Cách chống liệt môn Hóa học thi THPT Quốc gia 2023 mang tới những bí kíp, kinh nghiệm giúp các em đạt điểm tối đa môn Hóa học trong kỳ thi quan trọng sắp tới. Qua đó, sẽ giúp một số học sinh kém môn Hóa thoát khỏi điểm liệt.
Bên cạnh đó, còn cung cấp 15 vấn đề lý thuyết vô cơ quan trọng cần nhớ cho các em tham khảo. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 sắp tới gần, đây cũng là thời điểm nước rút cho các em ôn thi. Vậy hãy tham khảo những mẹo "chống trượt" môn Hóa trong bài viết dưới đây nhé:
Bí kíp chống trượt môn Hóa học
Tóm tắt kiến thức Hóa học 12
A. HỮU CƠ
1. Những chất phản ứng với Na (K) giải phóng H2 là: Ancol, phenol, axit, H2O
2. Những chất phản ứng dung dịch NaOH (KOH) là: phenol, axit, muối amôni, aminoaxit
3. Những chất phản ứng với dung dịch NaOH (KOH) khi đun nóng: là este; dẫn xuất
4. Những chất phản ứng với CaCO3, NaHCO3 giải phóng CO2 là: axit RCOOH
5. Những chất phản ứng với dung dịch axit HCl, HBr là: ancol, amin, anilin, aminoaxit, muối amoniRCOONH4, muối của amin RNH3Cl
6. Những chất có phản ứng với dung dịch AgNO3/ dd NH3:
khi đun nóng có kết tủa Ag: (phản ứng tráng bạc ): các chất có nhóm –CHO: RCHO, HCOOH, HCOOR, HCOONH4, glucozơ, fructozơ, mantozơ.
7. Những chất có phản ứng với Cu(OH)2/NaOH
- Tạo thành muối, nước: là axit
- Tạo thành dung dịch có màu xanh lam: các chất có nhiều nhóm OH kế cận: như etilen glycol; glixerol, glucozơ; Fructozơ; Mantozơ; Saccarozơ.
- Khi đun nóng tạo thành kết tủa có màu đỏ gạch Cu2O là: các chất có nhóm –CHO
8. Những chất có phản ứng dung dịch nước brôm:
- Làm mất màu dung dịch nước brôm: các chất không no có liên kết pi ( =; ≡ ); andehit RCHO bị oxi hóa bới ddBr2.
- Tạo kết tủa trắng: phenol; anilin.
9. Những chất có phản ứng cộng H2 (Ni): các chất có liên kết pi: ( =; ≡ ); benzen; nhóm chức andehit RCHO; Nhóm chức Xeton RCOR; tạp chức: glucozơ, fructozơ.
10. Các chất có phản ứng thủy phân: Tinh bột; xenlulozơ; mantozơ; saccarozơ, peptit; protein, este, chất béo
11. Các chất có phản ứng trùng hợp: những chất có liên kết đôi (C=C) hay vòng không bền
12. Những chất có phản ứng trùng ngưng là: Các chất có nhiều nhóm chức.
13. Polime thiên nhiên: cao su thiên nhiên, tơ tằm, bông, xenlulozo, tinh bột
14. Polime nhân tạo (bán tổng hợp): tơ Visco, tơ axetat, xenlulozo trinitrat.
15. Polime tổng hợp (điều chế từ phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng): các polime còn lại: PE, PVC….
16. Polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng: Nilon-6, Nilon-7, Nilon-6,6, tơ lapsan, nhựa PPF
17. Polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp: (còn lại): PE, PVC, Caosubuna, Caosu buna-S, tơnitron….
18. Tơ có nguồn gốc xenlulozo: sợi bông, tơ Visco, tơ axetat
19. Tơ poliamit: Nilon-6, Nilon-7, Nilon-6,6
20. Tripeptit….polipeptit, protein lòng trắng trứng: có phản ứng màu biure (phản ứng Cu(OH)2 có màu tím.
21. So sánh lực bazo của các amin ( amin no > NH3 > Amin thơm)
22. Môi trường của dung dịch, pH (chú ý phenol, anilin, Glixin không làm quỳ tím đổi màu)
- Axit RCOOH: quỳ tím hóa đỏ.
- Amin no: quỳ tím hóa xanh.
- Aminoaxit: tùy vào số nhóm chức
- Muối của axit mạnh bazo yếu quỳ hóa đỏ.
- Muối của axit yếu bazo mạnh quỳ hóa xanh.
23. Nhận biết các chất hữu cơ
- Nếu chỉ dùng 1 hoá chất nhận biết hợp chất hữu cơ thì hóa chất thường sử dụng là:
- Quỳ tím (nếu thấy có amin, axit… ) * Cu(OH)2 (Nếu thấy có Glucozo, Glixerol, andehit..)
- Dung dịch brom ( Nếu thấy có Phenol, anilin, hợp chất không no...
- Phân biệt giữa Glucozơ và Fructozơ dùng dung dịch brom
- Phân biệt giữa dipeptit và các polipeptit khác dùng Cu(OH)2 (phản ứng màu biore) - Nhận biết protein (lòng trắng trứng …): dùng Cu(OH)2: có màu tím xuất hiện hoặc dùng HNO3: có màu vàng
24. Điều chế
- Este (từ phản ứng este hóa: axit phản ứng với ancol) chú ý các este đặc biệt: vinylaxetat, phenyl axetat (điều chế riêng)
- Glucozo (từ tinh bột, xenlulozo, mantozo)
- Ancol etylic (từ glucozo bằng phương pháp lên men)
- Anlin (từ nitrobenzen)
- Các polime điều chế từ phản ứng trùng ngưng: (nilon -6, nilon-7, nilon-6,6, tơ lapsan nhựa PPF)
- Các polime điều chế từ phản ứng trùng hợp: (PE, PVC, PVA, cao su buna, tơ nitron….)
B. KIM LOẠI
1. Học thuộc:
Cấu hình eNa( z=11) [Ne] 3s1; Mg ( z=12) [Ne] 3s2; Al( z=13) [Ne] 3s2, 3p1; Fe( z=26) [Ar] 3d6, 4s2; Cr( z=24) [Ar] 3d5, 4s1 và suy ra vị trí trong bảng tuần hoàn.
2. Nhớ qui luật biến đổi tính chất trong nhóm A (từ trên xuống: tính kim loại tăng, bán kính nguyên tử tăng, năng lượng ion hóa giảm, độ âm điện giảm)
Nhớ qui luật biến đổi tính chất trong chu kì (từ trái sang phải: tính kim loại giảm, bán kính nguyên tử giảm, năng lượng ion hóa tăng, độ âm điện tăng, tính phi kim tăng)
3. Tính chất Vật lí chung của kim loại
Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim. Các tính chất vật lí chung này là do các electron tự do trong kim loại gây ra.
