Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về việc giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa dân tộc mang đến gợi ý cách viết kèm theo 9 bài văn mẫu cực hay. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, củng cố kiến thức để biết cách viết bài văn nghị luận xã hội hay.
TOP 10 Nghị luận về bảo tồn di sản văn hóa cực chất dưới đây gồm cả mẫu ngắn gọn và đầy đủ để các bạn tham khảo, lựa chọn theo sức viết của mình, giúp các bạn học môn Ngữ văn tốt hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học. Bên cạnh đó để nâng cao kỹ năng viết văn các bạn xem thêm: nghị luận về phong trào hiến máu nhân đạo, nghị luận về sự lười biếng của giới trẻ.
Nghị luận về việc giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa dân tộc
- Dàn ý nghị luận về giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa
- Nghị luận bảo tồn di sản văn hóa
- Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa
- Nghị luận về bảo vệ di sản văn hóa dân tộc ngắn gọn
- Nghị luận về bảo vệ di sản văn hóa dân tộc đầy đủ
Dàn ý nghị luận về giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa
Dàn ý số 1
I. Mở bài:
- Mỗi một dân tộc đều có một lịch sử với những truyền thống văn hóa tốt đẹp.
- Di sản văn hóa là những điều quý báu mà mỗi con người phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ.
II. Thân bài:
* Thế nào là di sản văn hóa?
- Là những di sản vật chất và những di sản tinh thần chứa đựng nét đẹp tinh thần mà cha ông nhiều thế hệ đã dày công xây dựng và vun đắp lên.
* Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa:
- Biểu hiện của lòng yêu đất nước.
- Bảo vệ di sản văn hóa là bảo vệ nền tảng tinh thần của dân tộc.
- Di sản văn hóa có giá trị to lớn về nhiều mặt, đánh mất những di sản này là làm nghèo đất nước.
- Di sản văn hóa tạo nên sức mạnh đoàn kết, nối kết các thế hệ.
* Việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa hiện nay:
- Nhà nước có chính sách bảo vệ di sản văn hóa.
- Rất nhiều người góp sức giữ gìn di sản văn hóa.
- Tuy nhiên, một số bạn trẻ chưa ý thức được tầm quan trọng, còn làm tổn thương di sản văn hóa.
* Bài học:
- Cần học tập để hiểu rõ giá trị di sản văn hóa dân tộc.
- Tuyên truyền, tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.
III. Kết bài:
- Di sản văn hóa được hình thành là một quá trình lâu dài.
- Giữ gìn, bảo vệ nó là bảo vệ gốc rễ tinh thần, bản sắc dân tộc.
Dàn ý số 2
I. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
II. Thân bài:
a. Giải thích khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc:
Bản sắc văn hóa dân tộc là một khái niệm phức tạp, nhưng đơn giản thì nó là biểu hiện của những đặc trưng văn hóa, tinh thần, và giá trị mà mỗi dân tộc tích luỹ qua thời gian. Đó là những nét đặc trưng tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, từ ngôn ngữ, phong tục, truyền thống, đến lối sống và tư duy của con người trong một nền văn hóa cụ thể.
b. Vai trò, ý nghĩa của bản sắc văn hóa dân tộc:
Bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ là cái gốc, cái hồn cốt lõi của mỗi dân tộc mà còn là một nguồn động viên mạnh mẽ cho ý thức về quyền tự do và tình yêu đối với quê hương. Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mình, là nguồn cảm hứng cho sáng tạo và phát triển. Bản sắc còn định nghĩa một quốc gia, làm nổi bật sự đa dạng và phong phú trong một thế giới đa văn hóa.
c. Bàn luận về vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ:
- Trong thực tế, giới trẻ có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Một số thanh niên đã và đang phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực, từ việc học tập và nghiên cứu văn hóa dân tộc, đến việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng và sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
- Tuy nhiên, cũng có những thanh niên đối mặt với lối sống xa rời bản sắc dân tộc, không quan tâm đến những giá trị truyền thống. Họ thậm chí tôn vinh và nhấn mạnh những giá trị văn hóa từ nước ngoài, đối mặt với sự lạc hậu của bản sắc dân tộc.
d. Bài học nhận thức và hành động:
- Trước hết, thế hệ trẻ cần phải ý thức được vai trò và ý nghĩa của bản sắc dân tộc. Họ có thể bắt đầu bằng việc nghiên cứu và tìm hiểu về lịch sử, truyền thống, và giá trị văn hóa của dân tộc mình.
- Họ cũng cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực như tham gia vào các hoạt động văn hóa và cộng đồng, để bảo lưu và phát huy những giá trị đậm đà bản sắc dân tộc.
- Cuối cùng, cần phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc và lên án sự thiếu nhạy bén về tình yêu quê hương.
III. Kết bài:
Nhìn chung, việc giữ gìn bản sắc dân tộc không phải là nhiệm vụ của một phần của xã hội mà là của toàn bộ xã hội. Thế hệ trẻ có vai trò quan trọng trong việc này, và họ cần nhận thức rằng bản sắc dân tộc là nguồn cảm hứng và tự hào cho họ. Qua sự nhạy bén, trách nhiệm, và tình yêu quê hương, chúng ta có thể bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, để nó tiếp tục là nguồn cảm hứng cho thế hệ sau.
Nghị luận bảo tồn di sản văn hóa
Di sản văn hóa là tài sản quý báu của mỗi dân tộc. Qua các di sản văn hóa, con người có thể hiểu sâu sắc về cuộc sống lao động sản xuất, đời sống tinh thần và trình độ phát triển của dân tộc ấy qua nhiều thời đại. Trước sự tàn phá của thời gian và con người, các di sản văn hóa đang dần bị tổn hại nghiêm trọng. Có di sản đang đứng trước nguy cơ biến mất mãi mãi. Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ cấp bách, cần quyết liệt thực hiện trong thời đại ngày nay.
Di sản văn hóa là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị về khoa học, lịch sử, đời sống văn hóa dân tộc.
Di sản văn hóa là kết tinh sức lao động, tình cảm và trí tuệ của con người đã gửi gắm vào thời gian. Trải qua năm tháng, những di sản ấy càng thêm có giá trị và cần phải bảo vệ, gìn giữ. Mỗi di sản văn hóa đều chứa đựng trong nó tính thời gian. Nó còn là nhân chứng sống động của lịch sử. Di sản văn hóa thể hiện sâu sắc lịch sử đời sống tinh thần và lao động sản xuất của con người. Bằng tất cả niềm tin, con người muốn phản ánh đời sống đương thời qua một công trình xây dựng.
Mỗi di sản văn hóa là bằng chứng xác thực, có giá trị khoa học cao. Qua các di sản văn hóa, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu đời sống dân tộc trong thời đại nó ra đời cho đến nay. Không gì lưu giữ dấu tích cuộc sống tốt hơn là các di sản văn hóa. Không giống như các công trình khác, di sản văn hóa mất đi sẽ mãi mãi không thể nào có lại được. Nó chỉ có ý nghĩa khi còn giữ đúng nguyên trạng mà lịch sử đã tạo tác và khẳng định.
Di sản văn hóa bởi thế trở thành tài sản quý báu của dân tộc. Mỗi di sản văn hóa có giá trị kết nối quá khứ với hiện tại. Đồng thời, mở hướng cho con người tiến đến tương lai. Mỗi di sản văn hóa là một niềm tự hào lớn lao về quá khứ lịch sử hào hùng, bất khuất mà bình dị, thắm đượm nghĩa tình của dân tộc.
Bởi các di sản văn hóa có tuổi thọ cao và đang bị tàn phá bởi thời gian và con người. Bảo vệ, gìn giữ và trùng tu các di sản văn hóa là nhiệm vụ cấp bách của đất nước. Kiến trúc cổ không chỉ là một công trình. Nó tồn tại lâu hơn các thế hệ, định hình văn hóa, cảnh quan xã hội, dõi theo chúng ta, kiên trì và liên tục, trong khi chúng ta bị cuốn vào những chi tiết vụn vặt trong cuộc đời ngắn ngủi của mình.
Học sinh hôm nay là thế hệ làm chủ đất nước ở tương lai. Không ai khác, mỗi học sinh cần phải có ý thức về trách nhiệm của mình đối với các di sản dân tộc. Bảo vệ di sản là bảo vệ các giá trị tinh thần vô giá, mất đi rồi mãi mãi chúng ta không bao giờ có lại được nữa.
Để gìn giữ các di sản văn hóa dân tộc, nhà nước đã có chính sách cụ thể. Đồng thời cũng quy định về quyền hạn và trách nhiệm của mỗi công dân đối với các di sản văn hóa dân tộc.
Trước hết, mỗi học sinh phải biết tôn trọng và tự hào đối với những di sản văn hóa của dân tộc. Bởi đó không chỉ là những công trình xây dựng, không chỉ là cái đẹp của tinh thần mà đó là văn hóa. Lớp lớp cha ông đã không tiếc tiền của, vật chất, sức lực bồi đắp cho các di sản ấy. Bổn phận của chúng ta là phải biết giữ gìn và phát huy các giá trị ấy. Hãy làm cho nó thêm giá trị trong đời sống ngày nay.
Học sinh cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn những di sản văn hóa của dân tộc. Không được xâm hại hay xúc phạm đến các di sản văn hóa. Không đập phá các di sản văn hóa. Không lấy cắp cổ vật về nhà. Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh. Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.
Quyết liệt chống lại các hành động phá hoại, xúc phạm di sản văn hóa dân tộc. Không ai có quyền làm tổn hại nó. Bởi nó là tài sản quý báu và không thể thay thế được của toàn dân tộc. Nó là kết tinh của tình cảm và trí tuệ của cha ông để lại. Cần phải tôn trọng và gìn giữ quá khứ dân tộc như gìn giữ sinh mệnh của chính mình. Đánh mất đi quá khứ sẽ là một tổn thất lớn nhất đối với con người.
Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều học sinh không có ý thức giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc. Họ cho rằng nó không là của ai. Nó lạc hậu và cũ kỹ, không giá trị gì. Đó là nhận thức hết sức sai lầm và vô cảm. Bởi vậy, họ thường có thái độ xúc phạm đến các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Thậm chí, họ còn có hành động cố tình phá hoại các di sản vật chất. Những học sinh như thế thật đáng chê trách.
Di sản văn hóa là báu vật thiêng liêng của dân tộc. Đó là tài sản chung của mọi người. Hãy bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc ngay từ bây giờ. Đồng thời không ngừng phát huy giá trị của nó ngày càng tốt đẹp hơn
Mỗi học sinh cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa của dân tộc và hành động ngay từ bây giờ. Đừng nghĩ về giá trị vật chất của các di sản văn hóa. Hãy nghĩ về giá trị tinh thần, lịch sử, khoa học mà nó chứa đựng ở trong mình. Hãy nghĩ về sức lao động của cha ông qua lớp lớp thời gian đã kết tinh trong mỗi di sản để cảm thấy tự hào hơn, kính trọng hơn đối với các di sản văn hóa của dân tộc.
Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa
Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc. Nó dược hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, đúc kết tư kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nó tồn tại tự nhiên, được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con người. Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Cần phải có kế hoạch và giải pháp đổng bộ về bảo tồn về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trước hết, mỗi người cẩn nhận thức được văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đánh mất bản sắc riêng trong nến văn hoá của minh là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn, sẽ bị hòa tan trong những nền văn hoá khác trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng như hiện nay. Do vậy, việc tìm hiểu, giữ gìn những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống chính là quá trình nhận chân những giá trị của dân tộc Việt nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đá có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại.
Nghị luận về bảo vệ di sản văn hóa dân tộc ngắn gọn
Bài làm mẫu 1
Việt Nam là đất nước xinh đẹp giàu lịch sử truyền thống văn hóa dân tộc mà chúng ta cần tự hào bởi đó là công sức xây dựng, hi sinh của bao thế hệ đi trước. Ngày nay, nước ta có nhiều di sản được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia hoặc di sản văn hóa thế giới, chính vì thế, chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ những di sản văn hóa này.
Di sản văn hóa chính là những nét đẹp của thiên nhiên hoặc nét đẹp đặc trưng của một nền văn hóa nào đó đã được công nhận và vinh danh. Di sản văn hóa là một trong những giá trị tốt đẹp nhất của quốc gia, chúng ta cần biết trân trọng, giữ gìn và quảng bá nhiều hơn nữa những di sản này đến với bạn bè quốc tế.
Di sản văn hóa là những nét đặc trưng nhất của quốc gia, giúp cho đất nước của ta không bị nhầm lẫn với bất cứ một vùng lãnh thổ nào khác trên thế giới. Bên cạnh đó, di sản văn hóa còn mang lại giá trị kinh tế cho con người, cho địa phương và cho cả dân tộc. Từ những vai trò to lớn trên, chúng ta cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn những di sản văn hóa xung quanh mình cũng như của đất nước để chúng mãi xinh đẹp sống cùng thời gian. Ngoài ra giới trẻ chúng ta cần tích cực quảng bá những nét đẹp của di sản văn hóa đến với bạn bè năm châu để mở rộng bản đồ Việt Nam trên thế giới. Chúng ta - những người chủ nhân tương lai của đất nước hãy luôn trân trọng vẻ đẹp của quốc gia mình, đồng thời nỗ lực trau dồi cho bản thân những kiến thức quan trọng để kiến thiết nước nhà ngày càng vững mạnh hơn.
Bên cạnh đó ta cũng cần phê phán những con người sống vô trách nhiệm, chưa có ý thức bảo vệ và giữ gìn di sản văn hóa của dân tộc hoặc thậm chí dửng dưng, không quan tâm đến bản sắc văn hóa dân tộc mà mải mê chạy theo những giá trị văn hóa phương Tây hiện đại,…
Quê hương chỉ có một, ta cũng chỉ được sống một lần trên đời, hãy sống với tinh thần cống hiến, lòng yêu nước để giúp cho đất nước ngày càng hưng thịnh hơn, xứng đáng với công lao của bao thế hệ đi trước.
Bài văn mẫu 2
Trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, mọi thứ đều đang thay đổi một cách nhanh chóng và giúp con người tiến xa hơn. Nhưng có một thứ mà dứt khoát chúng ta phải bảo tồn, gìn giữ và phát huy, đó chính là bản sắc văn hóa dân tộc.
Văn hóa truyền thống của dân tộc là những giá trị về vật chất và tinh thần được lưu giữ, truyền thụ từ xưa cho đến nay. Ý nghĩa mà nó để lại cho mỗi một đất nước là rất lớn. Nó kết tinh những tinh hoa của thế hệ đi trước để lại, góp phần tạo nên cái bản sắc riêng, đặc trưng của một dân tộc mà chúng ta không thể đánh mất. Văn hóa là một phạm trù rộng, nên ở đây chúng ta không bàn luận sâu về bản chất của nó. Còn việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc là trách nhiệm của đất nước, của mỗi công dân.
Một quốc gia muốn xây dựng và phát triển mọi mặt, nhất là về kinh tế, chính trị - xã hội, không thể bỏ qua được việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống. Nó là cội nguồn tạo ra những giá trị bền vững, là nền tảng đạo đức để người dân soi chiếu hình thành những phẩm chất tốt đẹp và bản lĩnh trong yêu cầu mới của thời đại. Giữ gìn văn hóa truyền thống cũng giúp đất nước có sự lựa chọn những cái mới để hội nhập. Chúng ta không thể để ồ ạt các yếu tố văn hóa của thế giới tràn vào Việt Nam và hình thành được, bắt buộc phải đi qua hệ quy chiếu của truyền thống, có thực sự phù hợp, thích nghi để phát triển. Đầu tư kinh tế cũng vậy. Việt Nam khao khát làm giàu, nhưng cách làm giàu từ nước ngoài mà không tôn trọng văn hóa người Việt cũng không thể tồn tại lâu bền được. Tuy nhiên, văn hóa truyền thống cũng có nhiều hạn chế nhất định, chẳng hạn như sự rườm rà trong cung cách, sự chồng chèo trong các mối quan hệ, chưa đủ tầm vóc đối với những vấn đề được coi là lớn.
Vì vậy, muốn giữ gìn thì cũng phải thay đổi sao cho phù hợp. Điều đáng lo ngại nhất trong bối cảnh hiện nay là sự phóng khoáng thái quá của giới trẻ - tầng lớp sẽ trực tiếp giữ gìn điều này, cơ chế quản lý văn hóa truyền thống đôi khi còn lỏng lẻo,… khiến cho việc giữ gìn truyền thống văn hóa còn gặp nhiều khó khăn, nguy cơ trong vấn đề bảo vệ đất nước cũng nảy sinh. Nhưng chúng ta tin những gì là thuộc về bản chất con người Việt Nam, nét đẹp trong văn hóa Việt Nam thì trong tiềm thức mỗi người dân đều có ý thức giữ gìn.
Các bạn trẻ ngoài việc được giáo dục, cũng phải tự ý thức về điều đó, để đất nước chúng ta sau này có phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc thì cũng giống họ vẫn giữ được nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc.
Bài văn mẫu 3
Ngày nay, khi giới trẻ được làm quen và tiếp cận với những nền văn minh mới hiện đại và tiên tiến hơn thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trở nên cần thiết và cấp bách hơn bất cứ khi nào hết.
Xã hội hiện nay đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập. Nhiều bản sắc bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thay vào đó, giới trẻ có xu hướng theo đuổi những và ưa chuộng những văn hóa của các nước khác.
Hậu quả của việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau là những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Nhiều đứa trẻ hiện nay không hiểu nền văn hóa truyền thống của đất nước mình bằng sự tân tiến của thế giới. Những điều này sớm muộn gì cũng khiến cho con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.
Để khắc phục tình trạng trên, trước hết mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu và tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
Mỗi con người một hành động nhỏ sẽ đem lại những giá trị to lớn cho đất nước. Chính vì thế chúng ta cần có ý thức đúng đắn và bắt tay vào hành động để giữ gìn những truyền thống văn hóa đẹp đẽ của đất nước Việt Nam này, khiến đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
Bài văn mẫu 4
Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự ru nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mỹ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:
Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.
Nghị luận về bảo vệ di sản văn hóa dân tộc đầy đủ
Bài làm mẫu 1
Mỗi một dân tộc trên thế giới đều có một quá trình lịch sử của riêng mình. Đó là quá trình xây dựng và hình thành các truyền thống văn hoá tốt đẹp, tạo dựng sức mạnh xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong lịch sử phát triển, các di sản văn hoá là những giá trị quý báu mà mỗi con người phải ra sức giữ gìn và bảo vệ. Dân tộc Việt Nam ta cũng có rất nhiều di sản văn hoá mà chúng ta trân trọng.
Vậy di sản văn hoá là gì? Đó là những tài sản vật chất và tài sản tinh thần chứa đựng nét đẹp mà cha ông nhiều thế hệ đã dày công xây dựng và vun đắp lên. Đó có thể là một làn điệu dân ca hình thành từ lâu đời, hay là một công trình kiến trúc mang dấu ấn của quá khứ... Những di sản văn hoá có mặt ở khắp nơi, muốn giữ gìn và bảo vệ thì cần sự quan tâm của tất cả mọi người.
Chúng ta cần phải ra sức gìn giữ và bảo vệ các di sản văn hoá của đất nước, của dân tộc, bởi đây là biểu hiện rõ nhất của lòng yêu nước. Ai yêu quê hương mình mà chẳng yêu những nét đẹp truyền thống, yêu câu hát dân ca, lễ hội của làng quê hay một ngôi chùa, một đình làng xưa cũ, nơi mang trong mình những hơi thở của đời sống bao thế hệ cha ông. Từ đó, ta cũng thấy rằng bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá còn là bảo vệ nền tảng tinh thần của dân tộc. Mà nền tảng tinh thần là linh hồn của dân tộc, là bản sắc văn hoá. Nếu mất đi bản sắc đó tức là mất đi gốc rễ truyền thống, biết lấy gì để vun đắp cho tâm hồn, làm chỗ dựa trước những trào lưu phức tạp trong một thời đại toàn cầu hoá, đòi hỏi con người phải biết giữ bản sắc dân tộc không phai nhòa. Ngoài ra, di sản văn hóa của dân tộc đều có giá trị vô cùng to lớn. Làm tổn thất về di sản văn hóa chính là làm nghèo đất nước, đúng về cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Bởi di sản văn hóa giúp cho đất nước có thêm nguồn thu từ du lịch, di sản văn hóa cũng tạo nên sự hấp dẫn cho mọi vùng đất. Di sản văn hóa còn là sự kết nối các thế hệ con người Việt Nam. Sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, và tương lai là điều quan trọng để đất nước luôn phát triển bền vững.
Trong thời gian vừa quan, việc giữ gìn các di sản văn hóa rất được nhà nước ta quan tâm, nó thể hiện ở các chính sách bảo tồn và phát triển. Chúng ta có thể thấy các công trình kiến trúc xưa cổ được bảo vệ và tu sửa như chùa Một Cột, cụm di tích thành Nội Huế hay khu vườn của ba anh em Tây Sơn ở Bình Định... Những dấu tích vẻ vang của quá khứ còn in dấu trên từng viên gạch, từng cái cây cổ thụ. Mỗi một người Việt Nam đều ý thức rất rõ về tầm quan trọng của việc bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc. Bảo vệ nét đẹp văn hóa chính là bảo vệ một phần tâm hồn của mình. Nhưng có một số ít các bạn trẻ còn chưa hiểu rõ giá trị của di sản văn hóa. Hành động vẽ lên di tích hay làm tổn thương các di sản văn hóa vẫn còn đâu đó. Chúng ta cần lên án và chỉ rõ ra những sai trái đó, để di sản văn hóa dân tộc mãi tồn tại theo thời gian.
Tuổi trẻ hôm nay cần nhận thức sâu sắc về việc giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa. Mà trước tiên, chúng ta cần học tập để hiểu được các giá trị văn hóa dân tộc. cách thức bảo tồn những giá trị đó. Ngoài ra, cần tuyên truyền sâu rộng, kiên trì thực hiện những việc làm cụ thể, hữu ích để di sản văn hóa mãi vẹn nguyên giá trị.
Di sản văn hóa được hình thành không phải một sớm một chiều, mà trải qua một quãng thời gian lâu dài, khiến cho giá trị trở nên vô cùng to lớn, chứa đựng biết bao vẻ đẹp của tâm hồn dân tộc. Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa dân tộc chính là bảo vệ bản sắc, tâm hồn dân tộc mà ngàn đời trước, cha ông ta đã dựng xây và bồi đắp thành.
Bài làm mẫu 2
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một bản sắc văn hóa dân tộc riêng, điều này làm cho sự đa dạng và phong phú của văn hóa toàn cầu. Nhưng đồng thời, nó cũng đòi hỏi chúng ta, những người dân của mỗi quốc gia, phải có trách nhiệm và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc và quê hương mình.
Bản sắc văn hóa dân tộc chính là những giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc. Nó tạo nên sự kết nối giữa các cộng đồng người gắn bó và đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Vì vậy, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực quan trọng nhất để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nó bao gồm những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn và tâm lý của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc. Những giá trị này đã trở thành tài sản tinh thần đặc sắc của dân tộc Việt Nam, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.
Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, chúng ta cần phải kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống đó, đồng thời cũng phải tiếp nhận và kết hợp với những yếu tố văn hóa mới tích cực. Từ đó mới có thể vừa giữ gìn, vừa phát huy những giá trị đẹp đẽ trong bản sắc văn hoá Việt Nam.
Bài làm mẫu 3
Tại hội nghị UNESCO “Bảo vệ di sản văn hoá của dân tộc”, trong bài phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng nhấn mạnh rằng: “Đánh mất di sản, dù chỉ là một phần thì cũng chính là đánh mất bản sắc của dân tộc ta”. Di sản là một phần của quá khứ, là kết tinh sức lao động và tinh thần của cha ông còn lưu lại cho đến ngày nay. Bởi thế, giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc là trách nhiệm của mỗi con người.
Di sản văn hóa là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết… Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Di sản văn hóa là tinh hoa của nền văn hóa dân tộc. Đó là những tài sản vô giá, không thể thay thế được. Nó là kết tinh của sức lao động, tình cảm, tinh thần và truyền thống văn hóa được tích lũy và kế thừa từ thời đại này sang thời đại khác và tồn tại cho đến ngày nay.
Những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời nó còn thể hiện nền văn hóa Việt Nam, một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc thể hiện lòng tôn kính và trân trọng sức lao động của các lớp người đi trước, thể hiện niềm tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ văn hóa, bảo vệ đất nước của mỗi con người. Giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc góp phần gìn giữ vẻ đẹp của nền văn hóa nhân loại.
Những di sản văn hóa dân tộc là minh chứng hùng hồn của lịch sử dựng nước, giữ nước kiên cường và đời sống phong phú của dân tộc. Mỗi di sản là một trang sử, một dấu ấn của thời đại, là minh chứng về đời sống văn hóa bình dị mà nghĩa tình của cha ông ta. Giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc là hành động gương mẫu, cổ động và khẳng định sự cần thiết phải tôn vinh các giá trị văn hóa của dân tộc. Mỗi di sản là một quyển sách sinh động hơn bất kỳ lời ca ngợi nào. Việc bảo vệ và tồn tạo các giá trị của di sản văn hoá nó thể hiện được đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn” của tổ tiên.
Trước hết, phải có thái độ biết trân trọng các di sản văn hóa của dân tộc. Từ đó, kiên trì học tập, nâng cao hiểu biết, hoàn thiện bản thân, có đủ năng lực để thành công trong cuộc sống. Từ đó, góp sức mình gìn giữ và bảo vệ các di sản của đất nước.
Giữ gìn và bảo vệ các di sản là không đập phá hay hủy hoại các di sản văn hóa. Hành vi đập phá, hủy hoại các di sản là đi ngược lại với đạo đức, đi ngược lại tiến trình phát triển của lịch sử loài người. Đó cũng là sự xúc phạm lớn nhất đối với sự tồn tại của con người và các nền văn hóa trên mặt đất này.
Giữ gìn vẻ đẹp cổ kính và tôn nghiêm các di tích văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh là thể hiện lòng thành kính đối với cha ông, lòng tôn giữ các giá trị vĩnh hằng. Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa. Tổ chức tuyên truyền về giá trị và sự cần thiết phải giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa. Chỉ khi ai cũng có được ý thức trân trọng, tự hòa về các di sản, khi đó, con người mới tự giác thực hiện các nghĩa cử cao đẹp.
Để giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa của đất nước, nhà nước ta cũng đưa ra những chính sách, quy định chặt chẽ về quyền hạn. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Những di sản thuộc quyền sở hữu của toàn dân cần phải được tôn trọng và gìn giữ. Nếu vi phạm, các đối tượng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Bằng tình yêu và trách nhiệm của mình, hãy đưa hình ảnh và giá trị các di sản văn hóa lớn lao của dân tộc ra với toàn thế giới. Hãy giúp thế giới biết đến và trân trọng các di sản của chúng ta. Nghĩa là khẳng định Việt Nam là một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời, có bản sắc văn hóa riêng, hết sức đặc sắc và có giá trị.
Thế nhưng, vẫn còn có nhiều người không có ý thức giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc. Họ không có lòng tôn trọng các di sản văn hóa ở địa phương. Thậm chí là hủy hoại, lấy cắp hoặc thờ ơ, vô cảm trước sự xuống cấp của các di sản ấy. Những người như thế thật đáng chê trách.
Các di sản văn hóa góp phần làm đẹp cuộc sống của chúng ta. Mỗi di sản văn hóa khẳng định truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc là góp phần phát huy sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.