóa giải cơn giận và ngăn chặn được cho ta biết bao nhiêu những hiểu lầm có thể có trong tương lai. Khi một người mắc lỗi lầm một sự xin lỗi chân thành chắc chắn sẽ làm cho đối phương bỏ qua. Nhưng hờn giận cũng chỉ cần một câu xin lỗi chân thành thôi là được hóa giải tức thì. Trong cuộc sống ta như cũng biết được rằng chính những người có cảm giác bị xúc phạm trước đó dường như lại cũng có cảm giác như được “hàn vết thương” khi chính những người làm lỗi nhận ra lỗi của mình. Thực sự lời xin lỗi khiến cho chúng ta như thấy được ấm lòng hơn biết bao nhiêu. Chính lời xin lỗi nó như đã hàn gắn lại cho chúng ta được những vết thương mà người có lỗi gây ra. Và thêm một vấn đề liên quan đó chính là con người cũng cần phải có lòng vị tha để cho người mắc lỗi có thể có được cơ hội để xin lỗi.
Đặc biệt hơn khi mà chính chúng ta lỡ xúc phạm đến người nào, đặc biệt nếu người đó là cha mẹ ruột, thì dường như chính những sự hối hận và xấu hổ khiến chúng ta khó chịu bần thần. Nhất là khi chúng ta mà xin lỗi và chịu trách nhiệm về hành động của mình, thì chắc chắn rằng chúng ta có thể gột bỏ được mặc cảm tự trách móc và có tội. Một lời xin lỗi có khả năng làm “dịu” đi những bản tính xấc xược nhất. Điều đáng nói ở đây đó chính là mỗi người chúng ta khi mà đã có can đảm nhìn nhận là chúng ta sai và vượt qua cái “vướng vướng” hay những sự ngang tàng, cái “tôi’ tự trọng quá cao khi muốn xin lỗi chúng ta sẽ nhận được sự tha thứ.
Một lời xin lỗi làm chúng ta hòa hợp trở lại trên bình diện cảm xúc với bạn bè và người thân của mình hơn. Đặc biệt hơn đó chính là khi lầm lỗi ta có thể thấy giữa mình và nạn nhân của ta có một khoảng cách.
Nhưng cho dù là lời cảm ơn hay xin lỗi thì chúng ta cũng không nên lạm dụng nó một cách quá nhiều. Nhưng bạn biết đó khi mà chúng ta cứ làm sai, ta lại cứ xin lỗi vì biết chắc rằng người kia cũng sẽ tha thứ cho bạn. Liệu rằng người ta có tha thứ cho bạn khi bạn cứ mắc phải những sai lầm. Khi sai lầm ảnh hưởng đến người khác bạn lại cứ xin lỗi một cách quen thuộc, song lại không thực sự đổi thay đúng với giá trị của lời xin lỗi. Thì trong những lần về sau sẽ còn ai tha thứ cho bạn nữa chứ? Hãy nhớ rằng giá trị của lời xin lỗi chính là lời hứa, mà lời hứa này nó lại như gắn liền với chính lòng tự trọng của bạn. Không ai là không tránh khỏi được những sai lầm cả, nhưng quan trọng hơn là đằng sau những sai lầm đó bạn biết được để mà sử nó theo đúng chiều hướng tốt nhất. Sự tự trọng cũng do lời hứa, lời xin lỗi của bạn mà tạo thành. Một người khi có lòng tự trọng cao, khi họ mắc phải những sai lầm thì họ rất khó lòng xin lỗi mặc dù biết mình sai. Nhưng đã xin lỗi thì họ luôn luôn tâm niệm và quyết sao cho sửa chữa bằng được những lỗi lầm họ đã gây ra. Có thể cách sửa chữa những sai trái của họ chính là họ như sống tốt hơn, chan hòa hơn, sống thiện hơn.
Hãy biết nói lời xin lỗi khi mình sai và quan trọng hơn là đằng sau lời xin lỗi đó chính là những hành động cụ thể và sửa sai. Đừng xin lỗi xong mà không quan tâm những việc mình làm sau đó. Bởi khi bạn làm sai một điều gì đó với một người thì cho dù tha thứ cho bạn nhưng con tim họ cũng đã in hằn những vết thương. Hãy biết nói lời xin lỗi và có trách nhiệm với lời nói của mình để thấy được lời xin lỗi thực sự có giá trị.
Nghị luận về ý kiến Cớ gì mình làm sai mình không xin lỗi - Mẫu 2
Với mỗi chúng ta, ngày nay sống là cần phải có những phẩm chất tâm hồn đẹp, rèn luyện kỹ năng sống cũng như việc rèn luyện chúng ta phải sống sao cho tốt đối với con người với nhau. Trong giao tiếp cũng như trong cách ứng xử, lời xin lỗi đóng vai trò hết sức trọng trọng việc giữ mối quan hệ của cá nhân với xã hội. Có ý kiến cho rằng: phải nói lời xin lỗi. Đúng, đây là một ý kiến hoàn toàn đúng. Và chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nói lời xin lỗi rồi đúng không?
Lời xin lỗi chính là lời xin để chúng ta được nhận lỗi về những gì mình đã làm và khi chính những điều đó khiến cảm thấy mình có lỗi và cũng là lời xin mong muốn có thể được bỏ qua lỗi lầm đó. Trong cuộc sống này, ít nhiều ta cũng đã từng nghe những lời xin lỗi xung quanh ta. Những lời xin lỗi ấy có thể là: "Xin lỗi bạn có thể chỉ giúp mình đường tới bưu điện được không?", "Xin lỗi mẹ, hôm nay con không ngoan không nghe lời mẹ."… Lời xin lỗi thì rất nhiều, điều ấy không có nghĩa là đều thể hiện thái độ có lỗi và mong người kia tha thứ, mà nó còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử với người lớn. Vậy tại sao ta phải nói lời xin lỗi nhỉ?
Lời xin lỗi trước hết nó thể hiện được phép lịch sự trong giao tiếp. Xin lỗi là ta biết sai và nhận lỗi. Bên cạnh đó thì nó còn thể hiện được trách nhiệm của người mắc lỗi với người khác. Điều ấy có nghĩa là bạn thừa nhận lỗi lầm của mình mà không đổ lỗi cho bất kì lí do gì. Nó còn khẳng định được thái độ muốn chuộc lỗi và không tái phạm lần sau. Nếu một lời xin lỗi mà nó không khẳng định được điều gì thì đó là lời nói gió bay và không có ý nghĩa gì cả. Lời nói ấy chỉ nói ra cho có lệ chứ không có ý định hối lỗi. Ví dụ như ta mượn đồ của bạn mà ta lỡ làm mất thì ngoài việc xin lỗi ra ta còn phải nói với bạn ấy rằng ta sẽ cố gắng tìm lại hoặc bằng cách nào đó để có thể chuộc lỗi với người đó.
Lời xin lỗi còn là một điều hết sức quan trọng khiến con người ta có thể cùng chung sống và hòa hợp lẫn nhau. Có người cho rằng: "Lời xin lỗi không có nghĩa là mình đã làm sai còn người khác đã hành động đúng, mà nó có nghĩa là người ấy quan trọng với ta mối quan hệ ấy chúng ta muốn được giữ hơn là những điều đã xảy ra. "Lời xin lỗi chân thành và đúng lúc không làm hạ thấp mà có khi làm tăng phẩm giá của người dám nhận lỗi. Lời xin lỗi thật đáng quý nhưng đáng quý hơn vẫn là những hành động khắc phục lỗi lầm mình đã gây ra.
Cuộc sống là những va chạm, những đụng độ, khó khăn. Tại sao có những cuộc đánh nhau cuộc cãi vã mà không có điểm dừng. Chỉ tại chẳng có ai chịu nhận lỗi lầm của mình, chẳng biết lỗi từ phía ai. Những mâu thuẫn ấy sẽ được chấm dứt khi có một lời xin lỗi. Chỉ cần một chút nhẫn nhịn, từ bỏ cái tôi của mình vượt lên cái sĩ diện hão của mình thì kẻ mạnh sẽ xuất hiện, làm dịu cái khó trước mắt. Vậy, lời xin lỗi chẳng phải là liều thuốc hữu dụng giải quyết được mọi vấn đề rối rắm hay sao?
Một lời xin lỗi vụng về vẫn còn tốt hơn là sự im lặng. Hãy để lời xin lỗi xuất phát từ đáy lòng của chúng ta với một thái độ hết sức chân thành và thành tâm nhất có thể. Hãy đưa lời xin lỗi tới người cần nhận đến một cách sớm nhất và phải thật thành tâm sửa chữa lỗi lầm ấy bạn nhé!
"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Đúng vậy, lời xin lỗi cũng như thế, nó không mất tiền mua. Chỉ cần ta thật chân thành biết nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm của mình thì lời xin lỗi cũng chẳng hạ thấp được phẩm chất hay hạ thấp cái sĩ diện hão của bạn. "Phải biết nói lời xin lỗi" điều này chắc chắn đúng đối với tất cả chúng ta, nó sẽ giúp chúng ta giữ được nhiều mối quan hệ trong cuộc sống này. Và nó sẽ khiến ta cảm thấy cuộc sống này có ý nghĩa hơn. Nhớ nhé!
Nghị luận về ý kiến Cớ gì mình làm sai mình không xin lỗi - Mẫu 3
Ngày nay, kĩ năng sống là một phần không thể thiếu trong quá trình rèn luyện cách sống sao cho tốt của con người. Trong kỹ năng ứng xử, giao tiếp, lời xin lỗi đóng vai trò mấu chốt để giữ vững mối quan hệ cá nhân và xã hội. Có ý kiến cho rằng: Phải biết nói lời xin lỗi. Đây là ý kiến hoàn toàn đúng và nhận được sự đồng tình của hầu hết mọi người. Lời xin lỗi là rất nhiều nhưng có thể thấy lời xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Vậy tại sao ta phải nói lời xin lỗi? Trước hết, xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp mà ta có thể gọi đó là văn hóa xin lỗi. Nó thể hiện sự văn minh, tôn trọng đồng loại mà đặc biệt xin lỗi để thấy một xã hội công bằng dân chủ và văn minh khi tất cả mọi người không phân biệt địa vị, cấp bậc, giàu nghèo đều cần nói lời xin lỗi không chỉ những lúc sai lầm mà còn cả những lúc tỏ thái độ tôn trọng người khác. Xin lỗi là khi ta biết lỗi và nhận lỗi. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện trách nhiệm của người đó với lỗi lầm, với người khác, với cuộc sống. Điều đó có nghĩa là bạn thừa nhận sai lầm và không đổ lỗi cho bất cứ lý do gì. Lời xin lỗi được nói ra không chỉ đơn thuần là một lời nói, nó còn là sự khẳng định chuộc lỗi và không tái phạm lần sau. Nếu một lời xin lỗi không khẳng định được điều trên thì đó một lời nói gió bay, không hề có ý nghĩa gì. Vì vậy ta phải nói lời xin lỗi để tỏ thái độ rằng ta sẽ sửa đổi lỗi lầm vừa qua.
Nghị luận về ý kiến Cớ gì mình làm sai mình không xin lỗi - Mẫu 4
Con người chúng ta sống không chỉ để đáp ứng những nhu cầu vật chất, tinh thần mà sống còn là để trau dồi những phẩm chất tâm hồn đáng quý. Ngày nay, kĩ năng sống là một phần không thể thiếu trong quá trình rèn luyện cách sống sao cho tốt của con người. Trong kỹ năng ứng xử, giao tiếp, lời xin lỗi đóng vai trò mấu chốt để giữ vững mối quan hệ cá nhân và xã hội. Có ý kiến cho rằng: Phải biết nói lời xin lỗi. Đây là ý kiến hoàn toàn đúng và nhận được sự đồng tình của hầu hết mọi người.
Nhiều người cho rằng, lời xin lỗi được thốt ra khi một cá nhân hay tập thể có lỗi. Ý kiến đó không hẳn là sai nhưng không nên nghĩ quá tiêu cực đối với lời xin lỗi như vậy. Bởi trong cuộc sống hàng ngày, ít nhiều chúng ta cũng nghe thấy lời xin lỗi xung quanh. Nhưng lời xin lỗi ấy có thể là “Xin lỗi bạn, đường đến bưu điện cách đây bao xa?”, “Xin lỗi, tôi có thể ngồi chiếc bàn này cùng anh?”, “Xin lỗi vì tôi đã đường đột đến đây”, “Con xin lỗi mẹ vì khi nãy con đã làm điều không đúng với mẹ” …..
Lời xin lỗi là rất nhiều nhưng có thể thấy lời xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Vậy tại sao ta phải nói lời xin lỗi?
Trước hết, xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp mà ta có thể gọi đó là văn hóa xin lỗi. Nó thể hiện sự văn minh, tôn trọng đồng loại mà đặc biệt xin lỗi để thấy một xã hội công bằng dân chủ và văn minh khi tất cả mọi người không phân biệt địa vị, cấp bậc, giàu nghèo đều cần nói lời xin lỗi không chỉ những lúc sai lầm mà còn cả những lúc tỏ thái độ tôn trọng người khác.
Xin lỗi là khi ta biết lỗi và nhận lỗi. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện trách nhiệm của người đó với lỗi lầm, với người khác, với cuộc sống. Điều đó có nghĩa là bạn thừa nhận sai lầm và không đổ lỗi cho bất cứ lý do gì. Lời xin lỗi được nói ra không chỉ đơn thuần là một lời nói, nó còn là sự khẳng định chuộc lỗi và không tái phạm lần sau. Nếu một lời xin lỗi không khẳng định được điều trên thì đó một lời nói gió bay, không hề có ý nghĩa gì. Vì vậy ta phải nói lời xin lỗi để tỏ thái độ rằng ta sẽ sửa đổi lỗi lầm vừa qua. Ví dụ, khi bạn đánh mượn đồ người khác và lỡ đánh mất, lời xin lỗi sẽ truyền tải cho người khác rằng bạn biết lỗi và bạn sẽ cố gắng tìm lại món đồ ấy hoặc trao trả bằng thứ khác… hay bằng cách khác để chuộc lỗi.
Một điều cũng hết sức quan trọng ấy là xin lỗi là cách để con người chung sống cùng nhau, hòa hợp lẫn nhau. Có người cho rằng: “Lời xin lỗi không có nghĩa là bạn sai và người khác đúng, lời xin lỗi có nghĩa là bạn coi trọng mối quan hệ đó hơn những điều đã xảy ra”. Sự thể hiện trong câu nói trên là ở những mâu thuẫn, xung đột giữa những con người. Sống là va chạm, là đụng độ với nhiều khó khăn, kể cả những bất đồng quan điểm. Tại sao có những cuộc cãi vã xuất hiện, những trận đánh nhau oái ăm không ngừng bớt nóng chỉ vì bất đồng quan điểm, vì một vấn đề không biết lỗi từ phía ai? Những tiêu cực trên sẽ được giải quyết ổn thỏa bởi một lời xin lỗi từ một trong hai phía. Chỉ cần một chút nhẫn nhịn, một chút từ bỏ cái tôi, vượt lên thói sĩ diện hảo thì tư cách của một kẻ mạnh sẽ xuất hiện, làm dịu cái khó trước mắt. Như vậy, lời xin lỗi chẳng phải là liều thuốc hữu hiệu để giải quyết nhiều vấn đề rối rắm không đáng có sao?
Có câu chuyện về hai nhà họ Trương họ Lý. Một hôm, người bên nhà họ Lý qua nhà họ Trương hỏi: “Sao mọi người nhà anh sống với nhau vui vẻ, hài hòa rất là hay; còn nhà tôi năm ba bữa là cãi nhau, nhà anh có thuật sống gì hay vậy?”. Anh họ Trương nói: “Đâu có gì lạ! Mọi người trong nhà tôi luôn thấy mình là người xấu, còn nhà anh ai cũng thấy mình tốt nên mới như vậy”. Anh họ Lý ngạc nhiên: “Là người tốt tại sao lại cãi vã”. Họ Trương mới nói: “Ví như có một chén trà để trên bàn, một người đi qua vô ý đụng cái bàn, bàn chao làm rơi vỡ chén trà. Người nhà của anh không nhận lỗi, mà còn lớn tiếng trách: “Ai để chén trà không ý tứ, phải để vào trong thì đâu có bể?”. Người để chén trà cũng không chịu thua, cãi lại: “Tôi để đó đâu có sao, tại anh vô ý làm bể, còn trách”. Vì ai cũng thấy mình tốt, mình phải nên mới xảy ra cãi nhau. Còn nếu là người nhà của tôi khi gặp sự việc như vậy sẽ nhỏ nhẹ xin lỗi: “Tôi lỡ vụng làm đổ chén trà, thành thật xin lỗi”. Người để chén trà nghe vậy, cũng sẽ nói: “Cũng không thể trách anh, do tôi sơ ý để chén trà ở gần mép bàn nên mới bị đụng đổ. Đây là lỗi của tôi”. Hai người cùng nhận lỗi hết nên không cãi vã, trong nhà luôn an vui và tốt đẹp. Còn nhà anh ai cũng tốt thì lỗi về phần ai ? Đây là câu chuyện có thực được kể lại nhưng ắt hẳn trong cuộc sống chúng ta những câu chuyện hiện hữu như trên không hề hiếm có. Lời xin lỗi đã làm tình người trở nên khăng khít hơn và mối quan hệ của họ thực sự được tôn trọng, tôn trọng hơn cả những việc không ai muốn đã xảy ra. Xin lỗi là tốt nhưng nếu ta lạm dụng nó quá cũng là điều không tốt. Xin lỗi đi kèm với việc sửa lỗi và hoàn thiện bản thân hơn. Việc xin lỗi quá nhiều sẽ khiến người khác nghĩ bạn là một người luôn mắc sai lầm và chỉ biết xin lỗi. Vì vậy, bạn hãy làm cuộc sống trở nên màu sắc hơn với những lời xin lỗi hợp lý.
Để tạo nên lời xin lỗi thật hữu dụng cách tốt nhất là hãy để lời xin lỗi xuất phát từ đáy lòng. “Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng” nhưng đó là lời nói hết sức chân thành với thái độ thành tâm nhất có thể. Hãy đưa lời xin lỗi đến người cần nhận nó một cách sớm nhất, nhanh nhất nhưng vẫn thật cẩn trọng nhất. Và một lưu ý hết sức cần thiết đó là phải biết sửa sai sau lời nói chân thật ấy các bạn nhé.
Một lời xin lỗi tưởng chừng sẽ vác đến cho bạn gánh nặng nhưng thực sự đó chính là cách để bạn tháo gỡ những vướng mắc, áy náy và giúp bạn trở nên nhẹ nhõm lòng mình hơn, yêu cuộc đời hơn!
Tóm lại, nếu có ai cho rằng Phải nói lời xin lỗi, tôi sẽ giơ tay và ủng hộ hết mình với ý kiến đó. Đồng thời, lời xin lỗi không giới hạn cho bất cứ ai, độ tuổi nào nên việc học cách xin lỗi là điều thiết yếu không chỉ riêng tôi mà còn cả nhân loại. Vì lời xin lỗi ấy không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân mà còn có ý nghĩa cho cả cộng đồng loài người chúng ta.
Nghị luận về ý kiến Cớ gì mình làm sai mình không xin lỗi - Mẫu 5
Có ai đó đã từng nói: “Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng”. Quả thật như vậy, lời xin lỗi là cái cúi đầu, cái khoanh tay lễ phép và lời chân thành: cháu xin lỗi, em xin lỗi, bác xin lỗi, thầy xin lỗi…Nhưng trong cuộc sống này đã mấy ai làm được điều đó. Lời xin lỗi khi mình làm sai không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Lời xin lỗi là thể hiện sự tôn trọng và khiến người nghe cảm thấy hài lòng, vui vẻ, chấp nhận, bỏ qua, làm cho mối quan hệ tốt đẹp hơn. Còn người xin lỗi thì cảm thấy nhẹ lòng và trên hết là ý thức được trách nhiệm của mình trước hành động sai trái. Hành động của cậu bé 8 tuổi ở Hải Phòng lỡ làm vỡ gương ô tô đã viết giấy gửi lời xin lỗi và số điện thoại ngỏ ý đền bù cho chủ nhân chiếc ô tô để trước cổng trường mà báo chí đưa tin trong suốt thời gian qua khiến chúng ta phải suy ngẫm. Cho nên biết nói lời xin lỗi là một hành động lịch sự làm cuộc sống xã hội trở nên văn minh, tốt đẹp hơn. Cần phê phán những kẻ thiếu tự trọng, thiếu dũng cảm, làm sai nhưng bảo thủ không nhận trách nhiệm. Cũng qua đây chúng ta cần rút ra bài học cho mình: cần phải nghiêm túc nhận lỗi khi làm sai, biết nói lời xin lỗi chân thành cũng như dũng cảm, tự trọng trước những sai lầm của bản thân.