- Kim loại dẻo nhất là: Au
- Kim loại dẫn điện tốt nhất là: Ag
- Kim loại nhẹ nhất là: Li ( D = 0,5 g/cm3)
- Kim loại nặng nhất: Os ( D= 22,6 g/ cm3 )
- Kim loại cứng nhất: Cr ( độ cứng =9/10)
- Kim loại mềm nhất: Cs ( độ cứng = 0,2 )
- Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là: W (34100c) thấp nhất là: Hg (-390c)
4. Nhớ dãy điện hóa của kim loại và áp dụng: (kiến thức trọng tâm) đặc biệt chú ý cặp Fe3+/Fe2+
Kim loại trước cặp Fe3+/Fe2+ phản ứng với Fe3+ ví dụ: Cu + 2FeCl3 -> CuCl2 + 2FeCl2. Ví dụ Fe + 2FeCl3 -> 3FeCl2
5. Tính chất hóa học chung của kim loại: Tính khử: (dễ bị oxi hóa)
- Kim loại phản ứng với oxi: (trừ Ag, Pt, Au)
- Kim loại phản ứng với HCl và H2SO4 loãng: (trừ Pb, Cu, Ag, Hg, Pt, Au)
- Kim loại phản ứng với HNO3 và H2SO4 đặc: (trừ Pt, Au )
- Kim loại phản ứng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội: (trừ Al, Fe, Cr, Pt, Au )
- Kim loại phản ứng với nước ở đk thường: (có: nhóm IA, Ca, Sr, Ba )
- Kim loại phản ứng dung dịch kiềm ( NaOH, KOH, Ba(OH)2 ) nhớ nhất: Al, Zn
- Kim loại trước cặp Fe3+/Fe2+ phản ứng với Fe3+ ví dụ: Cu + 2FeCl3 CuCl2 + 2FeCl2
6. Điều chế kim loại
- Nguyên tắc: khử ion kim loại trong các hợp chất thành kim loại tự do: Mn+ + ne M
- Phương pháp: điện phân nóng chảy: dùng điều chế kim loại nhóm IA, IIA, Al điện phân dung dịch muối: dùng điều chế kim loại sau nhôm
- Nhiệt luyện: dùng điều chế các kim loại: ( Zn, Cr, Fe ………)
- Thủy luyện: thường nhất dùng điều chế các kim loại: ( Cu, Ag ………)
7. Sự ăn mòn kim loại
Cần phân biệt giữa 2 loại ăn mòn
- Ăn mòn hóa học (không làm phát sinh dòng điện )
- Ăn mòn điện hóa (chú ý gợi ý của đề: có 2 kim loại, hợp kim gang, thép để trong dung dịch chất điện li HCl, dd muối, không khí ẩm …)
Chú ý kim loại có tính khử mạnh hơn thì đóng vai trò cực âm (anod) bị ăn mòn. Ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa. Dòng electron di chuyển từ cực âm sang cực dương tạo nên dòng điện)
Ví dụ hợp kim Zn- Cu để trong dung dịch HCl loãng bị ăn mòn điện hóa (Zn làm cực âm và bị ăn mòn)
8. Học thuộc hai loại hợp kim của sắt: Gang và thép
a. Gang: là hợp kim của sắt và C (% C: 2-5%) và một số các nguyên tố: Si, S, Mn, P
- Nguyên tắc sản suất: Dùng than cốc khử sắt oxit ở nhiệt độ cao.
- Nguyên liệu: quặng sắt, than cốc, chất chảy (CaCO3 hay SiO2)
b. Thép: là hợp kim của sắt và C (% C: 0,01-2%) và một lượng rất nhỏ các nguyên tố: Si, S, Mn, P
- Nguyên tắc sản suất: Oxi hóa C, Si, S, P có trong gang để làm giảm hàm lượng của các nguyên tố này .
- Nguyên liệu: gang trắng, không khí, chất chảy (CaCO3 hay SiO2)
9. Công thức một số chất cần nhớ và ứng dụng
Chứa Ca, Mg: CaCO3.MgCO3: đolomit; CaSO4.2H2O thạch cao sống; CaSO4.H2O thạch cao nung CaSO4.thạch cao khan; CaCO3: đá vôi
Chứa Al: Al203.2H2O boxit; Na3AlF6: criolit; K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O: phèn chua
Chứa Fe: Fe2O3; hematit; Fe3O4;manhetit; FeCO3xiderit; FeS2 pirit
10. Nước cứng nước mềm và các phương pháp làm mềm nước cứng
Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ hay Mg2+
Nước mềm là nước chứa rất ít hay không chứa ion Ca2+, Mg2+
Nguyên tắc làm mềm nước: Làm giảm nồng độ các ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng bằng cách chuyển các ion này thành các chất không tan .
Để làm mềm nước cứng tạm thời có thể dùng: đun sôi, dd NaOH, Ca(OH)2 vừa đủ, Na2CO3, Na3PO4- Để làm mềm nước cứng vỉnh cữu hay toàn phần dùng: Na2CO3, hay Na3PO4
11. Thuộc tên Kim loại kiềm
Nhóm IA: Li, Na, Rb, Cs, Fr: (là kim loại nhẹ, mềm, dễ nóng chảy, phản ứng được với H2O tạo dung dịch kiềm, oxit, hidroxit tan trong nước tạo dung dịch kiềm là baz mạnh)
12. Thuộc tên Kim loại kiềm thổ:
Nhóm IIA: Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra: ( chú ý Ca, Ba, Sr phản ứng với nước tạo dung dịch kiềm. CaO, BaO, SrO, Ca(OH)2, Ba(OH)2, Sr(OH)2 tan trong nước tạo dung dịch kiềm
13. Phản ứng đặt trưng nhất bài Al là phản ứng với dung dịch kiềm Al + NaOH + H2-> NaAlO2 = 3/2 H2 Al2O3, Al(OH)3 tan trong dung dịch kiềm và dung dịch axit mạnh
Cần nhớ phản ứng nhiệt nhôm: ví dụ: 2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe (ứng dụng để hàn kim loại) 2Al + Cr2O3 Al2O3 + 2Cr (ứng dụng để sản xuất crom) Chú ý hiện tượng khi cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch muối AlCl3 ( có kết tủa trắng, dư NaOH kết tủa tan dần)
14. Sắt
Chú ý:
- Các trường hợp Sắt phản ứng tạo hợp chất sắt (II): sắt phản ứng với HCl, H2SO4 loãng, S, dung dịch muối
- Các trường hợp Sắt phản ứng tạo hợp chất sắt (III): sắt phản ứng với HNO3 dư, H2SO4 đặc nóng dư, Cl2, Br2, dung dịch AgNO3 dư
- Tính chất hóa học của hợp chất Sắt (III) Fe2O3, FeCl3 ….: là tính oxi hóa
- Hợp chất Sắt (II) FeO, FeCl2: có thể là chất khử hay oxi hóa (tùy phản ứng) - Các oxit sắt, hidroxit sắt là bazơ.
15. Crom
Chú ý
- Các trường hợp Crom phản ứng tạo hợp chất crom (II): crom phản ứng với HCl, H2SO4 loãng
- Các trường hợp crom phản ứng tạo hợp chất crom (III): crom phản ứng với HNO3 dư, H2SO4 đặc nóng dư, Cl2, Br2, O2, S
- Tính chất hóa học của hợp chất crom (IV) CrO3, K2Cr2O7 ….: là tính oxi hóa
- Hợp chất Crom (III) Cr2O3, CrCl3: có thể là chất khử hay oxi hóa (tùy phản ứng)
- Các oxit CrO, hidroxit Cr(OH)2 là bazơ.
- Các oxit Cr2O3, hidroxit Cr(OH) lưỡng tính
- CrO3, H2CrO4, H2Cr2O7: là axit
16. Các chất lưỡng tính cần nhớ
Aminoaxit, RCOONH4, muối HCO3_, Al2O3, ZnO, BeO, Cr2O3, Al(OH)3, Zn(OH)2, Be(OH)2, Cr(OH)3.
17. Biết phân biệt các chất vô cơ và các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
18. Đọc sơ bài hóa học và môi trường liên hệ các kiến thức trong đời sống.
19. Ghi nhớ điều kiện phản ứng trao đổi ion trong dung dịch (sản phẩm có: kết tủa, hay chất khí, hay chất điện li yếu
15 Vấn đề lý thuyết vô cơ quan trọng cần nhớ
1. Các chất, ion tác dụng được với axit và bazơ:
- Ion: HCO3-, H2PO4-, HPO42-, HS-, H2NRCOO-,
- Oxit: Al2O3, ZnO, BeO, Cr2O3.
- Hiđroxit: Al(OH)3, Zn(OH)2, Be(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)2, Cr(OH)3.
- Kim loại: Al, Zn, Be, Pb, Sn.
2. Những chất tác dụng được với kiềm đặc, nóng:
- Oxit: Cr2O3, SiO2, SnO2.
- Hiđroxit: Pb(OH)2, Sn(OH)2.
- Đơn chất: Si, Pb, Sn.
+ Tất cả các chất tác dụng được với kiềm loãng.
Chú ý: Cr KHÔNG TÁC DỤNG với NaOH ở mọi điều kiện.
3. Các ion tan được trong dung dịch NH3 dư: Ag+, Ni2+, Cu2+, Zn2+.
4. Những kết tủa tan được trong axit mạnh (HCl, H2SO4):
- Muối của axit yếu: CaCO3, BaCO3, CaSO3, BaSO3, Ag3PO4, BaCrO4.
- Muối sunfua: FeS, MnS, BaS, Na2S, K2S, Al2S3…
- Ag2C2, Al4C3…
5. Tác dụng với nước ở điều kiện thường:
- Kim loại kiềm: Na, K.
- Kim loại kiềm thổ: Ba, Ca.
- Oxit: Na2O, K2O, CaO, BaO, SO2, SO3, CO2, CrO3, N2O5, P2O5, Cl2O7,…
- Phi kim: Cl2…
Chú ý: Fe, Mg chỉ tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao.
6. Mạng tinh thể kim loại
- Các kim loại có kiểu mạng lục phương: Mg, Be, Zn.
- Lập phương tâm diện: Ca, Sr, Al, Cu.
- Lập phương tâm khối: Li, Na, K, Rb, Cs, Ba, Cr.
Chú ý: Đối với Fe, có 2 kiểu mạng tinh thể: lập phương tâm khối và lập phương tâm diện.
- Các chất có kiểu mạng tinh thể nguyên tử: kim cương, SiO2.
- Các chất có kiểu mạng tinh thể phân tử: I2, H2O, naphtalen (giảm tải), P trắng, nước đá khô…
- Các chất có kiểu mạng tinh thể ion: NaCl, KCl…
7. Liên kết hóa học
- Những chất trong phân tử có liên kết ion: NaCl, KCl, Na2O, K2O, CaO, BaO…
- Những chất trong phân tử có liên kết cộng hóa trị phân cực: HF, HCl, HBr, HI, SO2, AlCl3, CaS, MgCl2, NH3, H2O….
- Những chất trong phân tử có liên kết cộng hóa trị không phân cực là: Đơn chất khí (O2, N2, Cl2, F2…), CO2, NO…
8. Màu sắc kết tủa
AgCl: trắng, AgI: màu vàng đậm, AgBr: màu vàng, Ag2CrO4: màu đỏ gạch, Cu2O: màu đỏ gạch, BaCrO4: màu vàng tươi, BaCr2O7: màu da cam, BaC2O4: màu trắng, CuS: màu đen, Ag2S: màu đen, CdS: màu vàng, MnS: màu hồng, NiS: màu xanh, Ni(OH)2: màu xanh lá cây, Ag3PO4: màu vàng…
Chú ý: Kết tủa hữu cơ của phenol, anilin
Phenol + Br2 → Kết tủa trắng
Phenol + HNO3 → Kết tủa vàng
Anilin + Br2 → Kết tủa trắng
9. Cân bằng hóa học
Cho cân bằng phản ứng: aA + bB cC + dD
Tăng [A] hoặc [B], hoặc giảm [C] hoặc [D] → cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
Giảm [A] hoặc [B], hoặc tăng [C] hoặc [D] → cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
Tăng áp suất → cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm mol khí; giảm áp suất: ngược lại.
∆H < 0 → Phản ứng tỏa nhiệt, ∆H > 0 → phản ứng thu nhiệt (Tăng – thu, giảm – tỏa hay Âm - tỏa, dương - thu).
10. Phân bón hóa học
- Phân lân: cung cấp cho cây trồng dưới dạng ion PO43-, được đánh giá bằng hàm lượng P2O5.
- Phân đạm: cung cấp cho cây trồng dưới dạng ion NH4+ hoặc NO3-, được đánh giá bằng hàm lượng %N có trong phân.
- Phân kali: cung cấp cho cây trồng dưới dạng ion K+, được đánh giá bằng hàm lượng %K2O có trong phân.
Chú ý: Công thức 1 số loại phân bón thường gặp:
- Phân đạm 1 lá: NH4Cl, (NH4)2SO4.
- Phân đạm 2 lá: NH4NO3.
- Phân ure: (NH2)2CO. Hòa tan ure vào nước: (NH2)2CO + H2O → (NH4)2CO3, phản ứng thu nhiệt.
- Amophot: NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.
- Nitrophotka: (NH4)2HPO4 và KNO3.
- Thành phần chính của tro bếp: K2CO3.
- Ca(H2PO4)2: supephotphat kép
- Ca(H2PO4)2 + CaSO4: supe photphat đơn….
11. Công thức 1 số quặng thường gặp:
- Quặng sắt: Fe3O4: manhetit, Fe2O3: hemantit, FeCO3: xiderit, Fe3C: xemantit, FeS2: pirit.
- Cacnalit: KCl.MgCl2.6H2O, NaCl.KCl: xinvinit, MgCO3.CaCO3: dolomit, Cu(OH)2.CuCO3: quặng malachit, Na3AlF6: criolit, Ca(H2PO4)2: supephotphat kép, Ca(H2PO4)2 + CaSO4: supe photphat đơn….
12. Một số chú ý về kim loại
- Thứ tự độ dẫn điện (giảm dần): Ag > Cu > Au > Al > Fe.
- Thứ tự độ dẫn nhiệt (giảm dần): Ag > Cu > Al > Fe.
- Kim loại cứng nhất: crom (Cr) - nhẹ nhất: Li.
- Nhiệt độ nóng chảy cao nhất: vofram (W) - thấp nhất: thủy ngân (Hg).
- Kim loại nặng nhất: osimi (Os).
- Kim loại có tính dát mỏng tốt nhất: Vàng (Au)
- Cu-Sn: Đồng thiếc, còn được gọi là đồng thanh, Cu-Zn: đồng thau.
13. Điều chế axit
- Điều chế HNO3: Dùng NaNO3 rắn và H2SO4 đậm đặc.
- Điều chế HCl, HF: dùng NaCl rắn và H2SO4 đậm đặc (Phương pháp sunfat).
14. Nhiệt phân muối nitrat:
- Kim loại: Na, K, Ca, Ba: thu được muối nitrit (NO2-) và khí oxi
- Kim loại từ Mg đến Cu: Thu được oxit, NO2, O2.
- Kim loại: Ag, Hg, Au: thu được kim loại, NO2, O2.
Chú ý: NH4NO3 → N2O + H2O
15. Một số lưu ý khác:
- Ở điều kiện thường, photpho trắng hoạt động hóa học mạnh hơn photpho đỏ.
- Ở điều kiện thường, photpho hoạt động hóa học mạnh hơn nitơ.
- Khi Al, Zn tác dụng với nước trong môi trường kiềm, chất oxi hóa là H2O.
- Hỗn hợp tecmit (Al + Fe2O3) dùng để hàn gắn đường ray tàu hỏa.
- Luyện thép bằng lò bằng sẽ thu được thép có chất lượng cao nhất.
- Để bảo vệ kim loại kiềm, người ta thường ngâm chúng trong dầu hỏa, còn bảo vệ photpho trắng người ta ngâm chúng trong nước.
- Dung dịch hỗn hợp CaF2 và H2SO4 ở nhiệt độ cao, ăn mòn được thủy tinh. Nhiều bạn chỉ nhớ HF, nhưng trong thực tế, người ta dùng phản ứng CaF2 + H2SO4 để tạo ra HF chứ không nhỏ trực tiếp HF lên thủy tinh.
- Tất cả các muối silicat đều không tan (trừ muối silicat của kim loại kiềm là tan được).
- Khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, NO2, SO2 gây hiện tượng mưa axit, O3 không phải la nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu.
- Điều kiện để phản ứng xảy ra: sản phẩm tạo thành phải có chất kết tủa, chất bay hơi hoặc chất điện ly yếu.
- Khí CO là nguyên nhân gây ngộ độc khí than.