Văn mẫu lớp 9: Dàn ý nghị luận về Cho và Nhận trong cuộc sống gồm 2 mẫu chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, nhanh chóng hoàn thiện bài văn Nghị luận về Cho và Nhận thật hay.
“Cho và nhận” là thông điệp ý nghĩa trong cuộc sống, con người cần biết trao đi tình cảm, yêu thương, chúng ta sẽ nhận lại niềm hạnh phúc, an yên trong tâm hồn. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ngày càng học tốt môn Văn 9.
Lập dàn ý nghị luận về Cho và Nhận trong cuộc sống
Dàn ý Nghị luận về Cho và Nhận trong cuộc sống
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: cho và nhận.
(Trong cuộc sống, con người muốn phát triển và thành công cần phải rèn luyện những đức tính quý báu. Một trong số đó phải kể đến việc “cho và nhận”).
2. Thân bài
a. Giải thích
“Cho”: nghĩa là cho đi, trao đi tình cảm, sẵn sàng giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, những người gặp khó khăn trong cuộc sống.
“Nhận”: là chấp thuận việc làm, tình cảm mà người khác dành cho mình.
“Cho và nhận” là một thông điệp ý nghĩa: trong cuộc sống, con người cần biết trao đi tình cảm, đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ những người khó khăn. Khi trao đi những điều quý giá ấy chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, niềm hạnh phúc, an yên trong tâm hồn và cả những sự giúp đỡ từ người khác.
b. Bàn luận
(Trả lời cho câu hỏi Tại sao chúng ta phải biết cho đi và nhận lại?)
Cuộc sống còn có nhiều mảnh đời khó khăn, giúp đỡ họ làm cho xã hội phát triển tốt hơn, họ sẽ đỡ đi phần nào thiếu thốn; hơn nữa lại thể hiện được hơi ấm tình người.
Khi chúng ta trao cho người khác bất cứ điều gì, ta sẽ cảm thấy thanh thản, hạnh phúc hơn.
Hành động cho đi, giúp đỡ người khác sẽ lan tỏa những thông điệp tốt đẹp ra toàn xã hội, mọi người sẽ có suy nghĩ tích cực, tốt đẹp và nhân văn hơn.
c. Mở rộng vấn đề
Trong cuộc sống có nhiều tấm gương về sự “cho đi”, giúp đỡ người khác.
(Học sinh tự tìm dẫn chứng chứng minh cho luận điểm này).
d. Phản đề
Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều người vô cảm, lãnh đạm trước sự đau khổ, bất hạnh của người khác; ích kỉ chỉ biết đến bản thân mình; chỉ muốn nhận những điều tốt đẹp của người khác mà không muốn cho đi → những người này đáng bị phê phán, chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề và liên hệ bản thân.
Dàn ý Nghị luận xã hội về Cho và Nhận
I. Mở bài
- Giới thiệu về “cho” và “nhận” trong cuộc sống.
II. Thân bài
1. Giải thích
- “Cho”: ban tặng, sẻ chia, chuyển những thứ thuộc quyền sở hữu của mình sang cho người khác mà không đổi lấy thứ gì.
- “Nhận”: lấy về cái được cho, được ban tặng.
=> “Cho” và “nhận” là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay.
=> “Cho” và “nhận” có mối quan hệ mật thiết với nhau.
2. Biểu hiện
- Chúng ta có thể cho đi những thứ vật chất, tiền bạc thông qua các hành động từ thiện, quyên góp ủng hộ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn.
- Đó cũng có thể là những hành động giúp đỡ, chia sẻ nỗi buồn, nỗi mất mát với những người xung quanh mình.
- “Cho” và “nhận” là hành động xuất phát từ tình yêu thương giữa con người với con người.
- Đó là hành động hoàn toàn tự nguyện, không vụ lợi cá nhân.
- Khi chúng ta cho đi cũng là lúc chúng ta được nhận lại. Điều chúng ta nhận lại có thể là một lời cảm ơn chân thành, một nụ cười, một cử chỉ ấm áp khiến chúng ta vui lòng.
3. Ý nghĩa của cho và nhận
- “Cho” và “nhận” gắn kết con người lại với nhau nhiều hơn.
- Giúp chúng ta biết yêu thương đồng loại, sống nhân ái, vị tha hơn.
- Những người biết cho đi sẽ được mọi người quý mến.
4. Bài học
- Không sống ích kỉ mà phải biết chia sẻ với người khác, biết cho đi.
- Phê phán lối sống vị kỉ, chỉ biết nhận mà không biết cho đi.
III. Kết bài
- Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của cho và nhận trong cuộc sống.