Dàn ý Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe gồm 2 mẫu, giúp các em học sinh lớp 4 nắm được cấu trúc, biết cách lập dàn ý cho câu chuyện Thạch Sanh, Sơn Tinh - Thủy Tinh.
Qua đó, cũng giúp các em nhanh chóng trả lời câu hỏi tiết Tìm ý cho đoạn văn tưởng tượng - SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 83, 84. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để tích lũy thêm vốn từ cho mình:
Lập dàn ý Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe
Lập dàn ý Thạch Sanh
1. Mở bài: Giới thiệu truyện cổ tích “Thạch Sanh”.
2. Thân bài (diễn biến sự việc)
- Mở đầu: Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.
- Thắt nút: Lý thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lợi dụng.
- Phát triển
- Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh. Lý Thông cướp công.
- Thạch Sanh dùng tên bắn bị thương đại bàng, cứu công chúa.
- Mở nút: Khi nghe tiếng đàn văng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Vua tìm ra sự thật, kết tội Lý Thông.
- Kết thúc:
- Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh.
- Chư hầu đến cầu hôn không được, kéo sang đánh…
3. Kết bài: Ý nghĩa câu chuyện: “Ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo”.
Lập dàn ý Sơn Tinh, Thủy Tinh
1. Mở bài: Giới thiệu chung về sự việc và nhân vật. Thời vua Hùng Vương thứ mười tám có con gái tên là Mị Nương, vua truyền lệnh kén rể.
2. Thân bài: Kể lại diễn biến của sự việc, theo trình tự:
- Có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương:
- Một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi là Sơn Tinh.
- Một người ở vùng biển, tên gọi là Thủy Tinh.
- Cả hai đều tài giỏi hơn người.
- Vua phân vân không biết chọn ai nên ra điều kiện: ai đem lễ vật đến trước thì người đó là chồng Mị Nương.
- Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.
- Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nên nổi giận.
- Thủy Tinh và Sơn Tinh giao chiến với nhau.
3. Kết bài: Hằng năm, Thủy Tinh làm mưa gió đánh Sơn Tinh. Đây là chi tiết mà người xưa muốn giải thích về hiện tượng lũ lụt thường xảy ra trong năm.