TOP 59 Mở bài Lặng lẽ Sa Pa hay nhất, gồm cả mở bài trực tiếp, gián tiếp, nâng cao. Qua đó, không những giúp các em nêu bật được vấn đề, tạo tiền đề triển khai mạch văn một cách dễ dàng mà còn tạo ấn tượng tốt đẹp với người đọc.
Mở bài Lặng lẽ Sa Pa còn tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn cho cả bài văn, giúp các em rèn kỹ năng viết mở bài đúng hướng và đi sâu vào vấn đề cần bàn luận. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây để viết mở bài phân tích Lặng lẽ Sa Pa, phân tích nhân vật ông họa sĩ, anh thanh niên.... thật hay.
Tổng hợp mở bài Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
- Mở bài chuyên sâu Lặng lẽ Sa Pa
- Mở bài phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
- Mở bài phân tích nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa
- Mở bài cảm nhận nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa
- Mở bài phân tích nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa
- Mở bài phân tích nhân vật cô kĩ sư
- Mở bài cảm nhận về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
- Mở bài phân tích vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong Lặng lẽ Sa Pa
- Mở bài cảm nhận về nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa
Mở bài chuyên sâu Lặng lẽ Sa Pa
Mở bài 1
Có bao giờ bạn đọc một câu chuyện mà khi gấp trang sách lại thấy lòng mình vấn vương, thương nhớ một nhân vật nào đó? Có bao giờ bạn thưởng thức một tác phẩm mà khi nghĩ về nó bạn lại nôn nao, khi nhắc đến nó bạn lại mong muốn được kể, được khát khao trở thành ai đó trong câu chuyện? Trong cảm nhận của bản thân, tôi đã có những cảm xúc ấy khi đọc truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long. Một câu chuyện kể về chàng thanh niên trẻ tuổi muốn cống hiến cuộc đời mình, thanh xuân mình cho đất nước, nhân dân.
Mở bài 2
"Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến"
Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải đã thể hiện khát khao cháy bỏng được dâng hiến, hòa nhập mùa xuân nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của đất nước. Cũng viết về một “nốt trầm” lặng lẽ nhưng cao đẹp giữa cuộc sống, nhà văn Nguyễn Thành Long trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đã hướng ngòi bút đến những con người vô danh vẫn âm thầm đóng góp sức lực cho tổ quốc thân yêu. "Lặng lẽ Sa Pa"- một bản nhạc dịu dàng ngợi cả những người say mê và miệt mài với lý tưởng đẹp đẽ vì cộng đồng, sống một cuộc đời ý nghĩa và xứng đáng nhất. Truyện ngắn được viết vào năm 1970, sau cuộc hành trình lên Lào Cai của tác giả, có lẽ vì cảm mến và trân trọng thiên nhiên và con người chốn này mà tác giả đã viết nên một tác phẩm hấp dẫn và đặc sắc như thế.
Mở bài 3
Giá như không có chuyến ô tô khách, có lẽ cũng chẳng mấy ai được đặt chân đến Sa Pa, để cảm nhận được vẻ đẹp thanh tú, cái “lặng lẽ” của một vùng núi non trùng điệp mù sương và mộng mơ cao nhất nước Việt này/ trong bản đồ địa hình, Sa Pa nằm bên hữu ngạn sông Hồng, còn con đường sắt dọc theo sông lại nằm ở phía tả ngạn. Cho nên đã thành thông lệ, ai đến Sa Pa hãy đi đường sắt lên chót Lào Cai rồi từ Lào Cai lại đi ô tô khách leo dốc núi 80km nữa mới đến Sa Pa. Chuyến xe khách Lào Cai – Sa Pa vô tình đã trở thành cầu nối, trở thành người dẫn chuyện. Trên chuyến xe khách có ba nhân vật, ngoài người lái xe già trước cách mạng tháng Tám 1945 còn có ông họa sĩ già vui tính và cô kĩ sư nông nghiệp trẻ lần đầu đi Tây Bắc. Họ quen nhau trên một chuyến xe, dù sao cũng là một chuyện bình thường. Tuy nhiên tác giả Nguyễn Thành Long đã miêu tả họ thành ba nhân vật có tâm hồn trong sáng, dễ mến.
Mở bài 4
Nếu như tác phẩm Làng đã để lại dấu ấn trong lòng người đọc bởi nét tinh tế và sâu sắc qua việc miêu tả nội tâm nhân vật dưới ngòi bút của Kim Lân, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng gây xúc động bởi tình cha con sâu nặng thì Lặng lẽ Sa Pa cũng có những ấn tượng đẹp. Một trong số những điều đó là việc xây dựng hình ảnh nhân vật anh thanh niên dưới ngòi bút của Nguyễn Thành Long.
Mở bài 5
Nguyễn Thành Long để lại dấu ấn trong lòng độc giả Việt với những tác phẩm truyện và kí tiêu biểu. Có thể kể đến như các tập truyện ngắn "Ta và chúng nó"; "Giữa trong xanh", tập truyện vừa "Trong gió bão"; "Khúc hát của người cán bộ" hay những tập bút ký xuất sắc như "Bát cơm cụ Hồ"; "Gang ra"....Bằng chất liệu hiện thực cùng lối viết phóng khoáng, mới mẻ với những hình tượng nghệ thuật đẹp, nhà văn đã mang đến một luồng gió mới cho nền văn học nước nhà. "Lặng lẽ Sa Pa" là một truyện ngắn hay và lôi cuốn của ông, tác phẩm được ra đời sau chuyến đi thực tế tại vùng đất giàu đẹp Sa Pa. Vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây cùng những con người hồn hậu, giàu lý tưởng của vùng đất này được thể hiện rõ qua tác phẩm.
Mở bài 6
Mỗi một tác phẩm văn học ra đời đều mang một số phận riêng. Có tác phẩm vừa cất tiếng chào đời đã chết yểu đáng thương. Có tác phẩm gây dư luận xôn xao một thời rồi bị độc giả quên lãng với thời gian. Nhưng cũng cả những bài thơ, quyển truyện có một sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc, có một sức hút lạ kì. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là một truyện đặc sắc, để lại trong lòng mỗi chúng ta nhiều rung cảm đẹp đẽ.
Mở bài 7
Ngòi bút của Nguyễn Thành Long không chỉ dừng lại ở những phát hiện mới mẻ và giàu tính bất ngờ mà còn thể hiện qua những nét vẽ tinh tế về phẩm cách con người qua ngôn từ, qua giọng điệu trữ tình đầy trong trẻo, nhẹ nhàng. Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Thành Long, tác phẩm như một bản nhạc đầy tuyệt mỹ ngợi ca vẻ đẹp của những con người lao động thầm lặng, họ cống hiến hết mình vì sự yên bình, giàu đẹp của quê hương. Đọc truyện ngắn, ta sẽ thấy một khung trời mới của lẽ sống cao đẹp ở đời. Ra đời vào năm 1970, tác phẩm nghệ thuật ấy như một "bản tuyên ngôn" thôi thúc mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ hãy sống thật ý nghĩa và có trách nhiệm với cuộc đời.
Mở bài 8
Trong mỗi tác phẩm luôn chứa đựng những tình cảm hay một lẽ sống mà tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc. Và với tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long cũng vậy, tác phẩm đã tạo cho người đọc một sự thích thú khi nhận ra vẻ đẹp trong tâm hồn và cách sống của những con người lao động. Cuộc sống ấy đã không hề lặng lẽ như tiêu đề của tác phẩm.
Mở bài 9
Vẻ đẹp của con người không chỉ ở ngoại hình, ở nhân cách mà còn ở cách họ suy nghĩ, những việc làm cao đẹp mà họ đã và đang làm để cống hiến cho cuộc đời. Vẻ đẹp ấy đã được đi vào thơ văn qua truyện ngắn "Lặng lẽ SaPa" của tác giả Nguyễn Thành Long. Tác phẩm đã vẽ ra hình ảnh anh thanh niên “thèm người” ngày đêm cống hiến cho nước nhà, ở một mình trên đỉnh núi cao nhưng vô cùng lạc quan, yêu đời.
Mở bài phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
Mở bài phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Mẫu 1
Vẻ đẹp nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Thành Long không nằm ở những phát hiện sắc sảo, táo bạo xung đột mạnh mẽ mà nghiêng về tạo dựng chất thơ nhẹ nhàng trong trẻo lặng thầm, kín đáo nhưng vẫn có sức ngân vang sâu rộng lâu bền. Lặng lẽ Sa Pa tiêu biểu cho phong cách đó của ông. Tác giả đã giới thiệu với chúng ta một vùng đất lặng thầm nhưng ở đó vẫn có những con người đang ngày đêm làm việc cống hiến quên mình cho quê hương đất nước.
Mở bài phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Mẫu 2
Nguyễn Thành Long là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Truyện ngắn của ông thực sự là sự chắt lọc hiện thực của cuộc sống sôi động đang diễn ra hằng ngày trên đất nước ta, nhưng thường có những ẩn ý sâu sắc. Sau một chuyến đi nghỉ hè ở Sa Pa ông viết tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”. Đây là một truyện ngắn hay có phong cách nhẹ nhàng ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người lao động mới đang ngày đêm âm thầm cống hiến hết sức mình cho đất nước.
Mở bài phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Mẫu 3
Lặng lẽ Sa Pa một trong những tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nguyễn Thành Long. Tác phẩm được sáng tác trong một lần tác giả đi công tác tại Lào Cai. Tác phẩm là lời ca ngợi cuộc sống và con người lao động bình dị, lặng lẽ cống hiến tuổi xuân cho đất nước. Bằng một giọng văn tình cảm, nhẹ nhàng Nguyễn Thành Long đã tạo nên một thiên truyện thấm đẫm chất trữ tình từ khung cảnh thiên nhiên đến con người.
Mở bài phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Mẫu 4
“Lặng lẽ Sa Pa” là truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thành Long sáng tác năm 1970. Truyện ra đời trong hoàn cảnh miền Bắc đang đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, là hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam. Ra đời trong giai đoạn ấy, truyện mang dấu ấn của một thời điểm lịch sử mà mọi người dân đều có ý thức sống cho cái chung và dường như quên đi chính bản thân mình. Người thanh niên làm khí tượng trong truyện là một điển hình cho thế hệ thanh niên chỉ biết xả thân mình cho đất nước. Đọc “Lặng lẽ Sa Pa”, chúng ta chợt thấy mình như lắng lại trong chiều sâu xúc cảm.
Mở bài phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Mẫu 5
Trong văn học Việt Nam, hiện đại có những cây bút văn xuôi chỉ chuyên về truyện ngắn và kí. Nguyễn Thành Long (1925- 1991) là một trong số đó. Bắt đầu viết văn trong những năm cuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở liên khu V, Nguyễn Thành Long được khẳng định như một cây bút truyện ngắn và kí đáng chú ý trong những năm 60-70 với cả gần chục tập sách đã in. Ông là một cây bút cần mẫn và nghiêm túc trong lao động nghệ thuật, lại rất chú trọng thâm nhập thực tế đời sống. Nhiều sáng tác của Nguyễn Thành Long là kết quả trực tiếp của những chuyến "thâm nhập thực tế" như thế, nhưng truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa lại là một trường hợp đặc biệt.
Mở bài phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Mẫu 6
Nguyễn Thành Long (1925 - 1991) quê ở Quảng Nam, là cây bút truyện ngắn xuất sắc, nổi tiếng với các tác phẩm như: Giữa trong xanh (1972), Lý Sơn mùa tỏi (1980)... Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa rút trong tập Giữa trong xanh. Truyện ca ngợi những con người sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nổi, hết lòng vì Tổ quốc, có trái tim nhân hậu rất đẹp.
Mở bài phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Mẫu 7
Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long có nhiều bất ngờ với những chi tiết vừa thực vừa lạ. Tác giả khéo léo kể lại chuyện gặp gỡ gỡ theo mạch từ tồn, chậm rãi mà vẫn vui, hóm hỉnh. Ngôn ngữ đối thoại của truyện rất phù hợp với từng nhân vật: anh thanh niên vui khỏe hồn nhiên, cô kĩ sư e ấp dễ xao xuyến, ông họa sĩ già lịch duyệt rất tâm lí. Rõ ràng cuộc sống là một dòng chảy đáng yêu đáng mến. Những người trong sáng nhiệt tình sớm muộn gì họ sẽ có dịp gặp gỡ và hòa cảm trong cùng một mục đích, ý tưởng chung. Và cuộc sống thật đáng trân trọng biết bao khi ở trên đỉnh Sa a kia, ngoài anh thanh niên kia còn có bao nhiêu người như ông kĩ sư vườn rau sáng tạo giống su hào mới, như đồng chí nghiên cứu khoa học suốt ngày trong tư thế sẵn sàng chờ set để lập bản đồ sét đến mức "trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi". Tác giả viết: "Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa... có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước". Phải chăng đó là chủ đề chính của truyện ngắn này mà tác giả muốn gửi đến người đọc.
Mở bài phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Mẫu 8
Nguyễn Thành Long là một cây bút chuyên viết về truyện ngắn. Ông cũng có khá nhiều tác phẩm nhưng tiêu biểu trong đó là tác phẩm Lặng Lẽ Sa Pa. Truyện ngắn này là kết quả một chuyến đi công tác ở Lào Cai năm 1970. Qua câu chuyện nhà văn muốn ca ngợi những phẩm chất của những thế hệ thanh niên cống hiến hết mình cả tuổi trẻ, tình yêu cho Tổ Quốc trong thời kì đổi mới đi lên xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc.
Mở bài phân tích nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa
Mở bài phân tích nhân vật ông họa sĩ - Mẫu 1
Nhân vật ông họa sĩ là nhân vật chủ yếu để qua cái nhìn của ông, tác giả bộc lộ suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về cuộc đời, con người đặc biệt là nhìn nhận về anh thanh niên. Là người khát khao cống hiến, khát khao sáng tác: Luôn tìm kiếm vẻ đẹp trong cuộc sống để đưa vào nghệ thuật “Họa sĩ đã bắt gặp một điều mà thật ra ông vẫn ao ước được biết. Ôi, một nét thôi cũng đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đã là giá trị một chuyến đi dài”.
Mở bài phân tích nhân vật ông họa sĩ - Mẫu 2
Trong xuyên suốt truyện Lặng lẽ Sa Pa tác giả đã nhiều lần sử dụng ông họa sĩ để nhập vai quan sát và miêu tả anh thanh niên rõ nét và sinh động hơn. Đây là nhân vật phụ nhưng đóng góp vào thành công của truyện.
Mở bài phân tích nhân vật ông họa sĩ - Mẫu 3
Đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, chúng ta không chỉ ấn tượng riêng về anh thanh niên mà còn các nhân vật khác vừa tham gia vào câu chuyện, vừa tô đậm hình ảnh nhân vật chính đồng thời làm sâu sắc hơn chủ đề của truyện. Đặc biệt là nhân vật ông họa sĩ già, dường như người kể chuyện đã nhập vai vào từng cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật này để miêu tả từ cảnh vật thiên nhiên đến con người.
Mở bài phân tích nhân vật ông họa sĩ - Mẫu 4
Có người đã nhận xét rằng Lặng lẽ Sa Pa là nơi hội tụ của những tấm lòng. Câu chuyện giản dị mà sâu sắc ấy kể về những con người có tâm hồn trong sáng và trái tim ấm áp. Họ gặp nhau tình cờ và quyến luyến nhau bởi cái tình đằm thắm trong mỗi người. Trong cuộc hội ngộ ấy, ông hoạ sĩ là nhân vật để lại trong lòng ta những ấn tượng sâu đậm, bởi tính cách thâm trầm, sâu sắc, bởi những triết lí sâu xa về nghệ thuật. Ông chính là sợi dây liên kết các nhân vật trong câu chuyện.
Mở bài phân tích nhân vật ông họa sĩ - Mẫu 5
Lặng lẽ Sa Pa là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Thành Long. Trong tác phẩm nhà văn không chỉ xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên mà còn xây dựng thành công nhân vật ông họa sĩ già. Nhân vật ấy không những có vai trò lăng kính phản chiếu vẻ đẹp của anh thanh niên mà ông họa sĩ cũng hiện lên với những nét đẹp phẩm chất vô cùng đáng quý.
Mở bài phân tích nhân vật ông họa sĩ - Mẫu 6
Nguyễn Thành Long là nhà văn thành công với thể loại truyện ngắn và kí. Đề tài viết về người lao động mới. Đặc biệt Lặng lẽ Sa Pa được ông sáng tác vào năm 1970 thời kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một truyện ngắn hay và đặc sắc. Bằng lời văn đậm chất thơ người đọc vô cùng ấn tượng với nhân vật ông họa sĩ có tình yêu nghề yêu thiên nhiên yêu con người và có những suy ngẫm về công việc.
Mở bài phân tích nhân vật ông họa sĩ - Mẫu 7
Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long, ngoài nhân vật chính - anh thanh niên, các nhân vật khác như ông già họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe, không chỉ tham gia vào câu chuyện, làm rõ nét hơn cho nhân vật chính mà còn làm phong phú, sâu sắc hơn chủ đề của truyện. Trong số nhân vật phụ đó, đáng chú ý nhất là nhân vật ông họa sĩ già. Người kể chuyện trong tác phẩm hầu như nhập vai vào cái nhìn, suy nghĩ của ông họa sĩ để quan sát, miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính trong truyện.
Mở bài phân tích nhân vật ông họa sĩ - Mẫu 8
Nhân vật là nòng cốt, là trụ cột của tác phẩm. Thông qua nhân vật, tác giả gửi gắm chủ đề, tư tưởng, tình cảm, thái độ, tấm lòng của mình vào đó. Nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long tuy chỉ là một nhân vật đứng phía sau nhưng tác giả đã đặt điểm nhìn vào nhân vật này, quan sát và gửi gắm những suy nghĩ về cuộc sống, con người và nghệ thuật.
Mở bài phân tích nhân vật ông họa sĩ - Mẫu 9
Nguyễn Thành Long là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn và kí. Các tác phẩm của ông thường có văn phong nhẹ nhàng, giàu chất thơ và đầy ý nghĩa. “Lặng lẽ Sa Pa” là tác phẩm tiêu biểu cho văn phong của Nguyễn Thành Luân, tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế của ông năm 1970, tác phẩm đã khắc họa hình ảnh con người Việt Nam trong giai đoạn thế hệ vàng với những nhân vật tiêu biểu. Bên cạnh nhân vật chính anh thanh niên, ông họa sĩ cũng là nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc.
Mở bài phân tích nhân vật ông họa sĩ - Mẫu 10
Dù không phải là nhân vật chính nhưng nhân vật ông hoạ sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa có vai trò rất quan trọng trong truyện: người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và những ý nghĩ của ông hoạ sĩ để trần thuật, để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện. Qua nhân vật này, tác giả muốn gửi gắm những suy nghĩ về con người lao động, về cuộc sống mới, về vai trò của nghệ thuật và trách nhị nhị của mỗi con người đối với đất nước.
Mở bài phân tích nhân vật ông họa sĩ - Mẫu 11
Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí. Truyện của ông có văn phong nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ, ánh lên vẻ đẹp của con người và mang ý nghĩa sâu sắc. "Lặng lẽ Sa Pa" là tác phẩm tiêu biểu của ông. Bên cạnh làm nổi bật nhân vật chính anh thanh niên, truyện cũng khắc họa thành công nhân vật ông họa sĩ với những suy nghĩ về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật.
Mở bài cảm nhận nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa
Mở bài cảm nhận nhân vật ông họa sĩ - Mẫu 1
Lặng lẽ Sa Pa là một trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Thành long, viết về những con người cống hiến thầm lặng cho đất nước, quê hương. Ta chú ý đến nhân vật chính là anh thanh niên, cũng không thể bỏ qua những nhân vật phụ đầy ấn tượng, đó là bác lái xe, cô kỹ sư và đặc biệt là ông họa sĩ già.
Mở bài cảm nhận nhân vật ông họa sĩ - Mẫu 2
“Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm, trong đó tâm điểm là con người” (Nguyễn Minh Châu). Tác phẩm văn học nghệ thuật dù viết về điều gì thì cũng hướng đến con người, cũng nhằm phát hiện, đề cao, trân trọng những vẻ đẹp bên trong con người. Qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long, ta bắt gặp rất nhiều những vẻ đẹp bên trong con người và ấn tượng là nhân vật ông họa sĩ.
Mở bài phân tích nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa
Mở bài phân tích nhân vật Anh thanh niên - Mẫu 1
Lặng lẽ Sa Pa là tác phẩm ra đời từ kết quả của chuyến đi của tác giả tại Lào Cai năm 1970, truyện ngắn cho người đọc thấy cái nhìn rất khác về Sa Pa nơi những con người lao động vẫn âm thầm, miệt mài cống hiến cho đất nước phát triển, trong đó anh thanh niên là nhân vật như thế.
Mở bài phân tích nhân vật Anh thanh niên - Mẫu 2
Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút văn xuôi nổi bật trong giai đoạn những năm 60 – 70 chuyên viết về truyện ngắn và bút kí. “Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn được sáng tác trong chuyến công tác tại Lào Cai giữa mùa hè 1970. Trong tác phẩm ấy, hình ảnh nhân vật anh thanh niên là điểm sáng trong câu chuyện đại diện cho những phẩm chất và tâm hồn tốt đẹp của con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Mở bài phân tích nhân vật Anh thanh niên - Mẫu 3
Nguyễn Thành Long là một cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Nét đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo hình tượng đẹp, ngôn ngữ trong trẻo, nhẹ nhàng, sáng tác của nhà thơ có nhiều đặc sắc. Nổi bật sáng tác của ông có thể nói đến là "Lặng lẽ Sa Pa". Truyện được viết năm 1970, với tên truyện ta thấy Sa Pa là một nơi yên lặng để có thể nghỉ ngơi nhưng cạnh vẻ bề ngoài đó chính là sự sôi nổi của tuổi trẻ, chính là anh thanh niên.
Mở bài phân tích nhân vật Anh thanh niên - Mẫu 4
Nguyễn Thành Long (1925 - 1991) là một trong tác giả xuất sắc chuyên viết truyện ngắn với những con người ở hậu phương luôn âm thầm, lặng lẽ cống hiến hết mình cho đất nước, tổ quốc. Và một trong những nhân vật tiêu biểu nhất phải kể đến nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" sáng tác năm 1970. Đồng thời ở anh cũng bộc lộ lên những phẩm chất, triết lý tươi đẹp đáng trân quý và lớn lao về cuộc sống và công việc ở thời đại mới.
Mở bài phân tích nhân vật Anh thanh niên - Mẫu 5
Nghệ thuật tập trung tiêu biểu cái đẹp. Nếu cái đẹp là một cái gì gắn liền với cuộc sống, bắt nguồn từ lao động, tiêu biểu cho cái đẹp cuộc sống phải được coi là đối tượng miêu tả chủ yếu của nghệ thuật. Có lẽ xuất phát từ quan điểm ấy, Nguyễn Thành Long trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của mình đã tập trung xây dựng các hình tượng nhân vật đẹp cả trong tâm hồn và tính cách. Trong số các nhân vật ấy, anh thanh niên làm công tác khí tượng ở Sa Pa gây một cảm xúc mạnh mẽ trong lòng người đọc.
