Nghị luận về hiện tượng lãng phí trong cuộc sống hiện nay mang đến 2 gợi ý cách viết kèm theo 10 bài văn mẫu cực hay. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, củng cố kiến thức để biết cách viết bài văn nghị luận xã hội hay.
TOP 10 bài nghị luận về hiện tượng lãng phí cực chất dưới đây gồm cả mẫu ngắn gọn và đầy đủ để các bạn tham khảo, lựa chọn theo sức viết của mình, giúp các bạn học môn Ngữ văn tốt hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học. Bên cạnh đó để nâng cao kỹ năng viết văn các bạn xem thêm: nghị luận về phong trào hiến máu nhân đạo, nghị luận về sự lười biếng của giới trẻ.
Nghị luận về hiện tượng lãng phí hay nhất
- Dàn ý nghị luận về hiện tượng lãng phí
- Nghị luận về lãng phí thời gian
- Nghị luận lãng phí thời gian
- Nghị luận xã hội về lãng phí thời gian
Dàn ý nghị luận về hiện tượng lãng phí
Dàn ý số 1
I. Mở bài
- Có nhiều hiện tượng đáng phê phán trong cuộc sống đối với một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh, bị tàn phá nặng nề và giờ mới đang phát triển.
- Lãng phí là hiện tượng rất đáng lo ngại trong đời sống.
II. Thân bài
a. Giải thích hiện tượng
- Lãng phí là hiện tượng, tình trạng con người thực hiện, tiến hành, tổ chức một công việc nào đó mà làm tốn kém, hao tổn một cách vô ích.
b. Phân tích
* Biểu hiện:
- Lãng phí của cải, vật chất, thời gian… trên mọi bình diện của cuộc sống, với nhiều đối tượng khác nhau.
- Lãng phí ở cấp độ vi mô (cá nhân, gia đình): việc tổ chức cưới hỏi, tang lễ trong mỗi gia đình đều rất lãng phí, không cần thiết vì vẫn quan niệm tổ chức cỗ bàn to, nhiều mâm
- Lãng phí ở cấp độ vĩ mô (các cấp, các ngành, toàn thể xã hội): các cuộc hội nghị, hội thảo, các dịp kỉ niệm, các lễ hội… phung phí rất nhiều tiền của, tốn kém mà chất lượng lại thực sự không cao… Có những dự án kinh tế, nhà nước đầu tư hàng trăm tỉ đồng mà hiệu quả thu về lại không nhiều.
- Lãng phí trong giới trẻ:
- Lãng phí không chỉ những thứ hữu hình như tiền bạc, của cải, sức lực. Không ít bạn trẻ sử dụng tiền bạc vào những việc vô bổ như quần áo, xe cộ, điện thoại, giày dép… đắt tiền, không phù hợp, không cần thiết với HS.
- Lãng phí thời gian, tuổi trẻ, cơ hội… cho những trò chơi, những thú vui không lành mạnh như game, điện tử, truyện tranh bạo lực…
* Nguyên nhân:
– Sự thiếu ý thức, thói quen phô trương, chạy theo hình thức, đua đòi…
- Không xác định được mục tiêu của bản thân trong cuộc đời mà mải mê chạy theo những thú vui trước mắt.
* Tác hại:
- Trước hết thiệt hại về tiền bạc, công sức…
- Thứ hai, không có điều kiện để đầu tư cho những việc, những lĩnh vực cần thiết, cấp bách cần phải làm.
- Mỗi người chỉ sống một lần trong đời và tuổi trẻ cũng “chẳng hai lần thắm lại”. Thời gian, tuổi trẻ, cơ hội không quay lại bao giờ. Do đó, lãng phí lớn nhất đối với người trẻ tuổi là lãng phí thời gian, tuổi trẻ, cơ hội.
* Biện pháp:
- Biện pháp chống lãng phí:
- Chung sức cùng xã hội để khắc phục, hạn chế hiện tượng lãng phí.
- Cần biết đầu tư thời gian, tiền bạc, công sức vào những việc có ích như học tập, giúp đỡ gia đình, cộng đồng… Không nên sống hoài, sống phí những năm tháng tuổi trẻ có ý nghĩa.
c. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức: Lãng phí là hiện tượng đáng phê phán vì nó gây hại cho cả cá nhân và xã hội.
- Hành động:
- Thực hành tiết kiệm.
- Sử dụng thời gian hợp lí. Xác định mục đích sống, lí tưởng sống của bản thân để chuyên tâm theo đuổi khát vọng của mình.
III. Kết bài:
- Chống lãng phí không là chuyện của một cá nhân, một gia đình, một tập thể nào… mà đã là vấn đề của toàn xã hội, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay.
- Sống giản dị, tiết kiệm cũng là sống đẹp bởi mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống.
Dàn ý số 2
I. Mở bài
Trong cuộc sống của một đất nước đã trải qua nhiều sóng gió, đặc biệt là những cuộc chiến tranh và hậu quả tàn phá, hiện tượng lãng phí đang nổi lên như một vấn đề đáng lo ngại. Lãng phí không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia mà còn đe dọa cuộc sống của mỗi cá nhân. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào hiện tượng lãng phí, tìm hiểu về nguyên nhân và tác hại của nó, cùng nhau xem xét các biện pháp chống lãng phí và học được những bài học quý báu từ việc tiết kiệm và sáng suốt trong quản lý cuộc sống.
II. Thân bài
a. Giải thích hiện tượng
Lãng phí là một hiện tượng tồn tại rộng rãi trong xã hội, mà con người tiêu tốn tài nguyên, cả vật chất và thời gian, mà không mang lại giá trị hay lợi ích đáng kể. Hiện tượng này có thể thể hiện ở nhiều khía cạnh của cuộc sống, từ cá nhân cho đến toàn xã hội.
b. Phân tích
– Biểu hiện:
Lãng phí có thể được thấy rõ ở cả cấp độ cá nhân và mức xã hội lớn hơn.
- Ở cấp độ cá nhân và gia đình, việc tổ chức các sự kiện như cưới hỏi, tang lễ thường trở nên lãng phí và không cần thiết. Người ta thường chi tiêu một lượng lớn tiền vào những nghi lễ này, mà không nhận được giá trị thực sự.
- Ở cấp độ lớn hơn, tức là ở cấp xã hội, chúng ta thường thấy các cuộc họp, hội thảo, lễ hội, và các dự án kinh tế của nhà nước đôi khi trở nên phung phí về tài chính và thời gian. Rất nhiều tiền của xã hội được đầu tư vào những sự kiện mà không đem lại giá trị thực sự, và hiệu quả thu về không đáng kể. Các dự án kinh tế đòi hỏi hàng trăm tỷ đồng có thể không mang lại lợi ích tương xứng với số tiền đầu tư.
- Thậm chí ở cấp độ cá nhân, những người trẻ thường lãng phí tiền bạc vào các thú vui không cần thiết, như việc mua sắm quần áo, xe cộ, điện thoại, giày dép đắt tiền. Điều này không chỉ gây lãng phí về tài chính mà còn tạo ra môi trường tiêu thụ không cân đối.
- Lãng phí cũng có thể thể hiện trong việc sử dụng thời gian, đặc biệt là trong việc tiêu thụ những thú vui không lành mạnh như trò chơi điện tử bạo lực hoặc việc lãng phí thời gian vào các hoạt động không mang lại lợi ích.
– Nguyên nhân:
- Nguyên nhân chính của lãng phí thường bắt nguồn từ sự thiếu ý thức và thái độ tiêu thụ quá phô trương. Người ta thường thiếu nhận thức về giá trị thực sự của tiền bạc, thời gian và công sức.
- Sự chạy theo hình thức và đua đòi trong xã hội cũng thúc đẩy hiện tượng lãng phí. Người ta thường quan tâm đến việc “làm ra vẻ” hơn là tập trung vào việc thực hiện mục tiêu và giá trị thực sự.
- Không ít người sống mà không xác định được mục tiêu của bản thân trong cuộc đời. Họ mải mê chạy theo những thú vui trước mắt mà không có lối đi rõ ràng.
– Tác hại:
- Lãng phí gây thiệt hại đầu tiên là về mặt tài chính. Người ta tiêu tốn một lượng lớn tiền bạc vào những sự kiện và hoạt động không đem lại giá trị tương xứng.
- Thứ hai, lãng phí cản trở khả năng đầu tư vào những việc, lĩnh vực quan trọng và cần thiết. Tiền và thời gian đã bị lãng phí không còn sẵn sàng để đầu tư vào những việc quan trọng hơn.
- Mỗi người chỉ sống một lần trong đời và tuổi trẻ cũng chỉ có một lần. Thời gian, tuổi trẻ và cơ hội không thể quay lại. Do đó, lãng phí thời gian, tuổi trẻ và cơ hội là tác hại nghiêm trọng nhất của hiện tượng này.
– Biện pháp:
- Biện pháp chống lãng phí có thể được thực hiện thông qua sự hợp tác của cả xã hội
- Cần thiết có sự thay đổi trong thái độ và ý thức tiêu dùng. Mọi người cần biết đầu tư tiền bạc, thời gian và công sức vào những việc có ích, những hoạt động mang lại giá trị thực sự.
- Việc thực hành tiết kiệm và quản lý tài chính thông minh là một phần quan trọng trong việc chống lãng phí.
- Sử dụng thời gian một cách hợp lý, xác định mục tiêu sống và tập trung vào những hoạt động mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội.
III. Kết bài
Trong bối cảnh của cuộc sống hiện đại và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chống lãng phí không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân, mà còn là vấn đề của toàn xã hội.
Nghị luận về lãng phí thời gian
Thời gian là vốn quý nhất của mọi người. Lãng phí thời gian là lãng phí “của báu” mà tạo hóa đã ban tặng cho mỗi con người. Nếu không biết tận dụng. nó sẽ qua đi rất nhanh, đúng như lời răn của người xưa: “Tháng ngày vùn vụt thoi đưa / Nó đi… đi mãi có chờ ai đâu!”
Vậy mà, lãng phí thời gian đang là căn bệnh hay gặp nhất ở giới sinh viên. Bạn đã bao giờ tự hỏi mình đã sử dụng quỹ thời gian đúng mục đích hay chưa? Liệu có để thời gian trôi qua một cách uổng phí hay không?
Đáng tiếc là phần lớn sinh viên chúng ta hiện nay không biết tận dụng và quý trọng thời gian. Đa số sinh viên sau những giờ học ở trường thì thời gian còn lại không mảy may nghĩ tới việc học, thậm chí không dành thời gian tối thiểu cần thiết cho việc học.
Do học theo hệ tín chỉ nên giờ đây sinh viên còn có nhiều “thời gian rỗi” hơn so với thời học theo chế độ niên chế. Học tín chỉ, thực chất là dành quyền chủ động cho sinh viên tự sắp xếp thời gian để tự học và nghiên cứu. Lên lớp, giáo viên chỉ có vai trò dẫn dắt và định hướng, còn lại sinh viên phải tự tìm hiểu và nghiên cứu, mà sinh viên Việt Nam bây giờ ý thức tự học, tự nghiên cứu rất kém.
Theo cách tín chỉ, giờ lên lớp ít hơn thay vào đó là thời gian tự học tự nghiên cứu. Nhưng ngoài giờ lên lớp, đa số sinh viên dành thời gian còn lại để online, xem phim hay chơi game… với lý do là thầy không ra bài tập để làm. Họ không hề có ý thức tự học, tự nghiên cứu. Thầy cô ra bài thì làm, không ra thì nghỉ cho “ khỏe”. Ngoài việc giết thời gian vào những việc trên thì một bộ phận không nhỏ dành thời gian để ngủ, mà đa số là sinh viên nam.
Bạn Nguyễn Văn Sơn ( sinh viên Học viện âm nhạc Huế) cho biết: “thời gian rảnh có biết làm gì đâu, thôi thì cứ ngủ cho đỡ tiêu tốn năng lượng, đỡ đói bụng!”. Mọi người trong xóm trọ của Sơn cho biết, có ngày Sơn ngủ bỏ ăn, bỏ cả đến lớp và tất nhiên sách vở chẳng bao giờ đụng vào.
Vì thế nên bây giờ việc bắt gặp sinh viên ngồi đọc sách, họp nhóm bàn bạc việc học hay ngồi mày mò, nghiên cứu một vấn đề nào đó liên quan đến học hành thì rất hiếm… Mà thay vào đó là thấy các bạn thường xuyên vào Facebo
Hãy biết quý trọng thời gian, đừng để tuổi trẻ của mình trôi qua một cách phí hoài như vậy các bạn nhé!
Bên cạnh những bạn sinh viên hăng hái tham gia các cuộc hiến máu tự nguyện để cứu đồng bào lúc hiểm nguy đến tính mạng thì còn không ít sinh viên lãng phí sức khỏe một cách vô ích. Họ thường ít quan tâm tới điều này, cứ tưởng như sức khỏe của tuổi trẻ là thứ trời cho trong khi phần lớn sinh viên phải đi trọ học xa nhà, không được bố mẹ giúp đỡ, nhắc nhở.
Đa số sinh viên nam sinh hoạt không điều độ, thích gì làm nấy, nhất là nhậu nhẹt. Lúc nào có chút tiền hoặc có cớ vui nào đó là rủ nhau nhậu, thậm chí vay tiền để nhậu, mà không hề nghĩ đến hậu quả của nó, cứ đua nhau uống nhiều, uống đến say mới thích.
Sinh viên hiện nay tổ chức nhậu nhẹt còn nhiều hơn đi học, rủ nhau bỏ học bỏ thi để tham gia các cuộc nhậu mà họ chẳng thèm quan tâm nó ảnh hưởng như thế nào đến học tập và sức khỏe của mình. Các bạn có biết rằng nhậu nhẹt làm sút giảm toàn thể từ thể lực, tinh thần, trí tuệ và thoái hóa giống nòi.
Một việc làm rất ảnh hưởng đến sức khỏe nữa là “nghiện game online”. Nếu chơi games chỉ để giải trí một lúc, hay để thư giãn đầu óc thì không sao. Nhưng nghiện games đến mức ngồi cả ngày bên máy vi tính, quên ăn, quên ngủ thì là điều hết sức đáng lo ngại. Không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến việc học và nguy hiểm đến tính mạng.
Không ít bạn trẻ đỗ điểm cao vào đại học nhưng rồi học không nổi phải bỏ giữa chừng vì mê trò chơi này, thậm chí có người gục chết trên bàn game nhưng vẫn chưa làm nhiều người thức tỉnh. Họ vẫn đam mê, đốt thời gian và sức khỏe với những trò vô bổ như vậy. Ngoài ra, việc xem phim hay chat chit thâu đêm cũng rất ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng các bạn lại đang rất thờ ơ với điều đó.
Nghị luận lãng phí thời gian
Bài làm mẫu 1
Từ xa xưa, ông cha ta đã có ý thức rất rõ ràng về thời gian, thể hiện trong câu thành ngữ: "Thời gian là vàng, là bạc". Có thể thấy thời gian tuy là một thứ vô hình nhưng lại vô cùng có giá trị, trong xã hội hiện đại, nhịp sống thay đổi tính theo từng phút từng giây, thì thời gian lại càng trở nên quý giá hơn cả, một giây trôi qua thôi cũng đều là nuối tiếc. Bởi thời gian qua rồi, có ngoảnh đầu quay trở lại đâu, đặc biệt cuộc đời con người chỉ có vẻn vẹn vài chục năm. Tuy thời gian quý giá đến vậy, nhưng có một thực trạng đáng buồn rằng đa số giới trẻ hiện nay vẫn chưa thể ý thức được giá trị của thời gian, họ thường lãng phí thời gian vào những thứ vô bổ, thay vì dành để trau dồi và phát triển bản thân.
Người ta thường nói tuổi trẻ chính là mùa xuân của cuộc đời, là lúc chúng ta sung sức, đẹp đẽ nhất, cũng chính là thời gian thích hợp để người ta học tập và gây dựng mọi thứ sẵn sàng cho bản thân bước vào đời. Thế nhưng, có rất nhiều bạn trẻ hiện nay, chẳng nghĩ đến điều ấy bao giờ, họ cứ tưởng rằng cố gắng hết 3 năm cấp 3 để bước chân vào cánh cổng trường đại học là đủ rồi, việc còn lại là ăn chơi và hưởng thụ hết tuổi trẻ. Chẳng biết có ai đã nói ra một câu rất hài hước rằng: "Vào đại học sướng lắm, học hành gì đâu, cứ chơi thoải mái thôi", để phù phiếm mê hoặc lớp trẻ, khiến họ răm rắp tin là thật như thế. Nhìn một lớp học buổi sáng, giảng đường có thể đông đủ đấy nhưng đến phân nửa sinh viên nằm gục mặt xuống bàn ngủ, 1⁄4 còn lại thì chơi game, lướt face, nói chuyện riêng, phần còn lại là mấy bạn ngồi bàn đầu, có lẽ là chăm chú nghe giảng nhất, nhưng thực ra trong đó có mấy người thực sự nghe hiểu, mấy người thực sự tâm huyết thì không biết nữa. Cứ đằng đẵng như thế trong suốt 4, 5 năm trên ghế giảng đường chỉ quanh đi quẩn lại, việc lên lớp, làm việc riêng, điểm danh rồi về, cuối kỳ thi thì thức thâu đêm suốt sáng cày cuốc cho kịp. Tự hỏi đi học như vậy có nghĩa lý gì, các bạn có ý thức được rằng mình đang lãng phí thanh xuân, lãng phí thời gian một cách vô tội vạ hay không? Đó là việc học hành trên lớp, còn khi có thời gian rảnh rỗi, hầu như các bạn trẻ thích ngủ, thích nằm lì ở nhà cày phim, cày game, đọc truyện hơn là bước ra đường đi làm thêm, đi học thêm. Đôi khi chỉ vì có bức ảnh sống "ảo" trên facebo
Nguyên nhân dẫn tới việc lãng phí ấy có nhiều, nhưng có lẽ xếp đầu tiên là thói quen trì hoãn của giới trẻ. Trong tâm trí của các bạn luôn có một suy nghĩ rất hồn nhiên rằng: "Tôi còn trẻ mà, tôi còn rất nhiều thời gian, thế nên cứ chơi đi đã, tôi sợ sau này sẽ hối tiếc". Nhưng chính suy nghĩ ấy của các bạn khiến các bạn hối tiếc sau này đấy. Các bạn trẻ thường có xu hướng thỏa mãn sự lười biếng của mình hơn là nỗ lực khắc phục cái sự lười biếng ấy, bạn dự định sẽ đi học ngoại ngữ trong năm nay, nhưng vì chưa muốn học, thế là bạn tặc lưỡi bảo thôi năm sau học cũng chưa muộn, và cứ thế đến năm cuối, bạn buộc phải vắt chân lên cổ để học cho kịp, thậm chí khi bạn bè đã ra trường hết, thì bạn phải vật vã cày tiếng Anh, vì thi không đủ điểm. Tôi cũng từng nghe rất nhiều bạn nói rằng muốn đi làm thêm, tích lũy kinh nghiệm, thế nhưng vì tiếc nuối những cuộc đi chơi thâu đêm suốt sáng, những giờ phút an nhàn, mà vẫn trì hoãn mãi, thế là cả đời sinh viên bạn chẳng có chút kinh nghiệm gì ngoài kinh nghiệm "tán phét", cũng chẳng tự tay làm ra đồng tiền nào, chẳng hiểu được giá trị của sức lao động, của đồng tiền. Đã thế còn vô tình lãng phí 4 năm thanh xuân, kiến thức, lẫn kinh nghiệm đều là con số không. Thế rồi, bạn bước ra ngoài xã hội với sự ngơ ngác, thất bại liên tiếp, lúc đó bạn mới hiểu ra thì đã quá muộn màng rồi.
Một trong những nguyên nhân khác, dẫn tới việc lãng phí thời gian của giới trẻ còn là ở cái "tôi" dại khờ, họ chưa đủ tầm nhận thức để nhận ra giá trị của tuổi trẻ, của thời gian, thế nhưng khi nghe được những lời khuyên chân thành của các bậc tiền bối đi trước họ lại thường bỏ ngoài tai, không cho đó là đúng. Họ ham thích những cái gì mới lạ, tạo cảm giác phiêu lãng tự do, không thích bị bó buộc, không thích nỗ lực, vì cảm thấy đó là việc của sau này, giờ cứ phải chơi đã. Thêm một nguyên nhân nữa là sự hèn nhát, sợ sệt, khiến con người ta chùn bước, mãi núp trong cái vỏ ốc an toàn của mình, mà đâu biết rằng sẽ có một "con voi" xã hội đi qua và giẫm nát bạn. Rất nhiều bạn trẻ núp trong căn phòng trọ chật chội, tự huyễn hoặc mình bằng những thú vui nhất thời, trốn tránh thực tại, không dám mơ ước hoặc là có mơ ước đấy, nhưng lại mặc định mình chẳng làm được đâu, cố gắng làm gì. Thời gian thấm thoát thoi đưa, tuổi lớn dần lên nhưng tâm hồn của các bạn cứ mãi 18, đó chẳng phải là điều gì hay ho cả. Rồi mai đây bạn có sống ngoài xã hội với một tâm hồn non nớt, dại khờ và bốc đồng được hay không?
Thế nên các bạn trẻ của tôi ơi, đừng lãng phí thời gian nữa. Tôi biết rằng những khao khát được tận hưởng, được sống được hạnh phúc là xứng đáng và ai cũng có cả. Nhưng đừng chỉ tận hưởng không thôi, tuổi trẻ mà tận hưởng thì tuổi trung niên bạn sẽ phải cố gắng gấp 10 người khác, liệu các bạn có làm được không khi mà lúc đó những cái gọi là nhiệt huyết, thanh xuân đã cạn kiệt? Làm gì cũng được, hãy tìm cho mình một mục tiêu, hãy lập cho mình một kế hoạch, hãy đưa mình vào kế hoạch ấy và thực hiện nó, học thêm, làm thêm, chỉ có xã hội mới là người thầy toàn năng nhất, còn mạng xã hội ư? Chúng ta sẽ chẳng học được gì nhiều ngoài việc tự mê hoặc bản thân cả.
Bài làm mẫu 2
Trong thực tế cuộc sống hiện nay ta như cũng đã biết được rằng cũng đã có nhiều hiện tượng đáng phê phán trong cuộc sống với một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh, khi mà cảnh đất nước bị tàn phá nặng nề và giờ đây mới đang phát triển. Ta cũng có thể thấy được rằng chính sự lãng phí là hiện tượng rất đáng lo ngại trong đời sống. Và nó đang trở thành một vấn đề thất đáng báo động hiện nay của không chỉ riêng cá nhân chúng ta mà còn cho cả loài người nữa.
Đầu tiên ta phải hiểu được rằng chính sự lãng phí là hiện tượng, tình trạng con người thực hiện, tiến hành, hay đó còn là một sự tổ chức một công việc nào đó mà làm tốn kém biết bao nhiêu hơn nữa nó dường như cũng đã gây ra cho chính ta một sự hao tổn một cách vô ích. Và thực sự lãng phí là một vấn đề nghị luận mang lại cho cuộc sống của chúng ta bị ảnh hưởng ít nhiều.
Thực tế ta như thấy được rằng chính những biểu hiện của sự lãng phí đó có thể chính là những của cải, vật chất, thời gian…sự lãng phí này dường như cũng đã xuất hiện trên mọi bình diện của cuộc sống, với nhiều đối tượng khác nhau. Và cho dù xuất hiện ở đâu hay là xuất hiện ở đối tượng nào đi chăng nữa thì ta như cũng đã thất được nó sẽ có những ảnh hưởng ít nhiều đến chính cuộc sống của chúng ta hiện đại ngày nay.
Ta như nhận thấy được biểu hiện của lãng phí trong cuộc sống hiện nay dường như cũng đã rất phong phú, đa dạng, ở cả cấp độ vi mô. Có thể là ở các cá nhân, gia đình cho đến cấp độ vĩ mô lớn có thể nói được đó chính là các cấp, các ngành và toàn xã hội. Thực tế cho thấy hiện nay người Việt ta như rất lãng phí thể hiện ngay trong những bữa tiệc như cưới hỏi, hay tang lễ. Thật không thể khó nhận ra được bữa tiệc cưới như đầy ắp thịt, xôi, cá,…và khi bữa tiệc tan giã thì còn lại trên bàn cũng đầy thực phẩm mà người ta ăn không hết được. Không phải vì chỗ đó không ngon, mà do chính là quá nhiều nên không thể nào mà hết được. Ta vẫn còn nhận thấy được những dự án bỏ ra hàng tỷ đồng nhưng lại bị bỏ ngỏ, thế là công sức đào móng tốn bao nhiêu tiền của thế rồi lại không được sử dụng và trở thành những ngôi nhà hoang, những dự án cũng như bị “đắp chiếu” để đó. Và đây quả thực là sự lãng phí ghê gớm. Vẫn còn đó biết bao nhiêu mảnh đời cơ cực phải lo miếng ăn qua ngày trong khi chỗ lại thừa thãi thức ăn đem bỏ đi. Vẫn còn đó những ngôi nhà ở trong nhà cũng như ở ngoài sân thì dự án tỷ đô kia lại bỏ ngỏ. Thật quá nhiều điều mâu thuẫn và bất công xảy ra chính trong cuộc sống đời thường của chúng ta.
Biểu hiện của sự lãng phí có muôn hình vạn trạng, tuy nhiên hậu quả chung từ việc làm này đó chính là một sự bỏ không, một sự không cần thiết. Ta dường như cũng đã thấy được rằng chính sự lãng phí không chỉ những thứ hữu hình như tiền bạc, của cải, sức lực. Trong xã hội hiện đại ngày nay thì cũng đã có không ít bạn trẻ sử dụng tiền bạc vào những việc vô bổ như quần áo, xe cộ, điện thoại, giày dép… đắt tiền. Đáng nói là nó đắt tiền nhưng nó lại còn không phù hợp, không cần thiết đối với học sinh. Thực sự chính sự lãng phí còn thể hiện ở những thứ vô hình như thời gian, tuổi trẻ, cơ hội… Ta vẫn còn thấy được lại có những bạn trẻ dành nhiều thời gian có những trò chơi, những thú vui không lành mạnh có thể kể ra đó như chơi điện tử, chơi game, đọc truyện tranh bạo lực… Thông qua đây ta dường như cũng thấy được đây cũng chính là biểu hiện lãng phí đáng lo ngại nhất ở thế hệ trẻ, song đồng thời nó cũng là sự lãng phí mà chính người trẻ tuổi lại khó nhận biết nhất.
Thật khó có thể nói hết được những tác hại của lãng phí là điều không cần phải bàn cãi. Đầu tiên ta như thấy được trước hết, lãng phí gây thiệt hại về tiền bạc, công sức mình bỏ ra. Tiếp sau đó ta thấy được sự tác hại nữa đó chính là khi không có điều kiện để đầu tư cho công việc, những lĩnh vực cần thiết, cấp bách cần phải làm mà trong khi đó lại có những công trình chưa hoàn thành và có thể chẳng bao giờ hoàn thành nhưng nó lại ngốn biết bao tiền của, công sức đầu tư vào đó.
Chúng ta cũng nên biết được rằng, có lẽ mỗi con người chỉ sống một lần trong đời, và tuổi trẻ của chúng ta như một nhà thơ đã từng nói “Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”. Thực sự ta như thấy được thời gian, tuổi trẻ, những cơ hội không quay trở lại bao giờ. Do đó, ta có thể nói được rằng chính sự lãng phí lớn nhất đối với những người trẻ tuổi đó chính là lãng phí thời gian, tuổi trẻ và những cơ hội mới của mỗi con người chúng ta.
Ngược lại với lãng phí là tiết kiệm, chúng ta tiết kiệm đúng đắn thì khoản dôi dư kia lại được dùng để đi làm việc khác. Và công việc cần làm dường như cũng được hoàn thành nhanh chóng hơn như ông bà ta nói “Ít chắt chiu, hơn nhiều phung phí”. Chắc chắn chúng ta không lãng phí thì cuộc sống sẽ có nhiều điều làm được hơn mà chúng ta cũng cảm thấy có ý nghĩa hơn.
Bài làm mẫu 3
Một trong những điều mà Bác Hồ căn dặn chúng ta sống ở đời chính là sự “kiệm”. Kiệm có nghĩa là tiết kiệm và hoang phí chính là sự ngược lại với sự tiết kiệm. Con người sống trong xã hội ngày càng có những chuyển biến mới và dường như cũng không hề lo lắng cho thế hệ sau. Họ như ăn chơi và hoang phí mọi mặt, người ta cho rằng đất nước ta là “đất nước rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu”. Có lẽ chính vì thế mà lối sống hoang phí, lãng phí là một thực trạng khá báo động của một bộ phận người trong xã hội hiện nay.
Lãng phí đó chính là một hiện tượng đang ngày càng diễn ra khá phổ biến hiện nay đối với giới trẻ. Lãng phí chính là một hiện tượng gây nên sự tiêu hao, tốn kém không cần thiết trong cuộc sống của con người chúng ta.
Có thể thấy được rất rõ những biểu hiện của lãng phí trong cuộc sống hiện nay rất đa dạng. Ta như cũng nhận thấy được chính từ cấp độ vi mô (cá nhân, gia đình) đến cấp độ vĩ mô (các cấp, các ngành, toàn xã hội…) cũng có những hiện tượng lãng phí này xảy ra. Từ trong gia đình đơn giản ta cũng thấy được trong căn bếp chẳng hạn việc bạn cứ xả nước rửa rau nhưng khi xong không tắt nước ngay mà do thói quen bạn quên để nước cứ thế chảy. Hay những bóng điện không dùng đến nữa nhưng vẫn cứ bật gây tốn về tiền của cũng như điện năng cho cả gia đình. Mỗi khi bạn hoạt động mệt nhọc bật một lúc quá nhiều quạt xong khi không cần dùng nữa cũng quên không tắt hết đi,… Tất cả những thói quen này gây ra một sự lãng phí không cần thiết.
Có thể nhận thấy được chính thực trạng của việc lãng phí là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống hiện nay, đặc biệt là trong giới trẻ bây giờ. Ta như nhận thấy được rằng chính hiện tượng lãng phí không chỉ là những thứ hữu hình như; tiền bạc, của cải, sức lực,… mà dường như nó cũng chính còn là lãng phí những thứ vô hình như: thời gian, tuổi trẻ, cơ hội… Các bạn như mải miết vào các trò chơi như thật vô bổ. Các trò chơi tiêu khiển như game,… không chịu học hành thì các bạn sẽ không tích lũy được một lượng kiến thức cần thiết để có thể trang bị cho mình phát triển hơn nữa. Thế rồi thời gian các bạn tiêu tốn cho nó cũng rất lớn khiến cho sức khỏe của mình cũng bị hao tổn. Không chỉ vậy thời gian đó nếu như các bạn dùng để có thể giúp cho gia đình mình hoặc đọc những cuốn sách hữu ích thì nó lại thiết thực hơn rất nhiều. Giới trẻ hiện nay thực sự như đang tiêu tốn quá nhiều thời gian cũng như sức lực của mình vào những trò thật vô bổ.
Nguyên nhân của sự lãng phí này đó cũng chính là những sự thiếu ý thức, thói quen phô trương, chạy theo hình thức, đua đòi… Khi giới trẻ lại luôn được coi là bộ phận luôn nhạy bén tiếp thu những điều mới lạ, còn một số thì lại chạy theo thị hiếu. Tất cả những điều này cũng chính là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại về tiền bạc, công sức, thời gian,… có lẽ chính vì thế ta sẽ không có điều kiện đầu tư cho những cái cần thiết, cấp bách khác.
Nhận thấy được chính trách nhiệm của thế hệ trẻ trước hiện tượng lãng phí trong cuộc sống hiện nay đó cũng chính là phải cùng chung sức cùng xã hội chống lại hiện tượng lãng phí, ý thức và thực hành tiết kiệm. Thực tế cần phải biết được mỗi người, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi, cần biết đầu tư thời gian, công sức, cũng như tiền bạc vào những việc có ích như học tập, đồng thời cũng phải biết giúp đỡ gia đình, vì cộng đồng… Mọi người chúng ta cũng không nên sống hoài, sống phí những năm tháng tuổi trẻ có ý nghĩa.
Việc con người, đặc biệt là giới trẻ mà có thể chống lãng phí không là chuyện của một cá nhân, một gia đình, một tập thể nào… Ta như biết được đã là vấn đề chống lãng phí chính là vấn đề của toàn xã hội, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Thực tế cho thấy được rằng, chính việc sống giản dị, tiết kiệm cũng là sống đẹp bởi mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Chúng ta hãy sống thật tiết kiệm và nhớ đến thế hệ sau. Nếu như chúng ta trong xã hội hiện nay mà lại khai thác quá mức thì thế hệ sau không những không có gì để khai thác mà cũng đã làm ảnh hưởng đến chính chất lượng đời sống của thế hệ mai sau. Rừng chúng ta khai thác trắng, khai thác quá mức, khai thác đến mức không cần thiết khiến cho tài nguyên bị cạn kiện, mức độ ô nhiễm môi trường như gia tăng,… Có rất nhiều hệ lụy diễn ra nhưng con người chưa ý thức được. Hãy biết tiết kiệm để tránh lãng phí không cần thiết cho chính bạn và thế hệ sau này.
Lãng phí thực sự là một việc làm không nên đối với giới trẻ hiện nay và đồng thời nó cũng chính là một việc sai lầm. Khiến cho xã hội của chúng ta khó có thể phát triển một cách bền vững được.
Nghị luận xã hội về lãng phí thời gian
Bài làm mẫu 1
Đất nước ta đang ngày càng phát triển, hội nhập không ngừng. Đời sống của con người cũng được cải thiện. Cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn. Khiến cho con người mắc phải căn bệnh lãng phí. Đây là căn bệnh mà nhiều người sống trong xã hội này mắc phải.
Lãng phí là hành động mà một cá nhân hay một tổ chức tiến hành công việc nào đó mà gây tốn kém, hao tổn một cách vô ích. Đó có thể là lãng phí về nhiều mặt khác nhau.
Có thể đó là lãng phí về của cải, vật chất. Trong xã hội đang rộng mở, con người càng no đủ thì những hoạt động giải trí càng được đầu tư hơn nữa. Những đám cưới với quy mô lớn được tiến hành. Khách quan đông đảo, tiệc cưới xa hoa. Tất cả chỉ để cho người khác thấy sự giàu có của mình. Để thể hiện với những người hàng xóm, bạn bè, để khoe khoang. Họ đã lãng phí không biết bao nhiêu tiền bạc, thời gian vào đó.
Không chỉ đám cưới, mà còn cả đám ma thời đại này cũng vậy. Người chết cần có sự trang nghiêm, yên tĩnh. Nhưng những đám ma ở thành thị lại được phô diễn hết sức khoa trương. Những gia đình có điều kiện, có người thân mất đi thì làm đủ mọi thứ. Kèn ta, kèn tây, đội nhạc công các loại đủ cả. Đám ma là dành cho người chết, cho sự tiếc thương giờ lại biến thành nơi khoe mẽ, với người khác về sự hiếu kính của bản thân mình với người chết. Bằng việc làm những đám ma đồ sộ, to lớn.
Con người đang không ngừng lãng phí tiền bạc, của cải, thời gian vào những loại chuyện như vậy. Hay sự lãng phí to lớn hơn, đến từ những tổ chức. Những sự kiện mời khác quy mô, tiệc ăn uống linh đình. Nhưng kết quả đạt được từ những sự kiện, những dự án lại là rất thấp.
Sống trong thời đại cơm no, áo ấm. Dường như con người đã đánh mất những giá trị của bản thân mình. Bắt đầu một cuộc sống xa đọa hơn, phóng túng hơn. Mà nguyên nhân chính là do sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường. Thói quen phô trương, chạy đua theo thời đại.
Tác hại của việc lãng phí trước hết đó là tiền bạc, thời gian bị đánh mất. Người ta phải bỏ ra một số tiền lớn, một khoảng thời gian vắt óc suy nghĩ, để có thể làm sao tổ chức những sự kiện làm cho mình mở mày mở mặt. Nhưng đôi khi tiền mất, tật lại mang.
Mỗi con người, chỉ có duy nhất một lần để sống. Đặc biệt là những người trẻ, những người vẫn còn rất nhiều thời gian. Nếu lãng phí thời gian của bản thân mình vào những việc vô bổ. Hay làm những việc chỉ để lấy tiếng. Thì hãy ngừng lại ngay. Hãy suy nghĩ nghiêm túc về những hành động mình đang làm. Bởi mỗi người chỉ có một cuộc đời. Sống sao cho đúng, ý nghĩa cách sống làm cho cuộc đời thêm hạnh phúc.
Hạnh phúc sẽ đến với chúng ta nếu chúng ta biết đấu tranh không ngừng. Sẽ được mọi người kính ngưỡng, khen ngợi nếu đó xuất phát từ bản thân chúng ta, và những hành động nỗ lực của bản thân. Chứ không phải là sự lãng phí, để đổi lại sự kính nể của người khác. Những thứ kính nể ấy chỉ là nhất thời, đến lúc chúng ta chẳng còn gì, sẽ chẳng ai còn kính chúng ta cả. Sự tôn trọng của người khác đối với mình, tốt nhất là phải xây dựng từ chính bản thân mình. Có như vậy, mới là sự tôn trọng lâu dài, bền vững.
Hiện tượng lãng phí đang không ngừng ăn sâu vào đời sống con người. Bởi cuộc sống của con người quá đầy đủ. Họ bỏ quên những giá trị tốt đẹp truyền thống của dân tộc. Chạy đua với những thứ mới của thế giới. Những vật chất họ lãng phí lại là cần thiết cho biết bao nhiêu người có hoàn cảnh khốn khổ. Nhưng đối với họ, được người khác nể trọng, được ngưỡng mộ, sĩ diện mới là cái họ muốn nhất.
