Tập làm văn lớp 4: Dàn ý Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây chi tiết, đầy đủ, giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả cây thanh long, tả cây chuối theo từng thời kì phát triển.
Sau khi lập được dàn ý, các em sẽ nhanh chóng triển khai thành bài văn tả cây ăn quả thật hay, đầy đủ ý quan trọng. Nhờ đó, cũng rèn luyện kỹ năng viết văn miêu tả thật tốt. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Lập dàn ý Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây lớp 4
Dàn ý Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây thanh long
1) Mở bài:
Giới thiệu cây thanh long lúc mới trồng. (Dăm một đoạn thân cây có mắt gai xuống chỗ đất ẩm. Mầm mọc rễ bám đất và thân mọc ra bò lên cây.) Cây do ai trồng? Em thấy nó ở đâu?
2) Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Gốc được dăm có thể đẻ nhánh cùng leo lan lên giàn trụ như thân chính, cũng có thể một thân chính vẫn cho quả.
- Thân thanh long có ba đến bốn khía, có gai như cây xương rồng.
b. Tả chi tiết:
- Gốc: to hơn thân một chút, màu xanh sậm.
- Thân: leo tròn trên một trụ, gần như khi thân leo kín dàn trụ thì đơm bông, cho quả.
- Bông như búp sen nhọn, mọc ra từ gai thân cây, màu trắng xanh.
- Bông nở bung, xòe cánh như đuôi rồng, màu trắng xanh phớt vàng mơ.
- Bông thụ phấn đậu quả màu xanh biếc, nhỏ xíu như cục tẩy của em.
- Trái lớn dần vẫn giữ hoa ở chóp đuôi của quả như đuôi rồng.
- Trái có màu xanh pha rêu, có rua vây màu xanh đậm.
- Khi trái lớn to bằng nắm tay, hoa khô rụng đi để lại cái cuống như đuôi rồng khép lại.
- Trái chuyển dần sang màu hồng đào, da căng bóng, trơn láng có vẩy rua màu xanh là trái chín có thể thu hoạch.
c. Chăm sóc thanh long: (Như phần chăm sóc cây thanh lọng theo cách tả từng bộ phận cây)
d. Cách ăn thanh long: Quả có thịt trắng (hoặc đỏ hồng đào) có hạt đen lấm tấm như hạt mè. Ăn ngọt, mát, dễ tiêu hóa, có thể dầm ăn với đường và đá lạnh.
3) Kết luận:
- Nêu cảm xúc của em: yêu thích một giống cây ăn quả dễ trồng, hoa đẹp và quả đẹp.
- Nêu giá trị kinh tế của cây (như bài cách tả từng bộ phận cây).
- Bày thanh long trong mâm quả rất đẹp, có thể dùng trang trí cây, hoa quả.
Dàn ý Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây chuối
1) Mở bài: giới thiệu cây chuối (Cây chuối sứ bố em trồng từ mấy tháng trước đã trổ buồng tươi tắn, còn cả bắp chuối chưa cắt.)
2) Thân bài:
a) Tả bao quát:
Chuối mẹ to nhất bụi chuối, mập mạp và vững chãi. Thân chuối mẹ xanh mướt. Lá già vàng khô, quắt lại rũ xuống, lá xanh to xòe rộng che mát cả gốc chuối.
b) Tả chi tiết:
- Chuối mẹ đã được tám tháng tuổi, tròn mập và trổ buồng. Từ chính giữa ngọn, cuống buồng chuối trổ ra cong oằn xuống đeo một bắp chuối to mập, màu tím đỏ.
- Vài ngày sau, từng lớp bắp chuối bung ra, ló từng nải chuối nhỏ xíu bằng bàn tay với những trái chuối nhỏ tí bằng ngón tay út.
- Trong vài ngày, các lớp ngoài của bắp chuối bung ra rơi xuống đất, để lộ quầy chuối đeo lõi bắp chuối nhỏ bằng bắp tay người lớn.
- Bố cắt bắp chuối làm rau ăn rất tuyệt.
- Ngày qua ngày, trái chuối to dần, tròn căng lên. Buồng chuối to dần, sà xuống.
- Sau ba tháng, nải chuối già, quả to tròn, da xanh mát tựa như phủ một lớp phân trắng mỏng tang. Cuống râu trên trái cũng rụng đi, để lại một núm màu đen trên đầu trái chuối. Lá của cây chuối mẹ già đi trông thấy. Bên cạnh chuối mẹ, cây chuối con cũng đã trưởng thành. Cả bụi chuối xanh um, tàu lá xòe rộng như một cái ô to và đẹp, che mát một góc vườn.
- Bố cắt buồng chuối vào nhà rồi cắt từng nải theo cuống buồng.
c) Sự chăm sóc của bố đối với bụi chuối:
- Bố tách cây con cho cây lớn phát triển.
- Bố làm sạch cỏ dại, ủ lá khô cho gốc chuối ẩm ướt.
- Em giúp bố làm gì? (em giúp bố tưới nước, cắt bớt lá khô, lá già.)
d) Ích lợi của cây chuối:
- Sau khi cắt buồng, thân chuối dùng để chăn nuôi.
- Lá chuối dùng gói bánh, gói nem chả.
- Trái chuối ăn ngon, bổ, giàu dinh dưỡng.
3) Kết luận:
Nêu cảm xúc của em khi ngắm cây chuối đã có buồng (Thích thú và biết ơn bố đã trồng, có trái chuối ăn ngon, bổ, yêu thích vườn nhà, yêu cây xanh, mở mang kiến thức về sự phát triển của cây trái).