Làm biển báo giao thông - Công nghệ lớp 3 Cánh diều

Công nghệ lớp 3 Bài 8: Làm biển báo giao thông

Giải Công nghệ lớp 3 Cánh diều trang 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54

Giải Công nghệ 3 Bài 8: Làm biển báo giao thông giúp các em học sinh lớp 3 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Công nghệ 3 Cánh diều trang 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54.

Soạn Công nghệ 3 Bài 8 được trình bày rõ ràng, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 8 Chủ đề 2: Thủ công kĩ thuật. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn nhé:

TÌM HIỂU VỀ BIỂN BÁO GIAO THÔNG

1. Các loại biến báo giao thông

Khám phá: Nhận xét về hình dạng, màu sắc của mỗi nhóm biển báo giao thông trong hình dưới đây. Nêu ý nghĩa của từng biển báo trong mỗi nhóm.

Làm biển báo giao thông

Trả lời:

- Hình dạng, màu sắc của mỗi nhóm biển báo giao thông:

+ Nhóm biển báo cấm: hình tròn viền đỏ, nền màu trắng.

+ Nhóm biển báo nguy hiểm: hình tam giác, màu vàng viền đỏ và các chi tiết màu đen.

+ Nhóm biển báo hiệu lệnh: hình tròn, nền màu xanh dương nhạt và các chi tiết màu trắng.

+ Nhóm biển báo chỉ dẫn: hình vuông hoặc chữ nhật, nền màu xanh dương nhạt và các chi tiết màu trắng.

- Ý nghĩa của các biển báo trong mỗi nhóm:

Nhóm biển báo

Tên biển báo

Ý nghĩa

Nhóm biển báo cấm

Đường cấm

Báo đường cấm tất cả các loại phương tiện (cơ giới và thô sơ) đi lại cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

Cấm xe đạp

Báo đường cấm xe đạp đi qua, không có giá trị cấm người dắt xe đạp.

Nhóm biển báo nguy hiểm

Đường hai chiều

- Báo trước sắp đến đoạn đường do sửa chữa hoặc có trở ngại ở một phía đường mà phải tổ chức đi lại cho phương tiện cả hai chiều trên phía đường còn lại.

- Báo trước đoạn đường đôi tạm thời hoặc đoạn đường có chiều xe đi và về đi chung.

Giao nhau với đường ưu tiên

Báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên.

Nhóm biển báo hiệu lệnh

Đường dành cho xe thô sơ

- Báo đường dành cho xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ.
- Bắt buộc các loại xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ phải dùng đường dành riêng này để đi và cấm các xe cơ giới kể cả xe gắn máy, các xe được ưu tiên theo quy định đi vào đường đã đặt biển này.

Giao nhau chạy theo vòng xuyến

Báo cho các loại xe (thô sơ và cơ giới) phải chạy vòng theo đảo an toàn ở nơi đường giao nhau.

Nhóm biển báo chỉ dẫn

Ưu tiên cho người khuyết tật

Chỉ dẫn nơi đỗ xe của người khuyết tật.

Đường người đi bộ sang ngang

Chỉ dẫn cho người đi bộ và người lái xe biết nơi dành cho người đi bộ sang ngang.

Trò chơi: Em cùng bạn điền tên biển báo vào bảng phân nhóm biển báo giao thông dưới đây:

Làm biển báo giao thông

Trả lời:

Bảng phân nhóm biển báo giao thông:

Nhóm biển báo cấm

Nhóm biển báo nguy hiểm

Nhóm biển báo hiệu lệnh

Nhóm biển báo chỉ dẫn

Hình 4. Biển cấm dừng, đỗ

Hình 3. Biển giao nhau với đường sắt có rào chắn

Hình 1. Đường dành cho người đi bộ

Hình 2. Đường một chiều

2. Quy định khi tham gia giao thông

Khám phá: Dựa vào hình và thông tin dưới đây, em cùng bạn thảo luận về một số quy định khi tham gia giao thông.

Trả lời:

Làm biển báo giao thông

Một số quy định khi tham gia giao thông:

- Quy định tuân theo biển báo giao thông.

- Quy định tuân theo đèn tín hiệu giao thông.

- Quy định tuân theo vạch kẻ đường và tín hiệu khác trên đường.

- Quy định sử dụng và lưu thông xe máy.

+ Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

+ Không uống rượu bia, chất kích thích,...

+ Chở tối đa 1 người lớn và 1 trẻ em dưới 14 tuổi.

Thực hành: Hãy chia sẻ với các bạn về những việc em đã làm khi tham gia giao thông.

Trả lời:

Gợi ý một số việc học sinh có thể làm khi tham gia giao thông:

+ Tuân thủ đèn tín hiệu giao thông.

+ Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.

+ Sang đường đúng chỗ có vạch kẻ đường cho người đi bộ.

+ Đi bộ trên vỉa hè hoặc sát lề đường (ở nơi không có vỉa hè).

+ Không chơi, đùa nghịch trên vỉa hè, lòng đường,..

LÀM MÔ HÌNH BIỂN BÁO GIAO THÔNG

A. SẢN PHẨM MẪU

Khám phá: Nêu các bộ phận chính và yêu cầu của mô hình biển báo giao thông dưới đây:

Làm biển báo giao thông

Trả lời:

- Các bộ phận chính của mô hình biển báo giao thông: đế, cột, biển báo.

- Yêu cầu:

+ Đầy đủ các bộ phận.

+ Đúng hình dạng, màu sắc biển báo.

+ Chắc chắn, cân đối.

+ Đẹp

B. CHUẨN BỊ VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ

Khám phá: Dựa vào sản phẩm mẫu, cùng bạn chuẩn bị vật liệu, dụng cụ làm biển báo. Hãy nêu tác dụng của những vật liệu, dụng cụ đó?

Làm biển báo giao thông

Trả lời:

Tác dụng của những vật liệu, dụng cụ làm biển báo:

+ Giấy thủ công: làm phần biển báo và sọc ở cột biển báo.

+ Băng dính: gắn các bộ phận của biển báo vào nhau.

+ Hồ dán: dán giấy.

+ Đất nặn: làm phần đế biển báo.

+ Compa: vẽ hình dạng biển báo (đối với biển báo cấm và biển báo hiệu lệnh).

+ Thước kẻ: kẻ hình dạng biển báo (đối với biển báo nguy hiểm và biển báo chỉ dẫn).

+ Bút chì: vẽ các đường thắng trên giấy khi dùng thước kẻ.

+ Kéo: cắt giấy.

+ Que tre, gỗ: làm phần cột biển báo.

C. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

D. BÁO CÁO VÀ ĐÁNH GIÁ

Thực hành: Em hãy giới thiệu sản phẩm của mình với các bạn và nhận xét sản phẩm của các bạn theo mẫu phiếu đánh giá sau:

Làm biển báo giao thông

Trả lời:

Gợi ý sản phẩm và nhận xét theo mẫu phiếu đánh giá:

Tiêu chí

Đánh giá

⭐⭐

⭐⭐⭐

Đủ bộ phận: đế, cột, biển báo

X

Đúng hình dạng, màu sắc biển báo

X

Chắc chắn, cân đối

X

Đẹp

X

Liên kết tải về

pdf Công nghệ lớp 3 Bài 8: Làm biển báo giao thông
doc Công nghệ lớp 3 Bài 8: Làm biển báo giao thông 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK