Liên hệ Tây Tiến Cực hay

Dẫn chứng liên hệ Tây Tiến của Quang Dũng

Liên hệ, mở rộng bài thơ Tây Tiến

Dẫn chứng liên hệ Tây Tiến của Quang Dũng tổng hợp 15 dẫn chứng có thể liên hệ mở rộng trong tác phẩm Tây Tiến. Qua đó giúp bài văn của các bạn thêm thuyết phục, lập luận chặt chẽ, đạt điểm cao.

Liên hệ Tây Tiến có vai trò rất quan trọng bởi nó sẽ chứng tỏ được sự am hiểu kiến thức của các em học sinh. Bên cạnh đó, dẫn chứng còn giúp bài viết thêm thuyết phục, hấp dẫn, có tính tin cậy cao. Bài thơ Tây Tiến của cố nhà thơ Quang Dũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về hình tượng người lính cụ Hồ. Vậy sau đây là 15 dẫn chứng liên hệ Tây Tiến hay nhất mời các bạn đón đọc. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: dẫn chứng liên hệ Vợ chồng A Phủ, cách thay thế từ/cụm từ trong bài nghị luận văn học.

Dẫn chứng 1

Khi phân tích câu thơ mở đầu “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi”, ta có thể trích dẫn nhận định: "Câu thơ như một tuyệt bút về thiên nhiên sông Mã. Tôi chưa đọc câu thơ nào viết về sông Mã hay hơn thế. Âm vang của câu thơ là khí kết của con sông chiến trận , quả cảm và dũng mãnh trong độc khúc binh lửa của mình mà tạo nên chất hiệp sĩ của tứ thơ" (Nhà thơ Phan Quế)

Dẫn chứng 2

Khi phân tích “nỗi nhớ chơi vơi”, chúng ta có thể liên hệ đến nỗi nhớ “bổi hổi bồi hồi”, nỗi nhớ “ngẩn ngơ” trong ca dao:

"Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than"

"Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai"

Hay nỗi nhớ "dây dưa" trong thơ của Tế Hanh:

"Hoa cúc vàng trong nỗi nhớ dây dưa"

Dẫn chứng 3

Khi phân tích câu thơ “Heo hút cồn mây súng ngửi trời” ta thấy được tư thế ngạo nghễ hiên ngang của người lính giữa lồng lộng đất trời. Tư thế ấy gợi chúng ta liên tưởng đến hình ảnh anh vệ quốc quân trong thơ Tố Hữu:

“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bòng dài trên đỉnh núi cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo”

Dẫn chứng 4

Phân tích sự hiểm trở, dữ dội của thiên nhiên qua hình ảnh “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”, chúng ta có thể liên hệ đến hình ảnh thác nước chảy đứng trong thơ Lí Bạch:

Phi thiên trực há tam thiên xích”
(Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước)

Dẫn chứng 5

Phân tích sự hoang sơ, bí hiểm của chốn “sơn cùng thuỷ tận” trong câu thơ “Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” ta có thể liên hệ đến câu thơ:

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”
(“Nhớ rừng” – Thế Lữ)

Dẫn chứng 6

Nói về sự ra đi thanh thản của những chàng trai Tây Tiến, có thể liên hệ đến câu thơ sau:

“Vui vẻ chết như như cày xong thửa ruộng
Lòng khỏe nhẹ anh dân công vui sướng
Nằm trên liếp cỏ ngủ ngon lành"
(Tố Hữu)

Hay:

“Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi
Thì còn chi Tổ quốc”
(“Khúc bảy” - Thanh Thảo)

Dẫn chứng 7

Để nói về khí thế hào hùng trong bức tranh đầy bi tráng về người lính Tây Tiến, có thể liên hệ đến những câu thơ trong bài “Dáng đứng Việt Nam” – Lê Anh Xuân:

“Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng
Dáng đứng Việt Nam”

Dẫn chứng 8

Khi phân tích câu thơ: “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”, gợi cho ta liên tưởng đến những vần của Chế Lan Viên trong bài thơ “Tiếng hát con tàu”:

Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch
Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng
Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch
Bữa xôi đầu còn toả mùi hương”

Dẫn chứng 9

“Nếu như Chính Hữu viết về những chàng vệ quốc bằng bút pháp hiện thực thì Quang Dũng đã tái hiện vẻ đẹp của người lính bằng đôi cánh lãng mạn đem đến men say cho thi tứ, sự bay bổng của hình tượng. Nếu thiếu đi cái chất lãng mạn “Tây Tiến” cơ hồ sẽ mất đi vẻ đẹp toàn bích của nó” – Nguyễn Đăng Điệp

Dẫn chứng 10

Nhận định này có thể dùng để so sánh sự khác nhau giữa thi phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu và “Tây Tiến” của Quang Dũng.

Dẫn chứng 11

Để thấy được sự tinh tế, hào hoa của Quang Dũng khi cảm nhận được linh hồn của lau cỏ ta cần có sự liên hệ đến những câu thơ của Chế Lan Viên:

“Ngàn lau cười trong nắng
Hồn của mùa thu về
Hồn mùa thu sắp đi
Ngàn lau xao xác trắng”

Dẫn chứng 12

Khi nói về căn bệnh hiểm nghèo – sốt rét rừng ta có thể liên hệ đến hình ảnh của anh vệ quốc quân trong bài “Cá nước” của Tố Hữu:

“Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ”

Hay:

“Khuôn mặt đã lên màu tật bệnh
Đâu còn tươi nữa những ngày hoa!”

(“Lên cấm sơn” – Thôi Hữu)

“Cái phút người anh như lửa nóng
Núi cũng ngồi, cũng đứng khác chi anh
Những câu thơ lẫn vào cơn sốt
Con chữ cháy đen xiêu vẹo dáng hình”

(“Nhật kí sau cơn sốt” – Nguyễn Đức Mậu)

Dẫn chứng 13

"Nhớ lúc ra đi đất trời khói lửa
Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm
Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa
Mái đầu xanh thề mãi đến khi già
Phơi nắng gió và hoa ngàn cỏ dại
Nghe tiếng thề của những người Hà Nội..."

(Chính Hữu)

Dẫn chứng 14

"Những dấu chân lùi lại phía sau
Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất
Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ
Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt
Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên
Hơn một điều bất chợt
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?"

(Trích: Trường ca Những người đi tới biển – Thanh Thảo)

Dẫn chứng 15

"Cuộc đời gió bụi pha xương máu
Đói rét bao lần xé thịt da
Khuôn mặt đã lên màu tật bệnh
Đâu còn tươi nữa những ngày hoa!
Lòng tôi xao xuyến tình thương xót
Muốn viết bài thơ thấm lệ nhoà
Tặng những anh tôi từng rỏ máu
Đem thân xơ xác giữ sơn hà."
- Lên Cấm Sơn -

(Thôi Hữu )

Liên kết tải về

pdf Dẫn chứng liên hệ Tây Tiến của Quang Dũng
doc Dẫn chứng liên hệ Tây Tiến của Quang Dũng 1

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 12

Văn 12

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK