Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần mở đầu, luyện tập và vận dụng trang 62→69.
Giải Lập kế hoạch tài chính cá nhân trang 62→69 giúp các bạn học sinh hiểu được tầm quan trọng và các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân. Đồng thời có thêm nhiều gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân, mời các bạn cùng tải tại đây.
Giải Kinh tế 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Giải Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 bài 10
Câu 1
Em hãy cho biết những ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Lập kế hoạch tài chính cá nhân chủ yếu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm.
b. Tăng thu nhập là nội dung quan trọng trong kế hoạch tài chính cá nhân.
c. Lập kế hoạch tài chính cá nhân để có phương án dự phòng tốt cho tương lai.
d. Lập kế hoạch tài chính cá nhân để có biện pháp bảo vệ tài chính của cá nhân.
Gợi ý đáp án
a. Sai. Vì giúp bản thân rèn luyện được tính chi tiêu hợp lí
b. Sai. Nội dung quan trọng là "rèn luyện được tính chi tiêu hợp lí"
c. Đúng
d. Đúng
Câu 2
Em có nhận xét gì về việc thực hiện kế hoạch tải chính cá nhân của các nhân vật trong những trường hợp sau?
a. Từ khi lập kế hoạch tài chính cá nhân để tiết kiệm một khoản tiền, K sống rất tần tiện, không dám mua gì vì sợ tốn tiền, sẽ không thực hiện đúng kế hoạch đề ra.
b. Y là người nhiều lần để ra kế hoạch tài chính nhưng chẳng mấy khi thực hiện được.
c. Từ khi có kế hoạch tài chính cá nhân, mỗi khi đi chợ, D đều viết sẵn những thứ cần mua ra giấy để mua đúng những thứ cần thiết.
d. Mặc dù có thu nhập khá cao nhưng cô X vẫn giữ thói quen lập kế hoạch tỉ mỉ cho các khoản chỉ tiêu trong gia đình.
Gợi ý đáp án
a. K là người sống có kế hoạch, là một người có kế hoạch tài chính cá nhân
b. Y cần phải cố gắng thực hiện được những kế hoạch mình đề ra có vậy mới có thể lập chi tiêu tài chính 1 cách hợp lí được
c. T Là 1 thói quen tốt, vì như vậy sẽ giúp ta kiểm soát cũng như tiết kiệm được những khoản chi không quan trọng
d. Đây là 1 thói quen tốt cần được phát huy và duy trì
Câu 3
Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận các chủ đề sau:
a. Tiết kiệm chi tiêu nhưng vẫn bảo đảm tốt cuộc sống.
b. Thực hiện tiêu dùng thông minh để thực hiện tốt kế hoạch tài chính cá nhân.
Gợi ý đáp án
a. Tiết kiệm chi tiêu nhưng vẫn bảo đảm tốt cuộc sống.
Bạn xác định rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để dễ phân bổ những khoản chi tiêu sao cho hợp lý. Một khi mong muốn trở nên lớn dần, bạn sẽ chống lại được những thôi thúc tiêu tiền để thực hiện dự định của mình.
Hầu hết mọi người thường gặp các vấn đề về tiền bạc, bởi họ không biết phải làm gì với số tiền của mình. Kết quả là, họ chi tiêu nó một cách tuỳ hứng mà không nghĩ đến hậu quả sau này.
Do đó, bạn cần phải lập ra một danh sách những việc cần làm trong tương lai để có động lực tiết kiệm tiền và không chi tiêu một cách lãng phí.
Ví dụ, mục tiêu ngắn hạn có thể là trả hết nợ chiếc xe máy trả góp, hoặc mua một chiếc laptop, đi du lịch đây đó... Mục tiêu dài hạn có thể là mua một căn nhà, ý tưởng kinh doanh hoặc thậm chí là lên kế hoạch cho việc nghỉ hưu...
b. Thực hiện tiêu dùng thông minh để thực hiện tốt kế hoạch tài chính cá nhân.
Đánh giá tình hình tài chính trước khi bắt đầu quản lý tài chính cá nhân
Đặt ra các mục tiêu tài chính cần đạt được
Cân nhắc loại bỏ những chi tiêu không cần thiết
Lập bản kế hoạch chi tiêu
Câu 4
Xử lí tình huống
a. X và V là đôi bạn thân. Thấy X hay quan tâm đến việc tính toán chi tiêu tiết kiệm để có tiền mua sách, quà sinh nhật cho em, đóng học phí lớp bồi dưỡng Tin học, V góp ý với bạn: "Sao cậu cứ bận tâm lo tiết kiệm vậy? Mình đang là học sinh nên tập trung vào việc học tập, không nên nghĩ đến chuyện tiền bạc”. Nếu là X, em sẽ giải thích với V thế nào?
b. Bồ đi làm xa. mẹ phải về quê chăm sóc bà đang bệnh nặng nên T được mẹ giao nhiệm vụ lo liệu việc nhà, chăm sóc em H đang học lớp 3. Được mẹ cho 700 000 đồng để chi tiêu trong một tuần, T nghĩ chắc lúc mẹ về cũng chưa tiêu hết. Ngày đầu, hai anh em không nấu cơm ra ngoài ăn quán, còn mua thêm mấy món khoái khẩu nên tiêu hết 200.000 đồng. T chợt thấy lo lắng nếu cứ chi tiêu thế này thì chỉ 3— 4 ngày là hết tiền. Vậy những ngày còn lại sề ra sao nếu mẹ chưa về? Nếu là T, em có kế hoạch chỉ tiêu thế nào trong những ngày tiếp theo?
Gợi ý đáp án
a. Nếu là X e sẽ giải thích cho bạn biết tại sao chúng ta lại học cách tiết kiệm như vậy để bạn hiểu rõ hơn
b. Sau khi tan học em sẽ vào chợ mua đồ ăn về đủ nấu cho 2 bà cháu ăn để tránh lãng phí tiền, và sẽ ghi ra kế hoạch 1 ngày chi tiêu bao nhiêu
Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 10
Câu 1
Em hãy viết bài kể về một trường hợp chi tiêu có kế hoạch trong cuộc sống và bài học rút ra cho bản thân.
Gợi ý đáp án
Em rất thích một chú gấu bông ở cửa hàng gần nhà. Em nghe cô chủ nói, chú gấu đó có giá 200.000 đồng. Hiện tại chú heo tích kiệm em nuôi có khoảng hơn 100.000 đồng. Em có nói mong muốn của mình cho mẹ. Mẹ đồng ý mỗi lần em phụ giúp việc nhà và được thành tích cao, mẹ sẽ thưởng em 5.000 đồng để đút heo tích kiệm. Vậy là mỗi sáng, em dậy sớm phụ mẹ quét nhà, chuẩn bị bữa sáng. Tan học về nhà em đều tự giác chăm chỉ học bài và dọn dẹp nhà cửa. Sau 1 tháng em đã tích kiệm được số tiền mình mong muốn và mua được chú gấu đó. Từ việc lên kế hoạch chi tiêu, em thấy bản thận mình nhận ra giá trị của đồng tiền, biết cách sống tích kiệm và chăm chỉ hơn.
Câu 2
Gia đình em có mục tiêu tài chính tiết kiệm được 200 000 đồng trong một tháng. Hãy lập kế hoạch tài chính cá nhân để thực hiện mục tiêu này và chia sẻ với các bạn.
Gợi ý đáp án
Lập kế hoạch 1 ngày sẽ tiêu bao nhiêu tiền, cần mua những món gì, không cần mua những thứ không cần thiết...