Trang chủ Học tập Lớp 6 Khoa học tự nhiên 6 CTST

Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp - KHTN 6 Chân trời sáng tạo

KHTN Lớp 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo trang 81

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp giúp các em học sinh lớp 6 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo trang 81, 82, 83, 84.

Với lời giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 16 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức Chủ đề 5: Chất tinh khiết - hỗn hợp, phương pháp tách các chất. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn:

Câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 16

Trình bày một số phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp và cho biết trường hợp nào sử dụng phương pháp đó.

Trả lời:

Các phương pháp tách chất khỏi hỗn hợp: lọc, cô cạn và chiết

  • Phương pháp lọc: Dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng
  • Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất rắn tan (không hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng
  • Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất

Câu hỏi Vận dụng Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 16

Trong một lần sơ ý, một bạn học sinh đã trộn lẫn chai dầu hỏa và chai nước tạo thành hỗn hợp dầu hỏa lẫn nước. Em hãy giúp bạn đó tách dầu hỏa ra khỏi nước

Trả lời:

Hỗn hợp dầu hỏa và nước là hỗn hợp không đồng nhất, dầu hỏa nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Để tách hỗn hợp này, ta dùng phương pháp chiết.

Câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 16

Câu 1

Ở các vùng nông thôn nước ta, người ta thường sử dụng giếng nước khoan, giếng đào làm nước sinh hoạt. Tuy nhiên, các nguồn nước này thường hay bị nhiễm phèn và một số tạp chất. Làm thế nào để tách các tạp chất này ra khỏi nguồn nước?

Trả lời:

Để tách các tạp chất này ra khỏi nguồn nước, người ta phải sử dụng các hệ thống lọc nước hoặc các máy lọc để loại bỏ các tạp chất để lấy nước lạnh trước khi sử dụng.

Câu 2

Dựa vào tính chất nào để có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp?

Trả lời:

Dựa vào tính chất tan hoặc không tan trong chất lỏng, không hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao của các chất để tách ra khỏi hỗn hợp

Câu 3

Hãy cho biết đặc điểm khác nhau của mỗi hỗn hợp.

Trả lời:

Đặc điểm khác nhau của mỗi hỗn hợp:

  • Hỗn hợp A: là hỗn hợp đồng nhất, muối là chất tan trong nước, không bị hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao
  • Hỗn hợp B: cát là chất không tan trong nước
  • Hỗn hợp C: là hỗn hợp không đồng nhất, dầu ăn không tan trong nước

Câu 4

Hoàn thành thông tin bằng cách đánh dấu tích V vào phương pháp thích hợp theo mẫu bảng 16.1.

Bảng 16.1

Trả lời:

Hoàn thành bảng:

Bảng 16.1

Câu 5

Quan sát cốc đựng hỗn hợp sulfur và nước, hãy cho biết bột sulfur có tan trong nước không?

Bột sulfur

Trả lời:

Sulfur không tan trong nước.

Câu 6

Dùng phương pháp nào để tách bột sulfur ra khỏi nước? Cho biết những dụng cụ nào cần sử dụng để tách chúng.

Trả lời:

Dùng phương pháp lọc để tách sulfur ra khỏi nước.

Các dụng cụ cần: Đũa thủy tinh, phễu lọc, giấy lọc.

Câu 7

Tại sao lại dùng phương pháp cô cạn mà không dùng phương pháp lọc để tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp.

Trả lời:

Dùng phương pháp cô cạn mà không dùng phương pháp lọc để tách muối ra khỏi nước bởi vì muối là chất rắn tan trong nước và nó không bị hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao. Còn phương pháp lọc chỉ áp dụng để tách chất rắn không tan trong nước ra khỏi hỗn hợp.

Câu 8

Quan sát hỗn hợp nước và dầu, cho biết tính chất của hỗn hợp.

Quan sát hỗn hợp nước và dầu

Trả lời:

Tính chất của hỗn hợp dầu và nước là: hỗn hợp không đồng nhất, dầu không tan trong nước

Câu 9

Dùng phương pháp và dụng cụ nào để tách dầu ăn ra khỏi nước.

Trả lời:

Dùng phương pháp chiết để tách dầu ăn ra khỏi nước. Dụng cụ cần sử dụng: Phễu chiết, Khóa, Bình đựng, giá cố định

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 16

Bài 1

Hãy chọn phương pháp phù hợp để tách các chất ra khỏi hỗn hợp.

a) Đường và nước.

b) Bột mì và nước.

Gợi ý trả lời

a) phương pháp cô cạn

b) phương pháp lọc

Bài 2

Kể một vài ứng dụng của phương pháp lọc và phương pháp cô cạn trong thực tế.

Gợi ý trả lời

Ứng dụng của phương pháp lọc: máy lọc nước, pha cà phê, pha trà, ...

Ứng dụng phương pháp cô cạn: làm muối biển, làm mứt, ...

Bài 3

Em có biết để làm sạch nước bể bơi, ngoài biện pháp dùng hóa chất người ta còn dùng biện pháp nào khác mà không sử dụng hoá chất?

Gợi ý trả lời

Dùng phương pháp lọc.

Bài 4

Có một hỗn hợp gồm muối ăn và cát. Em hãy đề xuất cách tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp. Em sử dụng dược cách làm trên dựa vào sự khác nhau nào về tính chất giữa chúng?

Gợi ý trả lời

Cho hỗn hợp cát và muối vào nước, sử dụng phương pháp lọc và phương pháp cô cạn, lọc lấy cát trước rồi cô cạn ta thu được muối

Sử dụng cách làm trên bởi vì sự khác nhau giữa tính chất của muối và cát như sau:

  • Muối là chất rắn tan được trong nước, không bị hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao
  • Cát là chất rắn không tan được trong nước

Liên kết tải về

pdf KHTN Lớp 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp
doc KHTN Lớp 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK