Ngày 23/01/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 01/2015/NĐ-CP quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Nghị định chính thức có hiệu lực kể từ ngày 10/03/2018. Sau đây là nội dung chi tiết Nghị định, mời các bạn cùng tham khảo và tải Nghị định tại đây.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2018/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2018 |
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 01/2015/NĐ-CP NGÀY 02 THÁNG 01 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT PHẠM VI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN; TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP TRONG PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP HÀNG HÓA QUA BIÊN GIỚI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2015 quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2015 quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
1. Thay thế Phụ lục phạm vi địa bàn hoạt động hải quan tại khu vực cửa khẩu đường bộ, đường thủy nội địa trong khu vực biên giới ban hành kèm theo Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ bằng Phụ lục phạm vi địa bàn hoạt động hải quan tại khu vực cửa khẩu đường bộ, đường thủy nội địa trong khu vực biên giới ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
“Điều 7. Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại bưu điện quốc tế, khu vực chuyển phát nhanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại bưu điện quốc tế là khu vực thuộc điểm phục vụ bưu chính thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, lưu giữ bưu gửi với nước ngoài theo điều ước quốc tế của Liên minh bưu chính thế giới và các quy định về bưu chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại khu vực chuyển phát nhanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua dịch vụ chuyển phát nhanh”.
3. Sửa đổi khoản 2, khoản 8 Điều 8 như sau:
“2. Các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu có doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa chịu sự giám sát, kiểm soát hải quan; khu thương mại tự do, khu chế xuất; trụ sở, kho hàng của doanh nghiệp chế xuất; khu phi thuế quan; khu vực ưu đãi hải quan khác; khu vực hải quan riêng.
8. Khu vực, địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ sở sản xuất, cơ sở gia công lại, công trình.”
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 11 như sau:
“3. Ngăn chặn, điều tra, lập hồ sơ và xử lý vi phạm.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
“Điều 15. Phối hợp trong ngăn chặn, điều tra, lập hồ sơ và xử lý vi phạm
1. Cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, công an, quản lý thị trường và các cơ quan hữu quan khác thực hiện các biện pháp ngăn chặn, điều tra, lập hồ sơ và xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu khi có yêu cầu.
2. Trong quá trình thực hiện các biện pháp ngăn chặn, điều tra, lập hồ sơ và xử lý vi phạm, theo đề nghị của cơ quan hải quan thì cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, quản lý thị trường và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm:
a) Phối hợp lực lượng, hỗ trợ điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện khám người, phương tiện vận tải, đồ vật, nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo thủ tục hành chính và áp giải người vi phạm;
b) Phối hợp, hỗ trợ lực lượng, phương tiện trong việc lấy lời khai, thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ, mở rộng điều tra, xác lập chuyên án;
c) Phối hợp trong việc lập hồ sơ và xử lý các vụ việc vi phạm.”
6. Bổ sung Điều 15a như sau:
“Điều 15a. Phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan hải quan chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, quản lý thị trường và các cơ quan hữu quan khác tổ chức tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến công tác phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.”
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 3 năm 2018.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này
Trong trường hợp cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại khu vực cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố sở tại xem xét, trình Chính phủ quyết định./.
| TM. CHÍNH PHỦ |
PHỤ LỤC
PHẠM VI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN TẠI KHU VỰC CỬA KHẨU ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI
(Ban hành kèm theo Nghị định số 12/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ)
1.Tỉnh Quảng Ninh
TT | TÊN CỬA KHẨU | RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 | Cửa khẩu Bắc Luân | - Ranh giới chính diện trùng với đường biên giới quốc gia, giới hạn từ mốc giới số 1366(2) (tọa độ 21°33’12,485” vĩ độ Bắc, 107°56’44,020” kinh độ Đông) chạy dọc đường biên giới đến mốc giới số 1371(2) (tọa độ 21°32’48,250” vĩ độ Bắc, 107°59’57,992” kinh độ Đông) tại ngầm Lục Lầm thuộc phường Hải Hòa. - Chiều sâu vào nội địa là 01 km tính từ các vị trí có tọa độ nêu trên. |
02 | Cửa khẩu Ka Long | - Khu làm việc trụ sở liên ngành tại cửa khẩu. - Bãi kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. - Ranh giới khu vực cửa khẩu Ka Long: + Ranh giới về phía bên phải được tính từ bờ sông thuộc bãi kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu dọc theo sông Ka Long đến ngã ba Xoáy Nguồn. + Ranh giới về phía bên trái được tính từ bờ sông thuộc bãi kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu dọc theo sông Ka Long đến chân cầu Ka Long. - Địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu Km3+ Km4. |
03 | Cửa khẩu Hoành Mô | - Khu vực trụ sở làm việc liên ngành. - Ngầm biên giới. - Bãi kiểm tra hàng. - Ranh giới khu vực cửa khẩu Hoành Mô là: + Ranh giới chính diện trùng với đường biên giới quốc gia tại khu vực cửa khẩu. + Ranh giới về bên phải được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu chạy dọc theo đường biên giới nối đến điểm cuối chợ Đồng Văn thuộc xã Đồng Văn mốc giới số 1321(3) (tọa độ 21°35’20,068” vĩ độ Bắc, 107°32’34,732” kinh độ Đông). + Ranh giới về bên trái được tính từ tâm đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu chạy dọc theo đường biên giới đến đầu bãi Nà Sa thuộc xã Hoành Mô mốc giới số 1313(2) (tọa độ 21°36’53,195” vĩ độ Bắc, 107°29’49,594” kinh độ Đông). + Chiều sâu vào nội địa là 01 km tính từ các vị trí có tọa độ nêu trên. - Trên đường 18C ranh giới được tính từ đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu đến hết địa giới hành chính xã Hoành Mô và hành lang mỗi bên cách đường 18C là 01 km. |
04 | Cửa khẩu Bắc Phong Sinh | - Ranh giới chính diện trùng với đường biên giới quốc gia, giới hạn từ mốc giới số 1342(2) (tọa độ 21°36’51,950” vĩ độ Bắc, 107°41’56,865” kinh độ Đông) đến mốc giới số 1344/1(2) (tọa độ 21°37’50,819” vĩ độ Bắc, 107°43’56,667” kinh độ Đông). - Chiều sâu vào nội địa là 01 km tính từ vị trí các mốc giới nêu trên. - Trên đường 18B ranh giới được tính từ đường phân định biên giới quốc gia tại cửa khẩu sâu vào nội địa đến cột Km số 16. |