Đất nước muốn phát triển là đất nước biết sử dụng tài nguyên một cách hợp lí. Mà trong đó, mỗi con người sống trong xã hội là một phần tử làm lên một đất nước giàu đẹp. Mỗi người nếu biết sống một cách có trách nhiệm, biết tiết kiệm, tiêu pha một cách có hợp lí. Thì đất nước ta sẽ mãi trở thành một đất nước giàu có, vững mạnh.
Bài làm mẫu 2
Cuộc sống hiện nay đang ngày càng phát triển hơn, vật chất dư thừa dẫn đến việc con người cũng có môi trường sống thoải mái hơn. Tuy nhiên điều này cũng kéo theo một vài hệ lụy mà tiêu biểu là vấn nạn lãng phí. Người Việt, đặc biệt là người trẻ tuổi đang có hiện tượng lãng phí ngày càng nhiều: lãng phí đồ dùng, vật dụng, lãng phí thực phẩm, lãng phí tiền bạc, lãng phí thời gian.
Khi cuộc sống con người đầy đủ thì người ta thường phí phạm đồ dùng vật chất một cách vô tội vạ. Hiện tượng này thường thấy nhiều nhất là đối với lương thực thực phẩm. Con người có kinh tế dư dả, cuộc sống vật chất được đảm bảo nên đồ ăn thức uống cũng thoải mái không còn phải kiêng khem, hà tiện như trước kia. Thế nhưng điều này cũng dẫn tới tình trạng nhiều bạn trẻ mua quá nhiều đồ ăn thức uống sau đó dùng không hết và bỏ đi. Trong việc sử dụng lương thực thực phẩm nhiều bạn hiện nay cũng quá lạm dụng, hoang phí một cách vô tội vạ. Hễ đi siêu thị, đi chợ là sẽ mua về rất nhiều thực phẩm đồ ăn vặt để rồi sau đó chỉ ăn một chút là vứt đi. Đi ăn tại nhà hàng nhóm nào cũng gọi một bàn đầy thức ăn, bừa phứa cả ra sau đó mỗi món chỉ động đũa một vài miếng còn lại đứng lên đi về. Thay vì bỏ đồ ăn thừa lại, thực ra khách vẫn hoàn toàn có thể yêu cầu gói hộp lại đem về ăn hoặc đơn giản là gọi ít đồ ăn thôi. Như vậy sẽ đỡ lãng phí thay vì các bạn cố gắng thể hiện sự sang chảnh, đẳng cấp của bản thân bằng việc gọi một bàn tiệc rồi bỏ thừa.
Trong việc sử dụng và quản lí thời gian, nhiều bạn trẻ ngoài giờ học thì hầu hết chỉ dành thời gian cho việc ngủ. Có những bạn trẻ thường xuyên thức khuya để xem phim, lướt Facebo
Ngay cả đồ dùng, quần áo cũng vậy, làm đẹp cho bản thân là một việc làm tốt nhưng lạm dụng và quá chưng diện, lãng phí quần áo thì là không nên. Có những bạn trẻ hiện nay đi làm được bao nhiêu tiền đều dồn hết vào sắm sửa quần áo. Đồ mặc cả tháng không lặp bộ nào, thậm chí mỗi bộ đồ chỉ dùng một lần là bỏ vì không muốn mặc lại. Nhưng các bạn hoàn toàn có thể có những cách thức xử lí khác với chỗ quần áo của mình bằng các cách như tặng lại cho những người cần hơn hay bán đi, cho những người cần.
Việc lãng phí không phải là một cách hay ho để chứng tỏ bạn giàu có, đẳng cấp, phong độ. Lãng phí cũng hoàn toàn có thể được khắc phục, sửa chữa tùy vào ý thức của mỗi người. Chống lãng phí không chỉ giúp mọi người tiết kiệm được nhiều thời gian, tiền bạc, tài sản mà còn giúp con người rèn giũa các đức tính thói quen tốt đẹp. Như vậy không có nghĩa là con người nên hà tiện, ki bo, kẹt xỉ, đó không phải là việc nên làm nếu như bạn muốn làm giàu hay tiết kiệm điều gì. Hãy hiểu rằng không lãng phí ở đây là vấn đề chúng ta chỉ nên dùng đủ, không nên thừa, vậy thôi.
Tuổi trẻ cần có những nhận thức rõ ràng về việc lãng phí trong cuộc sống, có trách nhiệm phải loại bỏ những tư tưởng và hành động lãng phí. Muốn vậy, mỗi bạn phải có những hành động thiết thực ngay từ hôm nay bằng cách không lãng phí những điều nhỏ nhất quanh mình. Mỗi bạn hãy là một tấm gương để những người xung quanh cũng từ đó mà điều chỉnh hành vi của mình.
Bài làm mẫu 3
Sống trong xã hội hiện đại, con người có nhiều điều kiện để phát triển, chất lượng của cuộc sống nhờ đó cũng được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực vẫn tồn tại không ít những hạn chế, những hiện tượng đáng phê phán, một trong số đó có hiện tượng lãng phí trong cuộc sống.
“Lãng phí” là việc tiêu tốn không có kế hoạch gây tốn kém, hao tổn một cách vô ích. Có một bộ phận không nhỏ con người trong xã hội có thói quen lãng phí, đó có thể là lãng phí của cả vật chất, thời gian….Ở mỗi cá nhân lại có đối tượng và cách thức lãng phí khác nhau, có người lãng phí thời gian vào những chuyện vô bổ, cũng có người lãng phí trong sử dụng điện, nước, tiền bạc.
Sử dụng lãng phí gây tiêu tốn những thứ tài sản (tiền bạc, thời gian, vật chất” một cách vô ích, thừa thãi mà còn gây nguy cơ thiếu hụt những thứ tài sản ấy, gây khó khăn trực tiếp cho con người trong tương lai. Hành động lãng phí nếu kéo dài có thể trở thành một thói quen khó bỏ, tính cách con người sẽ trở nên dễ dãi, không có kế hoạch, kỉ luật.
Hiện nay, ở một bộ phận giới trẻ đã và đang sử dụng lãng phí tiền bạc, của cải, sức lực vào những mục đích không cụ thể, cần thiết gây lãng phí. Đó là việc sử dụng tiền bạc vào những thứ vô bổ như: ăn chơi, quần áo, điện thoại, giày dép….trong khi điều kiện kinh tế không tương xứng. Hành động lãng phí có thể gây ra những gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội.
Một trong những cách thức lãng phí đáng tiếc nhất mà không nhiều người nhận ra, đó chính là lãng phí thời gian. Thời gian là thứ tài sản to lớn nhưng vô hình nên khó nhận biết, cũng bởi vậy mà nhiều người để thời gian trôi vụt qua tầm tay một cách đáng tiếc mà không biết nắm bắt. Thời gian có thể mang đến những cơ hội to lớn để phát triển và khẳng định bản thân, thế nhưng một bộ phận không nhỏ giới trẻ ngày nay vì quá sa đà vào những thú vui không lành mạnh hay sống không có mục đích đã gây lãng phí thời gian một cách nghiêm trọng.
Thói quen và hành động lãng phí không phải tính sẵn, nó có thể được hình thành trong quá trình sống, quá trình tiếp xúc với môi trường sống. Thói quen lãng phí xuất phát từ sự thiếu ý thức, thói quen ưa phô trương, chạy theo hình thức một cách mù quáng. Không xác định được mục tiêu sống của bản thân cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng lãng phí.
Mỗi người chỉ có một lần để sống, những cơ hội cũng chỉ đến một lần nên hãy tận dụng những gì ta đang có và sử dụng chúng một cách có hiệu quả, có ý nghĩa nhất.
Bài làm mẫu 4
Thời gian là vốn quý của con người bởi nó qua đi không thể nào lấy lại. Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận không nhỏ của giới trẻ Việt đang lãng phí quá nhiều thời gian vào những việc vô bổ và mang nặng tính giải trí, mà không có sự định hướng nào về công việc, học tập hay tương lai. Không khó để bắt gặp trên giảng đường, giữa hàng chục sinh viên chăm chú nghe giảng bài thì vẫn có nhiều sinh viên đang ngủ gục trên bàn chỉ vì… không có việc gì làm, hoặc mải mê lướt “phây”, trang điểm, thậm chí xem phim ngay trong giờ học.Không chỉ lãng phí thời gian, nhiều bạn còn sẵn sàng bỏ học, bỏ làm, thậm chí là vay mượn, cầm cố đồ đạc để đổ tiền vào game, mong sao có thể “xưng bá” trong thế giới ảo.
Không chỉ game, Facebo
Bài làm mẫu 5
Mỗi chúng ta bên cạnh những giờ phút học tập, làm việc căng thẳng thì vẫn luôn có những khoảng thời gian nhàn rỗi để nghỉ ngơi cũng như trau dồi thêm kiến thức cho bản thân mình. Tuy nhiên, một hiện tượng đáng buồn mà chúng ta dễ dàng nhận thấy đó là hiện tượng lãng phí thời gian nhàn rỗi của giới trẻ.
Thời gian nhàn rỗi hay còn được gọi là thời gian rảnh, là khoảng thời gian tự do của mỗi người, không bị gò bó, ép buộc của công việc hay học tập,… là khoảng thời gian ta có thể làm bất cứ điều gì yêu thích cho bản thân. Lãng phí thời gian nhàn rỗi là việc mỗi người sử dụng khoảng thời gian rảnh của mình vào những trò chơi, thú vui tiêu khiển hoặc để thời gian đó trôi đi một cách lãng phí mà không làm gì để bản thân trở nên tốt đẹp hơn.
Hiện tượng lãng phí thời gian nhàn rỗi ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ hiện nay. Chúng ta không khó bắt gặp hình ảnh những bạn trẻ mải chơi, trốn bố mẹ đi chơi, rơi vào cảnh nghiện những trò chơi điện tử,… không chỉ dừng lại ở mức độ lãng phí thời gian nhàn rỗi mà còn trốn học, dùng cả thời gian của việc khác để phục vụ thú vui tiêu khiển của bản thân mình. Nguyên nhân của hiện tượng này đầu tiên chúng ta phải nhắc đến chính là do ý chí chủ quan của các bạn trẻ, các bạn chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc rèn luyện, trau dồi bản thân và cũng không thể kìm lòng được trước những cám dỗ của thú vui ngoài kia. Nguyên nhân khách quan nữa mà chúng ta không thể không nhắc đến chính là do sự quản lí lỏng lẻo từ gia đình, cha mẹ và nhà trường để các em có thể dễ dàng sa đà vào những thú vui ấy mà đánh mất bản thân.
Để khắc phục tình trạng này và tránh làm lãng phí thời gian nhàn rỗi, trước hết mỗi người học sinh chúng ta cần biết cân đối thời gian của bản thân, dành nhiều thời gian hơn để hoàn thiện mình cũng như trau dồi để trở thành công dân tốt. Mỗi ngày rèn luyện bản thân một chút, biết sử dụng thời gian hợp lí một chút, ta sẽ có được những thành quả tốt đẹp cho bản thân cũng như trở nên tốt đẹp hơn từng ngày.
Bài làm mẫu 6
Hiện nay, giới trẻ được may mắn khi sống trong một môi trường hòa bình, có điều kiện để phát triển bản thân cũng như để tạo ra những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn hiện nay là giới trẻ đang có xu hướng lãng phí chính thời gian nhàn rỗi của mình.
Lãng phí thời gian nhàn rỗi là việc mỗi người sử dụng thời gian rảnh của mình để chạy theo thú vui tiêu khiển của bản thân mà không chịu khó tu dưỡng bản thân. Ngày nay, các bạn trẻ dành khá nhiều thời gian của bản thân cho các hoạt động vui chơi giải trí mà không chú tâm vào việc rèn luyện bản thân. Thời gian rảnh của giới trẻ không được sử dụng vào những việc làm bổ ích mà nó thường được lãng phí cho các thú vui tiêu khiển. Cũng có nhiều bạn trẻ lười biếng, có thời gian nhưng không làm gì.
Nguyên nhân của hiện tượng này đầu tiên phải kể đến là do nhận thức về tầm quan trọng của thời gian của các bạn trẻ còn kém, sống không có mục tiêu, ý chí, bản lĩnh để kháng cự lại cám dỗ. Nguyên nhân khách quan là do những cám dỗ của thú vui tiêu khiển bên ngoài ngày càng nhiều, do bị bạn bè lôi kéo, gia đình chưa quan tâm chu đáo đến con em mình. Việc lãng phí thời gian nhàn rỗi sẽ khiến cho chúng ta không phát triển được bản thân, trì trệ sự phát triển con người lâu dần sẽ bị tụt lùi về phía sau và bị xã hội đào thải.
Ngoài ra, chạy theo những thú vui tiêu khiển gây tốn kém về tiền bạc, của cải, công sức của bản thân và những người khác. Việc có quá nhiều thời gian nhàn rỗi của bản thân và không biết cách sử dụng chúng thật hợp lí khiến con người dễ bị kéo theo những thói xấu khác. Giải pháp hữu hiệu nhất để việc sử dụng thời gian được hiệu quả hơn, đầu tiên là mỗi người tự giác quản lí quỹ thời gian của mình, sử dụng thời gian thật hợp lí để tạo ra những giá trị tốt đẹp cho bản thân cũng như xã hội tránh để lãng phí thời gian. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, nhà trường nên mở ra nhiều hoạt động ngoại khóa để thúc đẩy học sinh vận động, nâng cao kĩ năng mềm,…
Tuổi trẻ là độ tuổi căng tràn sức sống, chính vì thế, ta hãy nỗ lực hoàn thiện bản thân, sử dụng thời gian thật hợp lí để phát triển bản thân tốt hơn, sớm trở thành công dân tốt, cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho xã hội.
Bài làm mẫu 7
Thời gian luôn đi cùng sự sống trên trái đất. Thời gian của vũ trụ là vô hạn. Thời gian là hữu hạn đối với con người. Do vậy, mọi người (trong dó có bạn và tôi) cần phải biết quý thời gian.
Muốn quý thời gian, trước hết, cần hiểu thời gian là gì? Thời gian là thứ trừu tượng ta chỉ có thể cảm nhận thời gian qua sự vận động tự nhiên của mọi sự vật: trái đất sinh ra ngày đêm, tháng, năm; động thực vật sinh ra, lớn lên, mất đi; con người trong công việc và tuổi tác,… Vạn vật trên trái đất sinh ra, trưởng thành và tàn lụi theo thời gian. Trong vũ trụ, thời gian tính bằng triệu triệu năm, nhưng thời gian của người chỉ tính bằng năm, nhiều nhất là trên trăm năm. Thời gian của người là hữu hạn.
Chúng ta cần thời gian vì thời gian thật đáng quý đối với cuộc sống con người, trong khi thời gian của người là hữu hạn.
Có bạn chia sẻ với chúng ta cảm nghĩ về thời gian như sau: mỗi buổi sáng thức dậy, nhận ra bầu trời trong xanh có ánh nắng ban mai ửng hồng, hoặc một chồi non vừa nhú còn ướt đẫm sương đêm,… nhắc nhở cho ta biết đời sống của ta đang tồn tại, và ta tự nhủ với mình sẽ không bỏ phí một phút giây nào được tồn tại trong cuộc sống nhiệm màu này. Ta sẽ sống như thế nào để bản thân có được niềm vui hạnh phúc, và mang niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi người. Cảm nhận đó cho thấy bạn ý thức được hạnh phúc trong thời gian. Khi chúng ta ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở ngay những gì ta đang sống, thì chúng ta sẽ biết quý thời gian.
