Trang chủ Học tập Lớp 7 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Nam châm - KHTN 7 Kết nối tri thức

KHTN Lớp 7 Bài 18: Nam châm

Giải sách Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 86

Giải bài tập SGK Khoa học Tự nhiên 7 trang 86, 87, 88, 89 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý trả lời các câu hỏi Bài 18: Nam châm của Chương VI: Từ.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 18 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Tính chất từ của nam châm

❓Một đầu kim luôn chỉ hướng nào và đầu kia của kim luôn chỉ hướng nào (hướng bắc hay hướng nam)?

Nam châm

Trả lời:

Khi kim nam châm đã nằm cân bằng, đầu sơn màu đỏ luôn chỉ theo hướng Bắc, đầu sơn màu xanh luôn chỉ theo hướng Nam.

Nam châm

❓Từ các thí nghiệm trên có thể rút ra những tính chất gì của nam châm?

Trả lời:

Từ các thí nghiệm trên, ta kết luận: Nam châm có tính chất từ.

❓Dùng kim nam châm xác định các hướng nam, bắc, đông, tây ở trong phòng học.

Nam châm

Trả lời:

Khi kim nam châm nằm cân bằng:

  • Đầu kim nam châm màu đỏ chỉ về đâu thì đó là hướng Bắc.
  • Đầu kim nam châm màu xanh (hoặc trắng) chỉ về đâu thì đó là hướng Nam.
  • Hướng Đông nằm phía bên phải hướng Bắc - Nam.
  • Hướng Tây nằm phía bên trái hướng Bắc - Nam.

❓Làm thế nào để xác định được cực Bắc và cực Nam của một nam châm khi trên nam châm không đánh dấu cực?

Trả lời:

- Cách 1: Đặt nam châm trên miếng xốp rồi thả vào chậu nước, sao cho nam châm nổi trên mặt nước. Nam châm sẽ quay tự do, đến khi nằm cân bằng trên mặt nước thì:

  • Một đầu của nam châm hướng về phía Bắc ⇒⇒ đó là cực Bắc của nam châm.
  • Đầu còn lại hướng về phía Nam ⇒⇒ đó là cực Nam của nam châm.

Nam châm

- Cách 2:

Treo nam châm bằng một sợi dây chỉ mềm sao cho thanh nam châm nằm ngang. Nam châm sẽ quay tự do, đến khi nằm cân bằng thì:

  • Một đầu của nam châm hướng về phía Bắc ⇒⇒ đó là cực Bắc của nam châm.
  • Đầu còn lại hướng về phía Nam ⇒⇒ đó là cực Nam của nam châm.

Nam châm

Tương tác giữa hai nam châm

❓Qua thí nghiệm có thể rút ra kết luận gì về tương tác giữa hai nam châm?

Trả lời:

Kết luận:

Khi đưa hai thanh nam châm lại gần nhau:

+ Hai cực cùng tên đẩy nhau.

Hai cực cùng tên đẩy nhau

+ Hai cực khác tên hút nhau.

Hai cực cùng tên đẩy nhau

Định hướng của một kim nam châm tự do

❓Từ thí nghiệm trên rút ra nhận xét gì về tác dụng của một nam châm lên một kim nam châm?

Trả lời:

Nhận xét: Kim nam châm đặt gần nam châm sẽ chịu tác dụng của nam châm làm cho kim nam châm nằm theo một hướng xác định.

Liên kết tải về

pdf KHTN Lớp 7 Bài 18: Nam châm
doc KHTN Lớp 7 Bài 18: Nam châm 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK