Cách bảo vệ tài khoản ngân hàng như thế nào để không bị hack? Dưới đây là một số mẹo đơn giản giúp bạn bảo vệ tài khoản ngân hàng online tốt hơn.
Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày nay, chúng ta dễ dàng truy cập tài khoản ngân hàng, giao dịch, gửi tiền, chuyển tiền ở bất kỳ nơi đâu. Toàn bộ việc bạn cần làm là đăng ký dịch vụ Internet banking và cài ứng dụng tương ứng.
Dù giao dịch online thuận tiện nhưng nó cũng tiềm ẩn rủi ro. Danh tính và thông tin tài khoản ngân hàng có thể bị lộ nếu bạn không cẩn thận. Lần tới, khi quyết định đăng nhập tài khoản ngân hàng trực tuyến, hãy nhớ những mẹo dưới đây.
Mẹo bảo vệ tài khoản ngân hàng online an toàn
- 1. Thay đổi mật khẩu thường xuyên
- 2. Không bao giờ sử dụng WiFi công cộng
- 3. Bật xác thực hai lớp
- 4. Đừng mở email đáng ngờ
- 5. Tránh sử dụng đăng nhập tự động
- 6. Lựa chọn khôn ngoan khi tải app tài chính
- 7. Cập nhật máy tính và thiết bị mobile
- 8. Bảo mật thiết bị mobile
- 9. Đăng ký nhận cảnh báo qua tin nhắn
- 10. Để mắt tới bảng kê khai tài khoản
- 11. Luôn gõ địa chỉ trang của ngân hàng vào trình duyệt web
1. Thay đổi mật khẩu thường xuyên
Thay đổi mật khẩu nhiều lần thực sự khó chịu bởi việc phải nhớ một dãy số, chữ viết hoa, ký tự trong mật khẩu thật không hề dễ dàng. Thực tế, mật khẩu phức tạp và thay đổi thường xuyên mới bảo vệ được tài khoản của bạn khỏi kẻ xấu.
Nếu lo quên mất mật khẩu, bạn nên sử dụng một công cụ quản lý mật khẩu để lưu trữ chúng an toàn và bạn sẽ không lo gặp rắc rối khi phải thiết lập lại mật khẩu.
Chọn mật khẩu mạnh và độc đáo là cách bảo vệ tài khoản ngân hàng đơn giản nhưng hiệu quả. Bạn nên tránh đưa những thông tin sau vào mật khẩu:
- Thông tin cá nhân như tên, địa chỉ, ngày sinh.
- Chọn mật khẩu ngắn.
- Dùng các từ thông dụng hoặc những kết hợp số đơn giản.
- Dùng chung một mật khẩu cho nhiều đăng nhập.
- Không cập nhật mật khẩu thường xuyên.
Dù chúng dễ ghi nhớ nhưng cũng giúp hacker dễ đoán mật khẩu của bạn để tấn công tài khoản ngân hàng online. Dưới đây là một số gợi ý tạo mật khẩu mạnh bảo vệ các tài khoản online:
- Chọn mật khẩu dài hơn như cụm từ thay vì một từ đơn giản.
- Dùng kết hợp cả chữ in hoa và thường.
- Bao gồm số và các ký tự đặc biệt.
- Tránh các chuỗi ký tự phổ biến như 1234.
- Tránh dùng thông tin cá nhân.
- Đừng lưu thông tin đăng nhập trên web ngân hàng online hoặc app mobile.
- Nhớ cập nhật mật khẩu thường xuyên, tốt nhất nên thay đổi chúng 1 lần trong khoảng từ 3 tới 6 tháng.
2. Không bao giờ sử dụng WiFi công cộng
Wifi công cộng tiềm ẩn vô số bất lợi. Không chỉ chậm mà thỉnh thoảng còn cung cấp kết nối không an toàn. Khi hacker thâm nhập vào WiFi công cộng, họ có thể thấy mọi thứ, bao gồm cả thông tin đăng nhập tài khoản ngân hàng.
Tuy nhiên, các trang web mã hóa có thể cứu bạn khỏi những cặp mắt tò mò của hacker. Đảm bảo bạn đã kiểm tra kỹ URL của ngân hàng muốn truy cập. Việc bắt đầu bằng “https://”, không phải “http://” rất quan trọng. Chữ “s” nói cho bạn biết rằng trang web an toàn khi sử dụng.
Trang web có mã hóa vẫn tốt hơn. Nó giúp bạn tránh rủi ro bảo mật ở WiFicông cộng. Sử dụng mạng ảo hoặc mạng di động để truy cập Internet an toàn hơn khi giao dịch online. Nếu thực sự muốn tài khoản ngân hàng an toàn, hãy chỉ truy cập nó từ WiFigia đình.
3. Bật xác thực hai lớp
Hầu hết ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn tùy chọn bật xác thực 2 lớp (2FA). Dù 2FA có điểm mạnh & điểm yếu riêng, nó vẫn bổ sung cho bạn “hàng rào” bảo mật thông tin tài khoản nhạy cảm.
Khi đăng ký 2FA, bạn sẽ nhận được một tin nhắn riêng đặc biệt với mật khẩu dùng một lần mỗi lần đăng nhập tài khoản. Điều này có vẻ bất tiện nhưng rất đáng giá.
Nếu tin tặc có thể đăng nhập tài khoản, bạn sẽ nhận được một tin nhắn chứa mật mã. Khi phát hiện bản thân không thực hiện truy vấn này, bạn có thể chặn hacker ngay lập tức.
4. Đừng mở email đáng ngờ
Email yêu cầu thông tin cá nhân gọi là email lừa đảo. Những email này cố gắng lừa bạn đăng nhập bằng thông tin thẻ tín dụng và ngân hàng. Email có thể trông giống như đến từ một nguồn hợp pháp, nhưng người gửi thư đó chắc chắn là hacker.
Chỉ cần nhớ ngân hàng không bao giờ yêu cầu bạn điền thông tin cá nhân qua email hay tin nhắn văn bản. Nếu đã từng nhận email hoặc tin nhắn từ “cơ quan tài chính” đáng ngờ, hãy báo cáo nó với ngân hàng đang sử dụng.
5. Tránh sử dụng đăng nhập tự động
Sử dụng đăng nhập tự động, trình duyệt của bạn sẽ lưu lại tên người dùng và mật khẩu, cho phép bạn truy cập tài khoản ngân hàng mà không cần nhớ bất kỳ thông tin nào. Dù tiện lợi nhưng nó lại tiềm ẩn rủi ro bảo mật nhất.
Bạn nên tránh đăng nhập tự động, nhất là khi dùng điện thoại để giao dịch online. Nếu ai đó vô tình dùng smartphone của bạn, họ có thể dùng tên và mật khẩu đó để đăng nhập tài khoản ngân hàng của bạn.
Nếu đã dùng tính năng tự động đăng nhập, hãy tắt nó trên điện thoại và máy tính ngay lập tức.
6. Lựa chọn khôn ngoan khi tải app tài chính
Các ứng dụng tài chính, bao gồm cả app ngân hàng có thể giúp bạn làm nhiều việc từ thanh toán hóa đơn, gửi tiền, chuyển tiền, đầu tư chứng khoán… Thế nhưng, không phải tất cả đều do công ty đáng tin cậy phát triển.
Nếu định dùng ứng dụng mobile để giao dịch ngân hàng, trước tiên, đảm bảo bạn dùng app chính thức của ngân hàng. Tiếp theo, thận trọng khi chia sẻ thông tin giao dịch ngân hàng với bất kỳ ai.
Ví dụ, bạn nghĩ bản thân cần một lời khuyên tài chính từ chuyên gia hoặc một app hỗ trợ quản lý tiền bạc. Những ứng này có thể yêu cầu bạn chia sẻ thông tin đăng nhập ngân hàng online để chúng lấy thông tin tạo báo cáo tổng quan về tình hình tài chính của bạn. Tuy nhiên, hãy cân nhắc thật kỹ khi làm việc này. Khi chia sẻ chúng với ứng dụng bên thứ 3, bạn luôn phải đối mặt với rủi ro thông tin tài chính bị lộ với kẻ xấu. Vì thế, tốt nhất hãy đọc kỹ đánh giá ứng dụng trên Store và tốt nhất là những công cụ yêu cầu bạn phải nhập thông tin ngân hàng thì hãy bỏ qua ngay lập tức.
Dù mọi thiết bị đều có nguy cơ bị tấn công nhưng nó lại không phổ biến trên điện thoại. Truy cập mạng di động và đăng nhập tài khoản từ chính app của ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn lớp bảo mật tốt nhất. Dưới đây là một số app ngân hàng phổ biến trên mobile.
- F@st Mobile cho iOS | F@st Mobile cho Android
- BIDV Smart Banking cho iOS | BIDV Smart Banking cho Android
- VietinBank iPay cho iOS | VietinBank iPay cho Android
7. Cập nhật máy tính và thiết bị mobile
Cập nhật thỉnh thoảng có thể mất một vài phút hoặc hàng tiếng đồng hồ nên nhiều người thường tắt chúng. Tuy nhiên, nếu thường xuyên dùng hai thiết bị này, bạn nên cập nhật chúng định kỳ để tránh các lỗ hổng an ninh, malware mới nhất.
8. Bảo mật thiết bị mobile
Đừng quên tận dụng tất cả phương pháp bảo mật của điện thoại, nhất là khi chuyên dùng tài khoản ngân hàng trên di động. Đảm bảo bạn có thể khóa điện thoại bằng pin, nhận diện khuôn mặt, vẽ hình hoặc dấu vân tay. Nếu điện thoại bị trộm, kẻ xấu khó lòng thâm nhập nó hơn.
9. Đăng ký nhận cảnh báo qua tin nhắn
Nếu ngân hàng cung cấp tùy chọn nhận tin nhắn cảnh báo liên quan tới tài khoản, đừng do dự đăng ký nó. Mỗi lần rút số tiền lớn từ tài khoản, bạn sẽ nhận được tin nhắn. Nếu không phải bạn rút số tiền lớn đó, hãy báo ngay cho ngân hàng bởi kẻ xấu đang trộm tiền của bạn đấy.
10. Để mắt tới bảng kê khai tài khoản
Cuối cùng, bạn nên thường xuyên kiểm tra bảng kê khai giao dịch. Ngân hàng có thể giám sát hoạt động gian lận trên thẻ để thông báo tới người dùng. Bằng việc xem xét kỹ lưỡng bảng kê khai, bạn có thể kịp thời phát hiện mọi giao dịch bất thường. Khi đó, hãy liên lạc với ngân hàng ngay khi có thể.
11. Luôn gõ địa chỉ trang của ngân hàng vào trình duyệt web
Một số kẻ xấu thường gửi email lừa đảo, giả danh ngân hàng bạn đang đăng ký sử dụng dịch vụ. Họ làm điều này với mục đích dụ bạn nhập thông tin đăng nhập trên trang ngân hàng giả. Đừng bao giờ click vào các liên kết trong email dẫn tới web của ngân hàng, ngay cả khi nhìn chúng có vẻ hợp pháp. Thay vào đó, hãy gõ địa chỉ web vào thanh URL của bạn hoặc dùng công cụ tìm kiếm để tìm trang web chính xác. Bạn có thể đánh dấu (bo
Trên đây là mẹo bảo mật ngân hàng hữu ích dành cho tất cả mọi người, hi vọng chúng hữu ích với các bạn. Nếu có mẹo nào hay hơn thì đừng ngại chia sẻ cùng Download.vn nhé.