Giải Địa lí 8 Bài 4: Khí hậu Việt Nam giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử - Địa lí 8 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 113, 114, 115, 116, 117.
Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 4 Chương 2: Khí hậu và thủy văn Việt Nam. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Địa lí 8 Bài 4: Khí hậu Việt Nam
Trả lời câu hỏi Địa lí 8 Kết nối tri thức Bài 4
1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 1: Dựa vào thông tin mục a, bảng 4.1, hãy trình bày tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam
Trả lời:
Tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam được thể hiện qua:
- Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều cao trên 20 độ C (trừ vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam.
- Số giờ nắng đạt từ 1400 - 3000 giờ/ năm; cán cân bức xạ từ 70 - 100 kcal/cm2/năm.
Câu 2: Dựa vào thông tin mục b, bảng 4.2, hãy trình bày tính chất ẩm của khí hậu Việt Nam
Trả lời:
Nước ta có độ ẩm không khí cao, trung bình trên 80%.
Lượng mưa lớn, trung bình dao động từ 1500 - 2000 mm/năm.
Câu 3: Dựa vào thông tin mục c, hình 4.1, hãy trình bày tính chất gió mùa của khí hậu Việt Nam
Trả lời:
- Việt Nam nằm trong phạm vi hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc. Mặt khác, nước ta còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa:
- Gió mùa đông:
- Thời gian hoạt động: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Miền Bắc chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh từ phía Bắc di chuyển xuống nước ta tạo nên một mùa đông lạnh (nửa đầu mùa đông có thời tiết lạnh, khô; nửa cuối mùa đông có thời tiết lạnh, ẩm).
- Từ phía nam dãy Bạch Mã trở vào, Tín phong bán cầu Bắc có hướng đông bắc chiếm ưu thế gây mưa cho vùng biển Nam Trung Bộ; còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng, khô.
- Gió mùa hạ:
- Thời gian hoạt động: từ tháng 5 đến tháng 10.
- Chủ yếu có hướng tây nam.
- Vào đầu mùa hạ, gió Tây Nam thổi từ Bắc Ấn Độ Dương gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tính chất của gió thay đổi do hiệu ứng phơn khiến phía đông dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc có thời tiết khô nóng.
- Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ bán cầu Nam di chuyển lên, kết hợp với ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới tạo nên thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều phổ biến trên cả nước. Hiện tượng thời tiết cực đoan trong mùa này là bão kèm theo mưa lớn.
2. Sự phân hóa đa dạng của khí hậu
Dựa vào thông tin mục 2 và hình 4.2, hãy:
1. Trình bày sự phân hoá khí hậu ở trạm khí tượng: Lào Cai, Sa Pa
2. Chứng minh sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam.
Giải Luyện tập - Vận dụng Địa lí 8 Kết nối tri thức Bài 4
Luyện tập
Dựa vào bảng 4.1, nhận xét sự khác nhau về chế độ nhiệt (nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất; biên độ nhiệt năm) giữa Lạng Sơn và Cà Mau.
Trả lời:
- Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, giữa Lạng Sơn và Cà Mau có sự khác biệt lớn về nhiệt độ:
Lạng Sơn | Cà Mau | |
Nhiệt độ trung bình năm | 21,5oC | 27,5oC |
Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất | 27,2oC (tháng 7) | 28,8oC (tháng 4) |
Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất | 13,4oC (tháng 1) | 26,2oC (tháng 1) |
Biên độ nhiệt năm | 13,8oC | 2,6oC |
- Giải thích:
- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn, lượng nhiệt nhận được càng nhiều.
- Tháng I, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Bắc - Nam rõ rệt do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, nhiệt độ giảm sâu; miền Nam nóng quanh năm.
Vận dụng
Tìm hiểu và cho biết đặc điểm khí hậu ở địa phương em.