Mở bài phân tích nhân vật Anh thanh niên - Mẫu 6
Puskin từng viết: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Và trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long đã để tiếng lòng của mình cất lên, để linh hồn tác phẩm bay lên qua hình tượng nhân vật anh thanh niên.
Mở bài phân tích nhân vật Anh thanh niên - Mẫu 7
Trong mỗi tác phẩm văn học, nhân vật chính trở thành linh hồn thể hiện trọn vẹn nội dung tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm vào những đứa con tinh thần của mình. Với trường hợp anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long cũng vậy. Anh là một người sống lạc quan, yêu đời, có tình có nghĩa với mọi người, đầy trách nhiệm với công việc và giàu lí tưởng sống. Xây dựng một nhân vật chính cho tác phẩm của mình như thế, Nguyễn Thành Long muốn thể hiện một tư tưởng giàu chất nhân văn về con người và cuộc đời.
Mở bài phân tích nhân vật Anh thanh niên - Mẫu 8
Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và ký. Nét đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo được hình tượng đẹp, ngôn ngữ giàu chất thơ, trong trẻo, nhẹ nhàng. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa viết năm 1970, sau chuyến đi thực tế Lào Cai của nhà văn, được in trong tập Giữa trong xanh (1972). Đây là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Thành Long. Qua câu chuyện về những nhân vật không tên, tác giả muốn giới thiệu với người đọc về một vùng đất lặng lẽ mà thơ mộng, ở đó có những con người được lao động thầm lặng, say mê hiến dâng tuổi trẻ và tình yêu của mình cho quê hương, đất nước.
Mở bài phân tích nhân vật Anh thanh niên - Mẫu 9
Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn được rút trong tập “Giữa trong xanh” của Nguyễn Thành Long. Truyện ca ngợi những con người sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nổi hết lòng vì tổ quốc, có trái tim nhân hậu cao đẹp. Bằng cảm hứng hiện thực và trữ tình nhà văn đưa ta đến với Sa Pa – thành phố trong sương của miền Tây Bắc đẹp như một huyền thoại từ cảnh sắc đến những con người rất đáng yêu. Anh thanh niên làm khí tượng thủy văn để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc.
Mở bài phân tích nhân vật Anh thanh niên - Mẫu 10
Nguyễn Thành Long là một cây bút chuyên viết về truyện ngắn. Các tác phẩm của ông đều toát lên vẻ trong trẻo nhẹ nhàng giàu chất thơ thể hiện cách cảm nhận đầy tinh tế về cuộc sống. Một trong những tác phẩm nổi bật của ông đó chính là truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” trong đó để lại ấn tượng sâu sắc nhất với người đọc là nhân vật anh thanh niên.
Mở bài phân tích nhân vật Anh thanh niên - Mẫu 11
Nguyễn Trung Thành là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp với nhiều tác phẩm độc đáo, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Ra đời trong chuyến đi thực tế lên Lào Cai vào mùa hè năm 1970, truyện đã khắc họa thành công hình tượng những người lao động bình dị với những vẻ đẹp đáng quý và tiêu biểu nhất là nhân vật anh thanh niên, Đồng thời, thông qua nhân vật anh thanh niên giúp chúng ta hiểu thêm về ý nghĩa, nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Mở bài phân tích nhân vật Anh thanh niên - Mẫu 12
Gấp lại truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa "của Nguyễn Thành Long lòng ta cứ xao xuyến vấn vương trước vẻ đẹp của những con người, trước những tình cảm chân thành, nồng hậu trong một cuộc sống đầy tin yêu. Dù được miêu tả ít hay nhiều nhân vật nào của "Lặng lẽ Sa Pa" cũng hiện lên với nét cao quí đáng khâm phục. Trong đó anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.
Mở bài phân tích nhân vật Anh thanh niên - Mẫu 13
Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết truyện ngắn và bút kí, sáng tác của ông hầu hết chỉ viết về vẻ đẹp bình dị của con người và thiên nhiên, đất nước. Truyện ngắn “lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi Lào Cai vào mùa hè 1970 của tác giả, trích từ tuyển tập “giữa trong xanh” in năm 1972.
Mở bài phân tích nhân vật cô kĩ sư
Mở bài phân tích nhân vật cô kĩ sư - Mẫu 1
"Lặng lẽ Sa Pa" là kết tinh giá trị nhất sau chuyến đi thực tế lên miền Tây Bắc của nhà văn Nguyễn Thành Long. Trong bức tranh về Sa Pa lặng lẽ của Nguyễn Thành Long, ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa thơ mộng, yên ả mà còn xúc động trước những con người đã cống hiến hết mình cho lao động sản xuất vì mục tiêu chung. Ngoài những con người lao động hăng say, miệt mài, cống hiến lặng lẽ trên Sa Pa mà tiêu biểu là anh thanh niên, tác giả còn hướng người đọc đến những con người trẻ với những hoài bão lớn lao, hăng hái như cô kĩ sư nông nghiệp trẻ.
Mở bài phân tích nhân vật cô kĩ sư - Mẫu 2
“Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc của Nguyễn Thành Long. Đến đậy, ông tận mắt nhìn thấy cuộc sống và lao động thầm lặng của những con người ngày đêm cống hiến sức mình cho đất nước. Bên cạnh ông họa sĩ, cô kỹ sư trẻ mang trong mình khát vọng đẹp cũng tìm thấy được lý tưởng từ hiện thực cuộc sống ấy.
Mở bài cảm nhận về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
Mở bài cảm nhận Lặng lẽ Sa Pa - Mẫu 1
Nguyễn Thành Long là một trong số những nhà văn có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam nói chung và văn xuôi hiện đại nói riêng. Bằng lối viết nhẹ nhàng, giàu tình cảm cùng ngôn ngữ trong sáng, giàu chất thơ và những hình tượng nhân vật độc đáo, những sáng tác của Nguyễn Thành Long về cuộc đấu tranh chống Mĩ cứu nước của dân tộc và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", sáng tác năm 1970 là một trong số những sáng tác tiêu biểu của ông.
Mở bài cảm nhận Lặng lẽ Sa Pa - Mẫu 2
Nguyễn Thành Long là một cây bút truyện ngắn nhưng vẻ đẹp nghệ thuật không nằm ở những phát hiện sắc sảo – táo bạo xung đột mạnh mẽ mà nghiêng về tạo dựng chất thơ nhẹ nhàng trong trẻo lặng thầm, kín đáo nhưng vẫn có sức ngân vang sâu rộng lâu bền. Lặng lẽ Sa Pa tiêu biểu cho phong cách dó của Nguyễn Thành Long. Truyện ra đời sau một chuyến đi thực tế kiểm nghiệm. Nguyễn Thành Long đã giới thiệu với chúng ta một vùng đất lặng thầm nhưng ở đó vẫn có những con người đang ngày đêm làm việc cống hiến quên mình cho quê hương đất nước.
Mở bài cảm nhận Lặng lẽ Sa Pa - Mẫu 3
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là một truyện ngắn hay. Với cốt truyện đơn giản xoay quanh một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sapa, đã để lại trong lòng người đọc một niềm sung sướng, thú vị.
Mở bài cảm nhận Lặng lẽ Sa Pa - Mẫu 4
Thế nào là hạnh phúc? Làm thế nào để diễn tả một cách chân thực và giản dị cảm nhận về hạnh phúc? Làm thế nào để lột hiện được chân dung một con người đang hạnh phúc? Và nữa, nếu nhà văn đã chỉ ra một cách đúng đắn hạnh phúc là gì và một con người đang hạnh phúc là như thế nào thì điều gì sẽ là mấu chốt kêu gọi sự đồng cảm của biết bao người đọc?
Mở bài cảm nhận Lặng lẽ Sa Pa - Mẫu 5
Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết truyện ngắn và bút ký. Các tác phẩm của ông luôn mang một hình tượng đẹp với ngôn từ trong sáng, giọng văn gần gũi, trong trẻo và nhẹ nhàng. Ông để lại nhiều tác phẩm văn xuôi như Giữa trong xanh (1972), Ta và chúng nó (1950), Bát cơm cụ Hồ (1952), ... nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến tác phẩm Lặng lẽ Sa pa (1970).
Mở bài cảm nhận Lặng lẽ Sa Pa - Mẫu 6
Nguyễn Thành Long một trong những gương mặt nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Các tác phẩm của ông thường được bắt nguồn từ những con người bình dị, những sự kiện đời thường, mộc mạc của cuộc sống nên mỗi lời văn đều nhẹ nhàng, trong trẻo mà thấm đượm chất trữ tình. Lặng lẽ Sa Pa được coi là kết tinh tiêu biểu nhất cho tài năng và phong cách sáng tác của Nguyễn Thành Long. Truyện ngắn đã dựng lên bức tranh tuyệt đẹp về những con người lao động lặng lẽ và thiên nhiên Sa Pa đẹp đẽ mà đầy chất thơ.
Mở bài phân tích vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong Lặng lẽ Sa Pa
Mở bài phân tích vẻ đẹp thiên nhiên và con người - Mẫu 1
Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long không chỉ khắc hoạ vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên Sa Pa mà còn nêu lên vẻ đẹp của những con người ở chốn Sa Pa lặng lẽ đó. Nguyễn Thành Long là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và bút kí. Các tác phẩm của ông là sự chắt lọc hiện thực của cuộc sống. Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn đặc sắc, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Truyện được viết sau chuyến đi thực tế ở Sa Pa, một vùng núi đẹp nổi tiếng. Tác phẩm không chỉ khắc hoạ vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên Sa Pa mà còn nêu lên vẻ đẹp của những con người ở chốn Sa Pa lặng lẽ đó.
Mở bài phân tích vẻ đẹp thiên nhiên và con người - Mẫu 2
Xanh ngát trong nền văn học Việt Nam thế kỷ 20, nổi bậc lên cây bút Nguyễn Thành Long. Không khai thác hiện thực cuộc sống khốc liệt, sắc cạnh và sôi sục như các nhà văn khác, Nguyễn Thành Long đã lựa chọn cách biểu đạt nhẹ nhàng, sâu lắng như chính tâm hồn ông, bởi ông yêu văn, yêu cả cuộc sống. Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật ấy. Vẻ đẹp Lặng lẽ Sa Pa trầm lắng nhưng rạo rực và tinh tế vô cùng.
Mở bài phân tích vẻ đẹp thiên nhiên và con người - Mẫu 3
Nguyễn Thành Long không có thế mạnh trong miêu tả cảnh vật, nhưng đôi khi, ông cũng để lại những trang viết về thiên nhiên hết sức độc đáo. Trong Lặng lẽ Sa Pa, vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hiện lên dưới ngòi bút của ông vừa thơ mộng trữ tình, vừa cuồn cuộn sắc màu hoang dã gây hứng thú vô cùng.
Mở bài cảm nhận về nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa
Mở bài cảm nhận về nhân vật Anh thanh niên - Mẫu 1
Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Tác phẩm của ông thường có giọng điệu nhẹ nhàng, tình cảm,thường pha chất kí và giàu chất thơ, thấm đẫm chất trữ tình, làm ánh lên vẻ đẹp của con người nên có khả năng thanh lọc làm trong sáng tâm hồn, khiến chúng ta thêm yêu cuộc sống. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” ra đời là kết quả chuyến đi Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả, lúc miền Bắc đang thời kỳ xây dựng miền Bắc, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ đến thắng lợi. Qua hình ảnh anh thanh niên, tác phẩm ca ngợi những con người dùng cảm, tuyệt đẹp đang cống hiến một cách thầm lặng cho tổ quốc.
Mở bài cảm nhận về nhân vật Anh thanh niên - Mẫu 2
Mỗi tác phẩm văn học ra đời đều mang một số phận riêng. Có tác phẩm vừa cất tiếng chào đời đã chết yểu đáng thương. Có tác phẩm gây dư luận xôn xao một thời rồi bị độc giả quên lãng với thời gian. Nhưng cũng có những bài thơ, quyển truyện có một sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc, có một sức hút kì lạ. Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long là một truyện ngắn đặc sắc, để lại trong lòng mỗi người đọc chúng ta nhiều rung cảm đẹp đẽ.
Mở bài cảm nhận về nhân vật Anh thanh niên - Mẫu 3
Lặng Lẽ Sa Pa là một truyện ngắn vô cùng nhẹ nhàng, giàu chất thơ và tác giả đã xây dựng được hình tượng nhân vật đẹp. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được viết vào năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả Nguyễn Thành Long, có thể coi đây là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách của ông. Truyện ngắn với những nhân vật không tên đặc biệt tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên trẻ cán bộ khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Tác giả muốn giới thiệu với bạn đọc một nhân vật điển hình trong công cuộc lao động và xây dựng đất nước ở miền Bắc trên vùng cao khuất nẻo này.
Mở bài cảm nhận về nhân vật Anh thanh niên - Mẫu 4
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa” là tác phẩm được sáng tác khi nhà văn Nguyễn Thành Long đi thực tế tại vùng cao, sự thân thiện của những con người nơi đây làm cho tác giả viết tác phẩm đầy tính nhân văn, thể hiện tinh thần sống lạc quan yêu đời của những con người yêu lao động.
Mở bài cảm nhận về nhân vật Anh thanh niên - Mẫu 5
Nguyễn Thành Long là một nhà văn nổi tiếng, với những tác phẩm đặc sắc để lại dấu ấn. Kết quả của chuyến đi thực tế Lào Cai mùa hè năm 1970 đã cho mọi người thấy được một Lặng lẽ Sa Pa. Trong đó, nổi bật lên là nhân vật anh thanh niên, sống một mình trên núi cao làm công việc đo khí tượng. Anh luôn thèm khát được gặp người để thỏa lòng mong ước.