Có bạn muốn nói với chúng ta rằng thời gian không chờ đợi, ai biết tận dụng thời gian vào công việc và nghỉ ngơi thì có lợi cho bản thân và xã hội, ai bỏ phí thời gian thì thiệt thòi cho tất cả. Đó là suy nghĩ đúng đắn về thời gian của người. Ngày trước, ông cha ta quý thời gian như vàng ngọc.
Thời Bắc Tống có người tên là Lưu Thứ chăm chỉ học hành, tu dưỡng bản thân, mỗi ngày đều sắp xếp thời gian làm việc hợp lí, không bao giờ lãng phí. Từ nhỏ ông đã học tập kinh thư của nhà nho, mỗi ngày đều đọc sách, ghi nhớ trong lòng, thường hay quên ăn bỏ ngủ. Năm 18 tuổi, Lưu Thứ đậu tiến sĩ. Một lần, Lưu Thứ biết có học giả tên là Tống Thứ Đạo làm quan tại Bạc Châu, trong nhà có rất nhiều sách quý cho nên tìm đến xin đọc, cho dù bất đường sá xa hàng trăm dặm. Cả ngày lẫn đêm, Lưu Thứ ở tại nơi này, miệng đọc tay chép, ròng rã mười ngày. Chủ nhà sách nhận xét: “Ngài có tinh thần chịu khổ nhọc như vậy thật khiến cho người ta khâm phục!”. Lưu Thứ cười nói: “Với tôi, đọc sách là niềm vui. Mỗi lần đọc sách là mỗi lần được sáng tỏ”. Suốt mười năm liền, ngày nào Lưu Thứ cũng đọc sách, ông làm theo lời dạy của cổ nhân: “kịp thời ráng gắng sức, tuế nguyệt chẳng chờ ai”, và trở thành nhà sử học nổi tiếng của Trung Quốc.
“Đời sống chỉ là khoảnh khắc, nhưng với khoảnh khắc ấy người ta có thể làm nên những việc trường cửu.” (Bơ-sớt) Bác Hồ của chúng ta là người luôn biết trân trọng thời gian. Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Trong công việc không bao giờ Người để bất cứ ai phải đợi mình. Năm 1953, Bác đến thăm lớp Chỉnh huấn của anh chị em trí thức. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người hồi hộp chờ đợi. Bỗng trời đổ mưa xối xả kéo dài không dứt. Ai cũng nghĩ mưa thế này, Bác đến sao được! Giữa lúc trời đang trút nước thì Bác bước vào trong, chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần xắn quá đầu gối, đầu đội nón. Về sau, anh em được biết: giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác nhưng Bác không đồng ý: “Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết đến khi nào? Thà một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cho cả lớp học phải chờ uổng công!”. Ba năm sau, giữa Hà Nội đang vào dịp Tết cổ truyền, hàng trăm đại biểu nhân dân ở Thủ đô tập trung tại Uỷ ban Hành chính Thành phố để lên chúc Tết Bác Hồ. sắp đến giờ lên đường, trời bỗng đổ mưa như trút. Giữa lúc mọi người còn đang lúng túng thu xếp phương tiện thì một chiếc xe đậu trước cửa, Bác Hồ bước xuống, cầm ô đi vào, lần lượt bắt tay chúc Tết mỗi người, trong nỗi bất ngờ rưng rưng cảm động của các đại biểu. Thì ra, thấy trời mưa to, thông cảm với khó khăn của Ban tổ chức và không muốn các đại biểu vì mình mà vất vả, Bác chủ động đến chúc Tết các đại biểu. Cho đến tận phút lâm chung, Bác vẫn không muốn lãng phí thời gian của nhân dân: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân”.
Ngày nay, biết bao người tận dụng thời gian cho việc học tập nghiên cứu, lao động sáng tạo để làm ra của cải vật chất tinh thần cho xã hội, nhưng cũng có không ít thanh niên, học sinh lãng phí thời gian.
Nếu đặt câu hỏi: “Một ngày bạn học mấy tiếng?”, thì nhiều bạn sẽ giật mình. Không đến thư viện, không ôn lại bài hàng ngày, chỉ đến khi gần thi mới quáng quàng xem lại sách vở là hiện tượng thường thấy trong trường học. Có bạn tự hào rằng mình nhấp chuột lên mạng rất nhanh, nhưng thực tế có bao nhiêu bạn sử dụng in-tơ-nét phục vụ cho học tập hay chỉ biến nó thành công cụ giải trí, hoặc “chát chít”. Tình bạn thời di động cũng là hình thức đốt thời gian của nhiều bạn. Trong lớp học, giờ ra chơi, cả khi đi ngủ… họ đều chơi trò tin nhắn. Còn nhiều kiểu chơi khác cũng rất hợp với bạn thừa thãi thời gian như rong ruổi phố xá cả ngày, ngồi lì hàng giờ trong quán game,…
Thời gian của người thật đáng quý. Vậy cần sử dụng thời gian như thế nào để khỏi lãng phí?
So với trước đây, nhờ những phát minh khoa học và công nghệ tiên tiến, con người đã đẩy cuộc sống ngày nay phát triển với tốc độ như vũ bão “một ngày bằng hai mươi năm”. Chính là nhờ tinh thần làm việc vượt thời gian mà nhân loại có được những bước tiến dài như vậy. Thời gian không thể dự trữ, không thể tái sử dụng, không thể bắt nó dừng lại nên chúng ta chỉ có thể tận dụng nó, vượt lên nó nếu muốn kiến tạo cuộc sống tốt đẹp trên trái đất này. Sống, học tập và lao động hăng say, mãnh liệt là cách sống bảo tồn thời gian của người. Sống buông xuôi, đủng đỉnh lười nhác là sự huỷ hoại thời gian.
Cách sử dụng thời gian tốt nhất là làm sao để khiến cho bạn cảm thấy cuộc sống thật tuyệt vời. Mỗi ngày có 24 tiếng cho mọi người. Sự khác nhau là ở chỗ bạn sử dụng 24 tiếng đó như thế nào? Nếu một người làm việc hoặc học tập gấp ba lần người khác trong một ngày thì anh ta sẽ có ba ngày vượt trước hơn người khác.
Người lớn khuyên ta dùng thời gian một cách khôn ngoan. Mỗi giây phút chỉ đến một lần và những gì chỉ đến một lần đều quý. Điều quan trọng hơn là thời gian khi bạn còn trẻ thì quý giá hơn tới ba bốn lần lúc bạn đã già. Khi còn trẻ, cách sử dụng thời gian của bạn sẽ quyết định chất lượng và tiêu chuẩn cho phần đời còn lại. Nếu sử dụng thời gian một cách hữu hiệu thì cuộc đời sẽ đủ dài để làm được điều gì đó vĩ đại. Cuộc sống con người không thể nói là dài. Nếu lãng phí thời gian chính chúng ta làm cho nó thêm ngắn lại.
“Thời gian là tài sản quý báu nhất nhưng cũng dễ mất nhất”. (J.R. Rca-nô-kê)
Thời gian vẫn liên tục trôi phải không bạn? Vậy thì chúng ta hãy sống như thế nào để thời gian của chúng ta trở thành một dòng sông đỏ nặng phù sa, một dòng suối mát mẻ tràn trề niềm vui. Và nếu không thể tìm lại được thời gian đã mất thì khi còn trẻ, có lẽ nào bạn và tôi lại thất hứa với chính mình về những điều tốt đáng làm, về những hi vọng mà cha mẹ, gia đình và xã hội đang mong đợi chúng ta.