Giải Địa lý 10 Bài 1 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần mở đầu, hình thành kiến thức mới và phần luyện tập vận dụng trang 3, 4 bài Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Soạn Bài 1 Địa lí 10 Cánh diều được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Giải Địa lý 10 Bài 1 Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 10 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.
Địa lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Trả lời câu hỏi Mở đầu Địa lí 10 Bài 1
Mở đầu trang 3: Đặc điểm đó bắt nguồn từ đâu và có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống cũng như việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh?
Gợi ý đáp án
Định hướng nghề nghiệp của môn Địa lí tương đối rộng và cụ thể. Bằng năng lực và sở thích của mình, em có thể lựa chọn một trong những nhóm nghề nghiệp liên quan đến thành phần tự nhiên (khí hậu học, thổ nhưỡng học,...) hoặc liên quan đến tự nhiên tổng hợp (môi trường, tài nguyên thiên nhiên,...), địa lí dân cư (dân số học, đô thị học,...),…
Trả lời câu hỏi Địa lí 10 bài 1 Cánh diều
Câu 1
Đọc thông tin, hãy nêu những hiểu biết của em về môn Địa lí ở trường phổ thông.
Gợi ý đáp án
- Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ khoa học Địa lí, gồm: địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội. Hai bộ phận gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau và phản ánh sinh động thực tế cuộc sống.
- Môn Địa lí liên quan đến: Bản đồ, Lượt đồ, Sơ đồ, Bảng số liệu, …
- Bên cạnh đó, khi học môn Địa lí ở trung học phổ thông chúng ta có thể tìm hiểu thực tế địa phương bên ngoài trường học.
Câu 2
Hãy lấy một ví dụ thể hiện được vai trò của môn Địa lí trong cuộc sống hằng ngày của bản thân em.
Gợi ý đáp án
Môn Địa lí cũng có vai trò trong cuộc sống hằng ngày:
- Em biết cách sử dụng bản đồ để chỉ đường.
- Khi có dấu hiệu bão ở nước ta, em sẽ biết được (Bão hình thành như thế nào? Các cấp độ, thời gian có bão ở các địa phương trên cả nước,...) từ đó sẽ có các biện pháp phòng tránh và ứng phó với bão.
Câu 3
Hãy lựa chọn một nghề nghiệp theo định hướng của môn Địa lí mà em yêu thích và giải thích tại sao
Gợi ý đáp án
Em thích nghiên cứu những về địa lí học, em có thể nghiên cứu, xem xét tưởng tượng về các điều kiện tự nhiên như địa hình, đất đai sông ngồi,… về mặt lí thuyết. Bên cạnh đó em cũng thích được làm giáo viên để giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho các em học sinh.
=> Nghề nghiệp theo định hướng của môn Địa lí mà em yêu thích là: giáo viên địa lí.
Giải Luyện tập, vận dụng Địa lý 10 bài 1
Câu 1
Trình bày khái quát đặc điểm cơ bản của môn Địa lí ở trường phổ thông.
Gợi ý đáp án
Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ khoa học Địa lí, gồm Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội => Hai bộ phận này gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau và phản ánh sinh động thực tế cuộc sống.
Môn Địa lí liên quan đến bản đồ, lượt đồ, sơ đồ, bảng số liệu.… và với việc tìm hiểu thực tế địa phương bên ngoài trường học.
Câu 2
Hãy kể tên một số nghề nghiệp mà em biết có liên quan đến kiến thức địa lí.
Gợi ý đáp án
Một số nghề nghiệp mà em biết có liên quan đến kiến thức địa lí như:
1. Chuyên gia GIS (Hệ thống thông tin địa lý)
Các chuyên gia GIS sử dụng công nghệ thông tin và dữ liệu địa lý để phân tích và hiển thị thông tin địa lý. Công việc này thường được trả mức lương cao do tính chuyên môn và kỹ thuật phức tạp.
2. Kỹ sư địa lý
Kỹ sư địa lý thường làm việc trong việc xây dựng hệ thống GIS và ứng dụng công nghệ địa lý trong các dự án xây dựng, đô thị hóa, hay quản lý tài nguyên. Các kỹ sư địa lý có thể nhận được mức lương cao do chuyên môn và kỹ thuật cao.
3. Nhà nghiên cứu địa lý
Nhà nghiên cứu địa lý nghiên cứu về các vấn đề địa lý và thực hiện các dự án nghiên cứu. Công việc này thường có mức lương cao trong các tổ chức nghiên cứu, viện nghiên cứu hoặc các tổ chức quốc tế.
4. Chuyên gia địa lý kinh tế
Chuyên gia địa lý kinh tế nghiên cứu về tương tác giữa kinh tế và địa lý, thực hiện các dự án địa lý kinh tế và phân tích dữ liệu. Công việc này thường có mức lương cao trong các tổ chức kinh doanh, công ty tư vấn và chính phủ.
5. Quản lý tài nguyên
Các chuyên gia quản lý tài nguyên sử dụng kiến thức địa lý để quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đất đai. Công việc này có thể có mức lương cao trong các tổ chức môi trường, công ty năng lượng và chính phủ.
6. Giáo viên địa lý
Dạy môn học địa lý ở các trường đại học hoặc trường phổ thông cũng có tiềm năng thu nhập cao, đặc biệt là ở các trường đại học hàng đầu hoặc trường quốc tế.