Nghị luận về tính trung thực hay nhất (Sơ đồ tư duy + 27 mẫu) - Văn 9

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về đức tính trung thực (Sơ đồ tư duy)

4 Dàn ý & 27 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

Nghị luận về đức tính trung thực tuyển chọn 27 mẫu hay nhất, kèm theo 4 dàn ý chi tiết và sơ đồ tư duy, giúp các em học sinh lớp 9 hiểu rõ hơn ý nghĩa, vai trò của đức tính trung thực để hoàn thiện bản thân.

Trung thực

Trung thực là lối sống thật thà, ngay thẳng, không gian dối, lừa gạt. Những người chân thực luôn nhận được sự tin tưởng, yêu thương của mọi người. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để có thêm nhiều vốn từ, ngày càng học tốt môn Văn 9:

Nghị luận về đức tính trung thực hay nhất

Sơ đồ tư duy Nghị luận đức tính trung thực

Sơ đồ tư duy Nghị luận đức tính trung thực

Dàn ý nghị luận về tính trung thực

1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề nghị luận: tính trung thực.

2. Thân bài:

a. Giải thích: trung thực là sự chân thành, ngay thẳng, không gian dối, luôn tôn trọng lẽ phải. Trung thực còn có nghĩa là không hổ thẹn với chính mình, biết lên án điều gian dối.

b. Bàn luận, chứng minh:

- Biểu hiện của sự trung thực:

  • Sống thật với chính mình, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế
  • Biết thẳng thắn nhận lỗi, không làm những việc trái với lương tâm, pháp luật.
  • Ăn nói ngay thẳng trong giao tiếp, chân thành trong các mối quan hệ xã hội, không lợi dụng người khác.
  • Thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ trong công việc.

- Ý nghĩa, vai trò của trung thực:

  • Biết đánh giá mọi việc trong đời sống một cách khách quan, chân thật.
  • Giúp con người hoàn thiện bản thân, có can đảm để khắc phục khuyết điểm.
  • Bồi đắp cho ta nhiều đức tính tốt đẹp như sự kiên trì, chăm chỉ, lòng dũng cảm,...
  • Giúp tâm hồn con người thanh thản.
  • Những người trung thực sẽ nhận được sự tín nhiệm, tôn trọng từ cộng đồng, trở thành những công dân tốt cho xã hội. Từ đó, xã hội thêm văn minh, con người thêm đoàn kết.
  • Thiếu đi sự trung thực, xã hội sẽ không thể phát triển.

- Dẫn chứng: học sinh lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp.

c. Phê phán: những kẻ sống dối trá, giả tạo, đua đòi, lừa bịp người khác.

d. Phản đề: cần áp dụng tính trung thực một cách linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh.

3. Kết bài:

  • Khẳng định lại ý nghĩa của tính trung thực
  • Rút ra bài học và liên hệ bản thân.

....

Nghị luận về đức tính trung thực ngắn gọn

Con người muốn thành công, trở thành một công dân tốt thì cần phải rèn luyện nhiều tính cách, phẩm chất tốt đẹp. Một trong số những tính cách tốt đẹp mà chúng ta cần có đó chính là trung thực.

Trung thực chính là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, làm theo sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo. Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật nhằm mưa cầu lợi lộc cho bản thân mình. Người có tính trung thực là người luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải, luôn làm đúng và nói đúng những gì đã xảy ra mà không thêm bớt, không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối, sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải. Người có tính trung thực sẽ giữ được chữ tín, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm, yêu quý và sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu khác như: cương trực, thẳng thắn,…

Nếu một xã hội con người ai cũng trung thực, thật thà, không gian dối nhau thi xã hội ấy sẽ vô cùng văn minh, đẹp đẽ. Bên cạnh đó vẫn còn có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Lại có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,… Những người này cần xem xét và điều chỉnh lại hành vi của bản thân mình. Là một học sinh, trước hết chúng ta cần cố gắng học tập, trau dồi bản thân, luôn trung thực.

Là một công dân, chúng ta cần phải biết cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội, cho cuộc sống, sống với những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Mỗi người thay đổi theo chiều hướng tích cực một chút sẽ khiến cho cuộc sống này thanh thản, đẹp đẽ và văn minh hơn. Hãy là một người trung thực, ham học hỏi, có ý chí, nhất định thành công sẽ đến với chúng ta.

Nghị luận xã hội về trung thực ngắn gọn

Trung thực - một đức tính cao đẹp, một thước đo quan trọng đánh giá nhân cách của con người, là nhân tố cốt lõi trong việc hình thành, phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam. "Tính trung thực" được hiểu là sự thành thực, thật thà, ngay thẳng trong cả lời nói và hành động.

Biểu hiện của tính trung thực đó là không nói dối, không lừa gạt người khác, luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng quy định và luật pháp. Một số việc làm của tính trung thực đó là nhặt được của rơi trả lại người đánh mất, khai báo y tế chính xác, nói đi đôi với làm, nói được làm được, có trách nhiệm với lời nói và hành động của mình. Tính trung thực mang lại rất nhiều ý nghĩa, không chỉ cho một người mà cho cả nhiều người.

Người có tính trung thực luôn nhận được sự tin cậy của mọi người, là cơ sở làm nên tính tự trọng, thẳng thắn của mỗi người, giữ vững nhân cách cá nhân. Từ đó góp phần tạo nên uy tín, sức mạnh của gia đình, tổ chức, tập thể. Ấy vậy mà hiện nay vẫn còn nhiều cá nhân sống không trung thực, dối trá lừa lọc, vì lợi ích cá nhân mà nói sai, làm sai, hậu quả dẫn đến sự tha hóa đạo đức, vô nhân cách, mất niềm tin, không được mọi người tín nhiệm giao công việc. Điển hình như vụ việc Công ty Việt Á câu kết cùng các cán bộ của các tỉnh nâng khống giá bộ sinh phẩm kit xét nghiệm.

Nhìn vào đó chúng ta phải biết cùng nhau gìn giữ đức tính trung thực để mỗi người đều là người trung thực, mỗi lời nói, việc làm đều là trung thực, không có lừa lọc dối giá, không có tham ô, tham nhũng, tiêu cực.

Nghị luận xã hội về tính trung thực ngắn

Trung thực - một đức tính cao đẹp, một thước đo quan trọng đánh giá nhân cách của con người, là nhân tố cốt lõi trong việc hình thành, phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam.

"Tính trung thực" được hiểu là sự thành thực, thật thà, ngay thẳng trong cả lời nói và hành động. Biểu hiện của tính trung thực đó là không nói dối, không lừa gạt người khác, luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng quy định và luật pháp. Một số việc làm của tính trung thực đó là nhặt được của rơi trả lại người đánh mất, khai báo y tế chính xác, nói đi đôi với làm, nói được làm được, có trách nhiệm với lời nói và hành động của mình.

Tính trung thực mang lại rất nhiều ý nghĩa, không chỉ cho một người mà cho cả nhiều người. Người có tính trung thực luôn nhận được sự tin cậy của mọi người, là cơ sở làm nên tính tự trọng, thẳng thắn của mỗi người, giữ vững nhân cách cá nhân. Từ đó góp phần tạo nên uy tín, sức mạnh của gia đình, tổ chức, tập thể. Ấy vậy mà hiện nay vẫn còn nhiều cá nhân sống không trung thực, dối trá lừa lọc, vì lợi ích cá nhân mà nói sai, làm sai, hậu quả dẫn đến sự tha hóa đạo đức, vô nhân cách, mất niềm tin, không được mọi người tín nhiệm giao công việc. Điển hình như vụ việc Công ty Việt Á câu kết cùng các cán bộ của các tỉnh nâng khống giá bộ sinh phẩm kit xét nghiệm.

Nhìn vào đó chúng ta phải biết cùng nhau gìn giữ đức tính trung thực để mỗi người đều là người trung thực, mỗi lời nói, việc làm đều là trung thực, không có lừa lọc dối giá, không có tham ô, tham nhũng, tiêu cực.

Nghị luận về trung thực

Con người cần phải rèn luyện cho bản thân mình nhiều đức tính tốt đẹp nếu muốn thành công và được mọi người yêu quý, một trong số những đức tính đó mà chúng ta cần rèn luyện chính là tính trung thực.

Trung thực là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, làm theo sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo. Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật nhằm mưa cầu lợi lộc cho bản thân mình. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện nay có nhiều người đặc biệt là các bạn trẻ.

Ngày nay, thật không khó để bắt gặp các bạn học sinh nói dối cha mẹ bỏ học đi chơi. Khi chưa làm bài tập hay học bài cũ, các bạn liền nói dối bị quên vở; xin tiền mẹ nói dối là đi học thêm nhưng thực chất là lấy tiền đi xem phim, chơi game… Nghiêm trọng hơn nữa, có nhiều bạn trẻ có hành động lừa dối những người xung quanh hòng trục lợi cá nhân, có hành vi lừa đảo người khác để đạt được mục đích của mình.

Như vậy, có thể thấy, tình trạng nói dối ở giới trẻ hiện nay vô cùng phức tạp và xảy ra ở nhiều hình thức khác nhau từ nhẹ đến nặng. Để khắc phục cũng như sửa chữa “căn bệnh” nói dối, trước hết mỗi người cần tự điều chỉnh bản thân mình, thành thật với bản thân cũng như người khác, hướng đến những điều tích cực, tốt đẹp.

Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, giáo dục chúng đức tính thật thà, trung thực. Nhà trường có biện pháp quản lí học sinh hợp lí, xử lí những học sinh nói dối vi phạm nội quy trường lớp. Mỗi con người một hành động nhỏ, cùng chung tay đẩy xa tình trạng nói dối sẽ khiến cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn, lan tỏa được những thông điệp tích cực và các bạn trẻ sẽ trở nên hữu ích hơn cho xã hội.

Suy nghĩ về đức tính trung thực

“Trung thực” có nghĩa là “ngay thẳng, thật thà”, “đúng với sự thật, không làm sai lạc”. Người trung thực là người thật thà, có tấm lòng ngay thẳng và quan trọng hơn là không bao giờ nói sai sự thật, hành động không đúng với lương tri, đạo lí ở đời. Đặc biệt người đó không vì lợi ích vật chất hay quyền lực mà bán rẻ lương tâm, phá vỡ các mối quan hệ truyền thống tốt đẹp được bảo tồn trong cuộc sống. Tóm lại, trung thực là thẳng thắn, đúng đắn, không đi chệch khỏi những chuẩn mực đạo đức, lẽ phải, lương tri,… của loài người.

Cuộc sống của những kẻ thiếu trung thực sẽ rất dễ rơi vào bi kịch. Những người đó có thể thành công đâu đó, ở vào những thời điểm nào đó trong cuộc sống nhưng rốt cuộc bao giờ cũng phải chấp nhận sự thất bại ê chề khi bị người khác phát hiện ra chân tướng. Kẻ thiếu trung thực có thể lừa được đôi ba người chứ không thể nào lừa được tất thảy mọi người. Không trung thực con người dễ rơi vào lối sống toan tính vị kỉ, đầy vụ lợi mang sắc thái chủ nghĩa thực dụng cá nhân đồi bại, những người này luôn sống trong nỗi lo sợ bị người khác phát hiện ra chân tướng nên bao giờ cũng sẵn sàng tâm thế đối phó, nghi kị tất thảy mọi người và thường xuyên suy diễn quá mức những điều người khác nói. Nói tóm lại, những người không trung thực thường phải đối mặt với nguy cơ tự gây nên bi kịch cho chính mình. Trong cuộc sống, sự trung thực mang lại cho con người sự thoải mái, tự tại, an nhàn giữa cuộc đời. Một khi đã sống trung thực, con người sẽ không phải chịu bất kì nỗi lo âu, phiền toái hay những dằn vặt, trở trăn nào. Một học sinh trung thực bao giờ cũng nhận được sự tin cậy từ thầy cô, bạn bè. Học sinh đó khi trưởng thành chắc chắn sẽ thành người có ích cho đất nước. Bất kì công việc nào được giao phó học sinh đó cũng đều nỗ lực hoàn thành theo khả năng, nhận thức của mình. Tính trung thực như thế không thể thiếu trên đời. Trung thực là nền tảng để con người đặt niềm tin vào nhau. Ngược lại với trung thực là dối trá. Kẻ dối trá sẵn sàng bóp méo mọi chuyện để đạt được mục đích của mình. Nếu trung thực là cơ sở để gắn kết mọi người thì dối trá sẽ là tác nhân hữu hiệu nhất để mọi người xa lánh nhau. Kẻ dối trá luôn mang lòng nghi ngại với mọi người xung quanh, họ sẽ không có niềm tin vững vàng trong cuộc sống. Con người luôn cần phải trung thực vì nếu không trung thực, người đó sẽ phải đối mặt với rất nhiều những trở ngại, khó khăn trong cuộc đời. Chẳng hạn như, một học sinh nhận được bằng tốt nghiệp một trường chuyên nghiệp nào đó nhờ quay cóp, khi ra đời, được giao một công việc cụ thể thì cái “kiến thức” có được bằng quay cóp, chính nó sẽ làm hại anh ta, bởi anh ta sẽ chẳng thể nào xoay sở được với những kĩ năng nghề nghiệp mà anh ta đã không học nghiêm túc khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường.

Càng nghiêm trọng hơn nếu những con người thiếu trung thực được giao nhiệm vụ hay nắm giữ vai trò quan trọng trong đoàn thể bởi họ sẽ không đủ bản lĩnh, kiến thức để làm việc và không được sự tín nhiệm của mọi người. Như vậy kết quả của công việc sẽ không đạt được kết quả như mong đợi. Bản chất của thiếu trung thực đa phần là do ngu dốt mà ra. Một con người không thành thật với chính mình thì chắc chắn cũng sẽ không thành thật với người khác. Điều nguy hiểm là xã hội chuyên lừa dối tất sẽ sản sinh ra thế hệ lừa dối tiếp theo. Vì vậy, vai trò của tính trung thực là vô cùng cần thiết để con người xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Người trung thực đôi khi có thể bị hiểu nhầm nhưng rồi sẽ được minh oan và được nhìn nhận đúng đắn về bản chất. Phẩm chất trung thực, suy cho cùng là một thuộc tính của đạo đức. Thiếu trung thực đồng nghĩa với việc thiếu đạo đức. Một con người không thể sống tốt nếu mọi người không có chút lòng tin nào vào anh ta. Một xã hội không thể tồn tại nếu con người cứ nghi kị nhau.

Nghị luận về lòng trung thực

Nhà văn William Shakespeare đã từng nói: “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”. Thật vậy, nếu con người không có lòng trung thực thì sẽ không được ai tin tưởng. Họ cũng không được mọi người yêu thương và kính trọng. Trung thực là vẻ đẹp đầu tiên trong kho tàng phẩm chất của con người

Trung thực là trung thành, tôn trọng sự thật. Trung thực là thành thực với chính mình, với mọi người, với công việc. Trung thực là luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức, chân thật trong từng lời nói và hành động. Đó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất, tạo nên định hướng giá trị nhân cách chân chính.

Người có lòng trung thực là người thật thà, ngay thẳng chân thành trong cách đối xử với mọi người. Họ luôn nhìn nhận khách quan về các sự việc trong cuộc sống, luôn tôn trọng và bảo vệ chân lí. Họ không gian dối, không ích kỉ hay vụ lợi cá nhân. Người trung thực luôn hướng đến lợi ích chung của tập thể, của cộng đồng. Người trung thực có thể sẵn sàng hi sinh lợi ích của bản thân để bảo vệ lẽ phải.

Có biết bao câu chuyện ngợi ca lòng trung thực ở con người đáng để chúng ta tôn kính và học tập. Thời cổ đại Trung Quốc, Chử Toại Lương là quan chép sử của vua Đường Thái Tông, sẵn sàng chịu tội chết chứ không chịu chép sai lịch sử các triều đại. Ông từng nói: “Tiền bạc không là gì so với danh dự, trung thực là cái mà chúng ta không thể đánh mất”. Đến đời sau, sử gia Tư Mã Thiên cũng đã học hỏi cổ nhân. Ông nêu cao danh tiết, trung thành với sự thật, ghi chép đúng lịch sử dẫu có bị cung hình. Ông đã để lại bộ “Sử kí” vĩ đại đến muôn đời.

Lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu là một tấm gương sáng sáng ngời về lòng trung thực. Bác luôn sống có trách nhiệm với mình, với người, với việc. lòng trung thực thể hiện sâu sắc trong tư tưởng và lẽ sống của Người. Người dạy phải luôn kết hợp chặt chẽ giữa nói và làm, không được hứa suông. Nói là làm ngay không được chần chừ hay hứa hẹn. Tấm gương của Người mãi mãi là bài học quý để chúng ta học tập và rèn luyện.

Lòng trung thực là một đức tính tốt đẹp, thể hiện nhân, cách nhân phẩm cao quý của con người. Nhất là đối với lứa tuổi học sinh. Trong học tập, mỗi học sinh cần có lòng trung thực để đạt hiệu quả học tập tốt nhất. Bằng chính lực học của mình đạt lấy thành tích. Sống trung thực góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp trở thành người tốt.

Tính trung thực giúp con người được tin cậy. Người trung thực không chấp nhận gian dối trong bất kì việc gì. Trung thực làm nên tính cách tự trọng, thẳng thắng của cá nhân; tạo nên uy tín, sức mạnh cho tập thể. Sống trung thực đòi hỏi phải dũng cảm và nghiêm khắc với chính bản thân.

Người thiếu trung thực thì không thể duy trì mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài với những người xung quanh. Từ đó, không thể thắt chặt tinh thần đoàn kết, quan hệ bền chặt, đánh mất niềm tin tưởng. Một lần mất tín vạn lần mất tin. Không có lòng trung thực không thể thành công trong cuộc sống.

Tính trung thực cần được chú trọng giáo dục, rèn luyện ngay từ những ngày còn cắp sách tới trường mà điểm đầu rèn luyện là thành thực với chính bản thân mình. Bởi vì, “Phải thành thật với mình, có thể mới không dối trá với người khác”. Hành động trung thực phải xuất phát từ sự chân thành, từ mong muốn bảo vệ công bằng và lẽ phải.

Kiên quyết bảo vệ chân lý, bảo vệ cái đúng, cái tích cực; dũng cảm đấu tranh với những cái sai, khuyết điểm, cái tiêu cực; nghiêm khắc tự phê bình, phê bình, thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm của cá nhân và tổ chức mình, cầu thị, tích cực sửa chữa hạn chế, khuyết điểm để hoàn thiện bản thân.

Trung thực là giá trị cốt lõi làm nên phẩm giá con người. Xoay quanh nó còn nhiều đức tính khác mà quan trọng nhất là thái độ thẳng thắn, tinh thần, hành động dũng cảm. Không có đức tính này, trung thực chỉ như của quý bị dấu kín. Rèn luyện tu dưỡng các tính tốt là rất cần nhưng thể hiện nó trong xử thế còn quan trọng hơn.

Tuy nhiên, có nhiều người trong xã hội sống và làm việc thiếu trung thực. Không trung thực chính là nguyên nhân, mầm mống của các tiêu cực xã hội, gây băng hoại đạo đức, làm mất lòng tin, xói mòn đời sống tốt đẹp mọi người đang chung tay xây đắp.

Bởi vậy, sống rất cần phải có lòng trung thực. Không vì cái lợi trước mắt mà bán rẻ lương tâm, đạo đức giả. Nhất là những người cầm quyền phải là người chí công vô tư, cương trực, thẳng thắn thì mới đưa đất nước vững mạnh đi lên, tiến tới công bằng, dân chủ, văn minh. Rồi trong các mối quan hệ hợp tác sản xuất kinh doanh cũng thế. Tính trung thực sẽ giúp có được lòng tin ở mọi người, từ đó có uy tín trong sản phẩm. Thiếu trung thực sẽ gây ra hậu quả không thể lường trước được.

Trung thực là đức tính cần thiết trong mọi hoàn cảnh và trong mọi thời đại. Là học sinh phải luôn trung thực trong thi cử và cuộc sống, trung thực trong mọi hành động, rèn luyện nhân cách, nhân phẩm trở thành người hữu ích sau này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.

Một cái đầu tỉnh táo, một trái tim trung thực và một linh hồn khiêm nhường, đó là ba người dẫn đường tốt nhất qua thời gian và cõi vĩnh hằng (Walter Scott). Hãy luôn sống một cách trung thực cho du thế giới xung quanh không phải lúc nào cũng trung thực với bạn. Hãy rèn luyện và bồi đắp lòng trung thực, hoàn thiện bản thân trở thành một người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước. Quan trọng hơn hết, hãy xây dựng một lối sống trung thực, giàu tình yêu thương.

Nghị luận về đức tính trung thực

Trung thực là phẩm chất đầu tiên mà con người cần có khi bước vào đời sống xã hội; là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng niềm tin, sự hợp tác, tiến bộ và thành công của con người.

Trung là tôn trọng, trung thành, không thiên vị. Thực là sự thật. Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật.

Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là thật thà, thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối lấy của người khác làm của mình.

Trong học tập, thi cử, những biểu hiện của tính trung thực của mỗi học sinh huy cần được phát huy như không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu và lật tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả,…

Trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội.

Nhờ có tính trung thực trong học tập, chúng ta sẽ có được những kiến thức thực do chính ta học tập chứ không do học vẹt, học máy móc hoặc qua loa, đối phó. Tính trung thực còn giúp cho chúng ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi người. Học sinh có tính trung thực thì thầy cô giáo mới đánh giá đúng năng lực của mỗi học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng, và nâng cao kiến thức. Nếu học sinh có những việc làm không thể hiện tính trung thực của mình, đừng vội nản lòng, các bạn vẫn có thể sửa những lỗi sai của mình để trở thành người tốt, góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển.

Không chỉ trong học tập, mà trong kinh doanh, nếu có tính trung thực, doanh nghiệp sẽ có được uy tín và lòng tin ở khách hàng, kinh doanh đạt hiệu quả cao. phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển.

Có nhiều người sẽ cho rằng: Trung thực là đức tính tốt nhưng có làm được hay không thì tuỳ và cũng chẳng có hậu quả gì đáng kể. Nhưng thật ra sự thiếu trung thực sẽ gây ra những hậu quả xấu. Bởi trong cuộc sống, điều quan trọng nhất của mỗi người là chữ “tín”. Nếu đánh mất nó đồng nghĩa với đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Nếu trong kinh doanh làm ăn sẽ mất đi những người đối tác làm ăn. Nếu trong học tập mà không trung thực thì thầy cô, bạn bè không còn tin ở mình nữa. Trong làm việc, nếu số liệu báo cáo thiếu trung thực sẽ gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế đất nước.

Trong kinh doanh, chất lượng sản phẩm không trung thực sẽ ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng, thậm chí gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người. Trong học tập, đặc biệt là trong các kì thi sự thiếu trung thực luôn xảy ra. Sự gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của dạy của thầy cô giáo và học của học sinh, gây dư luận xấu trong xã hội. Do đó, thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh, làm xuống cấp đạo đức xã hội.

Mỗi người cần phải có những hành động, việc làm cụ thể của riêng mình nhằm giúp đất nước ta không còn những hành vi thể hiện sự thiếu trung thực nữa. Đối với mỗi người, cần xây dựng ý thức trung thực trong từng việc nhỏ, việc lớn. Đặc biệt, đối với mỗi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường việc tu dưỡng, rèn luyện đức tính thật thà là rất cần thiết. Để động viên những tấm gương người tốt, việc tốt nhà trường cần biểu dương một số tấm gương tiêu biểu về đức tính trung thực để học sinh noi theo đồng thời khuyến khích, động viên học sinh tham gia vào gìn giữ và phát huy những đức tính tốt đẹp của người Việt Nam.

Cùng với việc biểu dương những tấm gương tốt về tính trung thực chúng ta cũng cần lên án sự thiếu trung thực và từng bước đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên tuỳ theo khả năng của mỗi người.

Trung thực là đức tính rất cần thiết trong cuộc sống. Trong thời đại hiện nay, nhất là khi chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết vì sống trung thực giúp chúng ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. Vì vậy, mỗi người cần xác định đúng tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp.

Là một học sinh, các em hãy cố gắng phát huy đức tính trung thực của học sinh để góp phần hoàn thiện nhân cách bản thân và nhận được sự tin yêu của thầy cô, bạn bè. Không ngừng học tập tốt 5 điều Bác Hồ Dạy “…Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

Nghị luận về tính trung thực hay nhất

Nghị luận về tính trung thực - Mẫu 1

“Trung thực là “chương đầu tiên” trong cuốn sách về sự khôn ngoan” – Thomas Jefferson. Quả đúng như vậy, trung thực là một đức tính quý báu mà bất cứ ai trong cuộc đời cũng đều mong muốn có cho mình. Vậy trung thực là gì?

Đó là lối sống ngay thẳng, không bao giờ nói sai sự thật, luôn đứng về lẽ phải, bảo vệ công bằng; trung thực là không dối trá, sống đúng lương tâm mình. Trung thực được thể hiện ở rất nhiều mặt của đời sống. Đó là lúc bạn sai lầm và mạnh dạn nhận lỗi về mình. Trong thi cử chấp nhận điểm kém còn hơn gian lận, quay cóp. Trung thực còn giúp cho chúng ta rất nhiều điều khác trong cuộc sống nữa. Nó giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của người khác.

Trong công việc làm ăn, nếu chúng ta làm ăn trung thực với nhau, không gian dối thì cả hai bên đều có lợi. Nếu mỗi con người là một tấm gương sáng về trung thực thì sẽ tạo nên một xã hội văn minh, công bằng, xã hội ổn định, phát triển. Ta cũng cần phê phán những kẻ gian dối, thiếu trung thực. Những kẻ không trung thực là những kẻ xấu, dễ gây mất niềm tin đối với người xung quanh, khiến ai cũng phải dè chừng.

Trong cuộc sống hằng ngày, khi vi phạm lỗi lầm gì thì cố gắng kiếm cớ, nói dối sao cho mình thoát khỏi tội. Đó là những hành vi đê hèn của kẻ không trung thực. Người không trung thực là người không tốt. Vậy nên chúng ta cần đấu tranh loại bỏ thói xấu này ra khỏi xã hội.

Tóm lại, trung thực là một đức tính tốt, cao quý rất đáng để cho chúng ta noi theo. Vì thế, ngay từ giờ phút này, hãy chung tay loại bỏ thói dối trá ra khỏi đời sống xã hội, hãy cùng nhau tạo nên một thế giới nơi con người tin tưởng và sống với nhau bình đẳng và bác ái.

Nghị luận về tính trung thực - Mẫu 2

Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là người luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải. Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.

Trong cuộc sống, đức tính trung thực trước tiên là trung thực với chính mình, dám đối diện thẳng thắn, nhận lỗi khi phạm sai lầm, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối, lấy của người khác làm của mình. Có thể thấy, trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người.

Những người sống chân thật luôn được mọi người yêu thương, quý mến. Còn khi chúng ta sống giả tạo, tạm bợ, sống phụ thuộc vào người khác sẽ bị người ta chi phối, sai khiến, phải làm những việc không muốn, khiến mình trở nên xa lạ, đơn độc. Thực tế ngày nay, vì danh và lợi mà có rất nhiều người chọn cách sống bên trong một đằng bên ngoài một nẻo”, họ nghĩ thế này nhưng họ lại làm trái ngược, dần dần họ đánh mất chính bản thân mình.

Với cách sống sai lệch đáng phê phán như thế, ngày qua ngày họ dần xa cách người thân bạn bè. Vì vậy, chúng ta phải dũng cảm đấu tranh để được sống trung thực, được là chính mình một cách “toàn vẹn”.

Nghị luận về tính trung thực - Mẫu 3

Trung thực là một trong những đức tính rất đáng được ca ngợi của mỗi con người. Bất kể trong xã hội nào giai cấp nào thì tính trung thực, thật thà luôn luôn được đề cao. Và nó chính là thước đo để đánh giá nhân cách của một con người.

Trung thực đầu tiên được hiểu là ngay đó là sự thật thà ngay thẳng. Người có đức tính trung thực thì luôn luôn nói đúng sự thật không bao giờ biết làm sai lệch và vì thế nên được rất nhiều người tin tưởng. Bất cứ ở xã hội nào thì cũng luôn đề cao tính trung thực vì nó chính là thước đo đạo đức của mỗi người.

Trong thời phong kiến trung thực được thể hiện ở khía cạnh trung với vua, hiếu với nước. Còn trong thời chiến tranh thì trung thực là một lòng với cách mạng, với Cụ Hồ và kiên trung với đường lối của Đảng. Ngày nay, thì trung thực thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi công việc ngành nghề khác nhau sẽ có đặc trưng riêng về tính trung thực. Những người có tính trung thực luôn luôn nhận được sự yêu thương, sự tin tưởng của người khác. Dù bạn có làm sai nhưng biết dũng cảm nhận lỗi và nhận khuyết điểm về mình sẽ được bỏ qua và cảm thông hơn là việc giấu diếm và dối trá.

Đối với những người đang là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường thì trung thực thể hiện ở việc không bao giờ quay cóp trong thi cử, không dối lừa thầy cô, học hành chăm chỉ bằng chính năng lực của bản thân. Còn đối với những người làm kinh doanh đó là việc dám làm dám chịu. Không bao giờ lừa dối khách hàng sản xuất ra những mặt hàng kém chất lượng, bất hợp pháp gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng cũng như nền kinh tế quốc gia. Những thương nhân làm ăn đứng đắn hợp pháp sẽ nhận được niềm tin tưởng sự bảo vệ của nhà nước cũng như khách hàng. Nó cũng là động lực khiến đất nước trở nên văn minh và giàu đẹp hơn.

Thế nhưng bên cạnh những tấm gương tổ chức, cá nhân trung thực thì vẫn còn đó những tồn tại bởi những người sống sai trái đáng bị lên án. Điều đó có thể dễ dàng nhận ra trong môi trường giáo dục rất nhiều học sinh vẫn còn quay cóp trong các lần thi cử, kiểm tra, tình trạng bằng cấp giả mạo trở thành một vấn nạn nhức nhối đối với xã hội. Trong kinh doanh ngày nay rất nhiều những doanh nghiệp công ty núp bóng làm ăn chân chính để tạo nên những hậu quả khôn lường cho xã hội, cho sức khỏe người dân. Có thể kể đến như những vụ hàng nông sản tiêm thuốc bảo quản, những công ty xả nước thải trực tiếp ra môi trường làm chết cá hàng loạt. Thay vì cách nhận lỗi khắc phục hậu quả thì lại vòng vo và chối tội. Đây thực sự là điều khiến cho toàn xã hội phải đặt dấu hỏi lớn.

Chính vì thế để giảm thiểu việc thiếu trung thực trong xã hội mỗi con người cần tự ý thức xây dựng cho mình tính ngay thẳng từ những việc làm nhỏ nhất trong đời sống hàng ngày. Ngoài ra bạn cũng nên dũng cảm đẩy lùi những hành vi thiếu trung thực trong đời sống để tạo một môi trường sống văn minh trong sạch.

Là một con người hiện đại trong một xã hội phát triển bạn càng cần phải rèn luyện cho mình đức tính trung thực. Bởi nó chính là con đường ngắn nhất để bạn có thể chinh phục được thiện cảm của người khác. Đồng thời nó cũng là động lực khiến cho xã hội loài người trở nên tốt đẹp và hoàn thiện hơn.

Nghị luận về tính trung thực - Mẫu 4

Trên khắp mọi nơi ở đất nước ta, từ xưa đến nay bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Mà trong số đó, trung thực là đức tính đầu tiên con người cần phải có.

Đức tính trung thực tuy nghe có vẻ đơn giản nhưng những biểu hiện của nó lại vô cùng đa dạng. Riêng đối với người học sinh thì trung thực được thể hiện trong nhà trường, trong gia đình. Một học sinh có đức tính trung thực thì không bao giờ chép bài, hỏi bài bạn trong giờ kiểm tra, làm bài với đúng khả năng của mình. Khi bị điểm kém, hay lỡ làm điều gì không phải thì thẳng thắn nói ra, nhận lỗi với thầy cô, cha mẹ. Hay như đơn giản hơn là ở ngoài chợ, người bán trả lại thừa tiền cho ta thì với người trung thực ta luôn trả lại số tiền thừa ra đó. Ra ngoài đường, thấy người khác đánh rơi đồ thì luôn tìm cách trả lại. Còn trong kinh doanh thì trung thực lại được thể hiện ra ở chỗ người làm kinh doanh đem lại cho khách hàng của mình những sản phẩm có chất lượng, đúng giá, không làm giả, nâng giá lên một cách bất hợp pháp.

Trung thực vốn là một đức tính truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Vậy nên trong xã hội ngày nay thì những cái lợi mà trung thực đem lại không phải là nhỏ. Với người học sinh thì trung thực sẽ giúp hoàn thiện nhân cách, không những vậy còn nâng cao được vốn kiến thức. Bởi đã là học sinh thì bất cứ ai cũng có những điểm kém, điểm xấu, bị phê bình. Nhưng trung thực, thẳng thắn nhận ra những khuyết điểm đó thì sẽ giúp thầy cô, bạn bè, cha mẹ có thể giúp đỡ ta vươn lên, học tốt hơn, kiến thức dần đầy đủ. Trung thực trong kinh doanh thì sẽ đem lại uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng, việc làm ăn sẽ ngày càng thuận lợi. Hay bất cứ ở đâu, có đức tính trung thực thì con người ta sẽ được mọi người nhìn lại với con mắt thiện cảm, kính trọng. Nói tóm lại, một xã hội mà mỗi con người đều có đức tính trung thực thì xã hội sẽ trở nên trong sạch, văn minh, ngày càng phát triển.

Chỉ đáng tiếc rằng, trong cuộc sống, đức tính trung thực ta lại không thể thấy ở một số con người. Gian lận trong học tập, trong các kì thi, nạn học giả, bằng thật vẫn còn phổ biến trong xã hội. Không thể tưởng tượng ra được những con người như vậy sẽ làm việc, xây dựng đất nước ra sao, sẽ đưa đất nước phát triển đến thế nào? Sự thiếu trung thực ở một số cán bộ lãnh đạo các cơ quan đã rút ruột các công trình, tham ô, tham nhũng làm thiệt hại của nhà nước hàng trăm tỉ đồng trong suốt những năm gần đây đã trở thành một vấn đề nổi cộm. Không thể kể hết những hậu quả, ảnh hưởng từ nhỏ tới lớn của sự thiếu trung thực trong đời sống.

Cũng may mắn rằng đó chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh, chỉ là một bộ phận nhỏ trong xã hội. Đức tính trung thực còn có ở ngày nay chính là do bề dày truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Rồi nhờ có sự tuyên truyền, giáo dục sâu sắc trong nhà trường mà đức tính trung thực vẫn còn được gìn giữ. Có đức tính trung thực trong mỗi một con người thì xã hội ngày càng trở nên văn minh, con người càng phát triển; còn thiếu sự trung thực sẽ chỉ làm cho xã hội thụt lùi đi so với sự phát triển của nhân loại cùng với những hậu quả khôn lường.

Có lẽ cũng chính vì vậy mà từ lâu, nhân dân ta đã đặt đức tính trung thực là một trong những đức tính cơ bản, hàng đầu. Chúng ta cần ngày càng phát huy đức tính truyền thống này ở mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời phải đẩy lùi, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực của việc thiếu trung thực trong đời sống.

Gìn giữ, phát huy truyền thống vốn có của dân tộc là trách nhiệm của mỗi người, mỗi học sinh trong chúng ta và đặc biệt là đức tính trung thực. Đó là điều vô cùng quan trọng. Tôi tin rằng nếu làm được như vậy thì chúng ta sẽ nhận lại được những kết quả đáng mừng cho bản thân chúng ta và cả xã hội.

Nghị luận về tính trung thực - Mẫu 5

Con người cần có nhiều đức tính để trở nên tốt đẹp nhưng cần nhất là tính trung thực. Trung thực chính là vẻ đẹp đầu tiên trong kho tàng phẩm chất của con người. Chính lòng trung thực là nhân tố quyết định cuộc sống thành công của mỗi con người và sự phát triển ổn định, văn minh, tiến bộ của xã hội.

Tấm lòng trung thực là sự thành thực với người và cả với chính mình và với người khác, luôn tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, chân thật trong từng lời nói và hành động, không tham lam, giả dối, không đua ganh đố kị với người khác.

Lòng trung thực là một trong những phẩm chất quan trọng nhất tạo nên giá trị của một con người chân chính. Tính trung thực giúp con người trở nên đáng tin cậy trong mọi mối quan hệ, giao dịch, đó là sức mạnh lớn nhất giúp thuyết phục người khác. Người trung thực không chấp nhận gian dối trong bất kì việc gì. Trung thực làm nên nhân cách con người, sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ, nó đòi hỏi sự dũng cảm và nghiêm khắc với bản thân.

Walter Anderson cho rằng: “Cuộc sống sẽ thay đổi khi chúng ta biết nắm bắt các cơ hội cho mình, nhưng cơ hội đầu tiên và khó khăn nhất lại là việc chúng ta phải thành thật với chính bản thân mình”. Ngay cả khi phải đối diện với thất bại, thua thiệt, ta vẫn cần phải sống trung thực, có thế, ta mới có thể ngẩng cao đầu mà sống và cảm thấy thanh thản trong lòng.

Theo Samuel Johnson: “Trung thực mà không hiểu biết thì yếu ớt và vô dụng, còn hiểu biết mà không trung thực thì thật là nguy hiểm và đáng sợ. Còn những người trung thực và hiểu biết sẽ là những người viết nên lịch sử của chính mình”. Người trung thực sẵn sàng lắng nghe những điều họ phải nghe về mình hơn là những điều họ muốn nghe. Người trung thực trước tiên là trung thực với chính bản thân mình, thành thật nhìn nhận những nhược điểm và sai lầm của mình. Họ nhận thức được là dù họ có công khai nhìn nhận sai lầm của mình hay không thì thường những người xung quanh vẫn biết.

Abraham Lincoln, Tổng thống thứ 16 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1861 – 1865) đã gửi bức thư sau cho thầy giáo của con mình: “Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ờ đâu đó sẽ có những con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm”. Điều Abraham Lincoln muốn nói qua bức thư ấy chính là không có gì quý giá lòng trung thực có ở con người. Và không ai khác, nền giáo dục sẽ rèn luyện cho con người phẩm đức đó.

Sự trung thực là một phẩm chất quan trọng hàng đầu trên hành trình hiện thực hóa ước mơ của mình. Trung thực cũng là phẩm chất hàng đầu của nhà lãnh đạo. Những người thiếu trung thực thời có thể đạt được những lợi ích nhất định, nhưng không sớm thì muộn sẽ bị phát hiện và sẽ đánh mất lòng tin của người khác.

Muốn người khác trung thực với mình thì trước tiên mình phải là người trung thực. Người có nhân cách không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực đáng quý ấy.

Khi nói nói đến hai chữ trung thực thì hầu như mọi người trong chúng ta ai ai cũng muốn thực hiện tốt. Vì sự trung thực nói lên bản chất căn bản đạo đức của con người. Lòng trung thực ghét sự gian dối xấu xa, nói lên sự quả cảm của một con người: “cây ngay không sợ chết đứng”, nói lên sự công bằng xã hội.

Những người trong xã hội ngày nay còn một ít lòng tự trọng trong người cùng cố sống sao cho trong sáng và chứng tỏ cho mọi người xung quanh ràng mình trung thực. Nhưng hình như sự trung thực trở thành lập dị, vì chỉ có một số người ít ỏi trùng thực trong một xã hội đầy giả trá, lọc lừa.

Có ai trong chúng ta có ai dám khẳng định là tôi sống trung thực và mãi mãi là một con người trung thực suốt đời không, sống trung thực để được gì và đánh mất cái gì? trung thực để mọi người ngưỡng mộ, chiêm bái, hay bị trù dập, bị sa thải, bị thiệt thòi, bị thất bại… và bạn sợ đánh mất lương tâm à ! lương tâm ngày nay hình như chỉ có trên sách giáo khoa, trong kinh kệ, trong tuồng tích răn đời mà không thấy được ở xã hội.

Nói như thế không phải tôi khuyên bạn sống không trung thực, sống gian dối giả trá. Bạn hãy dừng lại và suy nghĩ chọn một hướng đi cho mình, mà ở đó không đánh mất lương tâm, đánh mất danh dự và lòng tự trọng.

Sự trung thực phải chăng là một chừng mực nào đó và ta chỉ áp dụng một cách rất chừng mực mà thôi. Trung thực mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn hoàn cảnh coi chừng hoàn toàn bị thua thiệt mà thôi, mặc dù bạn vẫn ngẩn cao đầu nhưng chưa chắc mọi người xung quanh dám sống thực với bạn để rồi một ngày nào đó bạn sẽ trung thực đến mức độ không tha thứ một ai sai trái. Bạn sẽ cô độc trong hào quang trung thực.

Như vậy, hãy nên trung thực khi bạn sống trong một xã hội mà mọi người đều trung thực. Trung thực trong một xã hội gian trá là lạc hậu và thua thiệt mà thôi.

Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực. Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực. Con người trưởng thành qua kinh nghiệm nếu họ đối diện với cuộc đời trung thực và can đảm. Nghĩa là chính lòng trung thực mới đảm bảo cho chúng ta một cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc. Sống bằng sự giả dối là cuộc sống yếu đuối, cần phải loại bỏ.

Nghị luận về tính trung thực - Mẫu 6

Hiện nay, trong xã hội thường xảy ra một số vấn đề cần giải quyết như nói tục, chửi thề, bạo lực học đường. Bên cạnh những vấn đề đó thì trung thực đang là một vấn đề nan giải cần giải quyết. Vậy tại sao chúng ta cần phải trung thực trong cuộc sống.

Trung thực là một đức tính rất cần thiết cho mỗi con người chúng ta. Chúng ta biết trung thực là nói thật trong mọi việc, thật thà trong gia đình, trung thực với mọi người trong xã hội. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện qua những kì thi trong trường học hoặc những việc làm trong xã hội. Ví dụ như trong trường học, đức tính trung thực biểu hiện trong giới học sinh như không có hiện tượng quay bài, chép bài hoặc xem bài của bạn, và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam. Trong kinh doanh, nhất là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuất những loại hàng kém chất lượng hay kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng. Từ đây, chúng ta biết nếu rèn luyện đức tính trung thực thì chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống và được nhiều người kính trọng, tin tưởng.

Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng: Trung thực là đức tính tốt nhưng có làm được hay không thì tùy và cũng chẳng có hậu quả gì đáng kể. Nhưng thật ra thiếu thiếu trung thực sẽ gây ra những hậu quả xấu. Bởi trong cuộc sống, điều quan trọng nhất của mỗi người là chữ “tín”. Nếu đánh mất nó đồng nghĩa với việc đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Nếu trong cuộc sống chúng ta không có trung thực thì mọi người và bạn bè sẽ tránh xa và không còn tin tưởng ở mình nữa.

Trung thực là đức tính rất cần thiết cho mỗi người chúng ta nhưng đôi khi nói dối cũng giúp chúng ta làm được việc tốt. Ví dụ như trong nghành nghề bác sĩ, bệnh nhân đang mắc một căn bệnh không thể chữa được, bác sĩ sẽ nói dối là căn bệnh đó có thể chữa được để người bệnh có hi vọng sống tiếp.

Nói tóm lại, trung thực là dấu hiệu đạo đức của con người và xã hội. Trung thực đem lại rất nhiều điều tốt lành nhưng không dễ dàng để là người trung thực. Muốn trở thành người trung thực thì mỗi người chúng ta cần rèn luyện và phấn đấu nhiều hơn.

....

>> Tải file để tham khảo các mẫu còn lại!

Liên kết tải về

pdf Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về đức tính trung thực (Sơ đồ tư duy)
doc Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về đức tính trung thực (Sơ đồ tư duy) 1

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 9

Văn 9

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK