Trang chủ Học tập Lớp 3 Tập làm văn Lớp 3 Kết nối tri thức

Kể về Hai Bà Trưng - Tập làm văn lớp 3 (24 mẫu)

Tập làm văn lớp 3: Kể về Hai Bà Trưng (24 mẫu)

Những bài văn mẫu lớp 3

Download.vn sẽ giới thiệu tài liệu Tập làm văn lớp 3: Kể về Hai Bà Trưng, vô cùng hữu ích với các bạn học sinh.

Nội dung của tài liệu bao gồm 24 mẫu hay nhất dành cho học sinh lớp 3. Mời tham khảo ngay sau đây.

Kể về Hai Bà Trưng - Mẫu 1

Kể về Hai Bà Trưng - Mẫu 2

Em rất ngưỡng mộ Hai Bà Trưng. Họ gồm có bà Trưng Trắc và Trưng Nhị. Họ là chị em ruột, con gái Lạc tướng ở huyện Mê Linh. Khi quân Đông Hán ở phương Bắc sang xâm lược nước ta. Chồng của bà Trưng Trắc là Thi Sách tham gia chống lại quân giặc. Ông đã bị tướng giặc là Tô Định giết chết. Nợ nước thù nhà, hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị đã phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Nội). Cuộc khởi nghĩa được nhân dân khắp nơi ủng hộ. Cuối cùng, khởi nghĩa thắng lợi, Tô Định phải tháo chạy về nước. Hai Bà Trưng là những vị anh hùng dũng cảm, đáng ngưỡng mộ.

Kể về Hai Bà Trưng - Mẫu 3

Kể về Hai Bà Trưng - Mẫu 4

Hai Bai Trưng là những vị nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử nước nhà. Lúc bấy giờ, quân Hán sang xâm lược nước ta. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Quan Thái thú Tô Định giết. Nợ nước cùng với thù nhà, bà Trưng Trắc đã cùng em gái phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân được sự ủng hộ của nhân dân khắp nơi. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi. Em rất ngưỡng mộ hai vị nữ anh hùng dân tộc này.

Kể về Hai Bà Trưng - Mẫu 5

Lịch sử nước ta có biết bao nhiêu cuộc đấu tranh để giữ nước và đòi lại độc lập chủ quyền. Chính vì vậy nước ta có rất nhiều vị anh hùng chống ngoại xâm cứu nước lỗi lạc mà xuất thân của họ từ chính những người dân bình thường. Hai Bà Trưng cũng vậy. Họ ghi danh vào trang sử hào hùng với cuộc chiến chống ách đô hộ nhà Hán (40 - 43). Chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại một cách dã man, bà quyết định nổi binh cùng em gái là Trưng Nhị chống lại kẻ thù. Trước khi xuất binh, hai bà đã đọc vang lời thề:

“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”

Trong cuộc khởi nghĩa của hai bà, có rất nhiều nữ tướng tham gia và họ cùng nhau lập những chiến công khiến cho quân giặc khiếp hồn, thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước. Sau khi làm chủ đất Mê Linh, Trưng Trắc lên làm vua lấy hiệu là Trưng Vương, hoàn thành sứ mệnh nối nghiệp họ Hùng. Năm 43, quân giặc tiến quân xâm lược, Hai Bà Trưng kiên cường chống trả, song quân địch quá đông và mạnh, Hai Bà thua trận và đã tự tử tại sông Hát Giang. Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa của hai nữ tướng đã góp phần không nhỏ vào việc chống giặc ngoại xâm. Hai bà mãi là những vị tướng tài của dân tộc, cả dân tộc không quên công lao to lớn ấy của hai bà.

Kể về Hai Bà Trưng - Mẫu 6

Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dưới sự xâm lược của triều đại phong kiến phương Bắc. Nhiều vị anh hùng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù. Trong đó em ngưỡng mộ nhất là Hai Bà Trưng. Hai bà là hai chị em ruột, người chị tên là Trưng Trắc, người em tên là Trưng Nhị. Hai bà quê ở huyện Mê Linh, từ nhỏ đã nổi tiếng là hai người con gái tài giỏi. Cha hai bà mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ. Thuở ấy, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Chúng đàn áp dân lành hết sức tàn bạo. Chúng thẳng tay chém giết dân ta, cướp hết ruộng đất của dân. Nhân dân ta mang lòng oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp để vùng lên đánh đuổi quân xâm lược. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng mang trong mình chí hướng giành lại non sông. Quan Thái thú của giặc là Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Khi nghe tin chồng bị giặc giết chết, Bà Trưng Trắc đã cùng với em gái mình là Trưng Nhị lãnh đạo nghĩa quân đến thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Đi đến đâu, tiếng trống đồng của quân ta dội vàng đất trời tới đó. Cuối cùng, thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới đoàn quân khởi nghĩa. Tướng giặc sợ hãi, ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Em rất ngưỡng mộ Hai Bà Trưng.

Kể về Hai Bà Trưng - Mẫu 7

Một trong những vị anh hùng dân tộc mà em cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ là Hai Bà Trưng. Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách. Ông là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định làm thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa để trả nợ nước, đền thù nhà. Nghĩa quân đi đến đâu, giặc tan đến đó. Cuối cùng hai bà tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Quan Thái thú Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương. Đến năm 43, quân giặc cử Mã Viện, đến đàn áp cuộc khởi nghĩa. Hai Bà lãnh đạo quân ta chiến đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, hai bà liền nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Tấm gương của Hai Bà Trưng vẫn sáng ngời cho đến tận bây giờ.

Kể về Hai Bà Trưng - Mẫu 8

Hai Bà Trưng là những vị anh hùng mà em vô cùng ngưỡng mộ. Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em. Lúc bấy giờ, nhà Hán sang xâm lược nước ta. Nhân dân rơi vào cảnh sống lầm than. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, nuôi chí lớn tiêu diệt kẻ thù nhưng bị tướng giặc là Tô Định giết chết. Nợ nước thù nhà, Hai Bà Trưng lãnh đạo nghĩa quân khởi nghĩa. Nghĩa quân đi đến đâu, thắng lợi đến đó. Quan Thái thú Tô Định phải tháo chạy về nước. Sau khi giành thắng lợi, bà Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương . Tuy sau đó, quân giặc tiến đến xâm lược một lần nữa. Nghĩa quân chống trả quyết liệt nhưng thế giặc quá mạnh nên thất bại. Nhưng Hai Bà Trưng vẫn là những tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước. Đặc biệt khi họ là những người phụ nữ đã lãnh đạo nhân dân ta khởi nghĩa.

Kể về Hai Bà Trưng - Mẫu 9

Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn. Từ xưa đến nay, chúng ta vẫn luôn đánh bại kẻ nhiều kẻ thù xâm lược. Và em cảm thấy rất ngưỡng mộ Hai Bà Trưng. Đó là hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị. Bấy giờ, chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách nuôi chí quyết tâm tiêu diệt kẻ thù nhưng bị tướng giặc là Tô Định giết chết. Nợ nước thù nhà, Hai Bà Trưng lãnh đạo nghĩa quân đánh bại kẻ thù. Quan Thái thú Tô Định phải tháo chạy về nước. Sau khi giành thắng lợi, bà Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương . Hai Bà Trưng là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước.

Kể về Hai Bà Trưng - Mẫu 10

Hai Bà Trưng dùng để gọi Trưng Trắc và Trưng Nhị. Họ là những người phụ nữ đầu tiên đã lãnh đạo nhân dân đánh bại kẻ thù xâm lược. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị tướng giặc là Tô Định giết chết. Thù nước nợ nhà, Trưng Trắc và Trưng Nhị đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh bại kẻ thù xâm lược. Quan Thái thú Tô Định thua trận phải tháo chạy về nước. Sau khi giành thắng lợi, bà Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương . Hai Bà Trưng chính là biểu tượng cho tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Kể về Hai Bà Trưng - Mẫu 11

Dân tộc Việt Nam có rất nhiều vị anh hùng nổi tiếng. Trong đó, em rất ngưỡng mộ hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị. Lúc bấy giờ, nhà Hán ở phương Bắc sang xâm lược nước ta. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách nuôi chí quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Nhưng ông bị tướng giặc là Tô Định giết chết. Nợ nước thù nhà, bà Trưng Trắc và Trưng Nhị đã lãnh đạo nhân dân, đánh bại kẻ thù. Quan Thái thú Tô Định phải tháo chạy về nước. Hai Bà Trưng chính là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước.

Kể về Hai Bà Trưng - Mẫu 12

Em rất ngưỡng mộ hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị. Họ là những nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Khi đó, nhà Hán ở phương Bắc đem quân sang xâm lược nước ta. Chúng áp bức, bóc lột nhân dân ta vô cùng dã man. Chồng của bà Trưng Trắc là Thi Sắc có chí lớn muốn tiêu diệt kẻ thù. Nhưng ông đã bị Tô Định bày mưu giết chết. Trước mối nợ nước thù nhà, bà Trưng Trắc đã cùng với Trưng Nhị khởi nghĩa, đánh bại quân giặc. Nghĩa quân của bà đi đến đâu cũng được hưởng ứng. Hai Bà Trưng chính là tấm gương để em học tập, noi theo.

Kể về Hai Bà Trưng - Mẫu 13

Hai Bai Trưng là cách gọi bà Trưng Trắc và bà Trưng Nhị. Họ là những vị anh hùng của dân tộc Việt Nam. Lúc bấy giờ, quân Nam Hán xâm lược nước ta. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Thái thú Tô Định giết. Nợ nước cùng với thù nhà, bà Trưng Trắc đã cùng với Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa, đánh bại kẻ thù. Quan Thái thú Tô Định thua trận phải tháo chạy về nước. Em rất ngưỡng mộ hai vị nữ anh hùng này.

Kể về Hai Bà Trưng - Mẫu 14

Lịch sử Việt Nam đã trải qua hơn một năm Bắc thuộc. Từ xưa đến nay, nhiều vị anh hùng đã lãnh đạo nhân dân đánh bại kẻ thù. Nhưng em cảm thấy ngưỡng mộ nhất đó là hai Bà Trưng gồm Trưng Trắc và Trưng Nhị. Họ là những người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử đất nước dám đứng lên khởi nghĩa chống lại kẻ thù. Lúc bấy giờ, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết. Nợ nước cộng thêm thù nhà, bà Trưng Trắc đã cùng em gái là Trưng Nhị phát cờ khởi nghĩa. Quân giặc thua trận, Tô Định tháo chạy về nước, quân ta giành chiến thắng. Như vậy, Hai Bà Trưng chính là tấm gương đáng ngưỡng mộ.

Kể về Hai Bà Trưng - Mẫu 15

Đất nước Việt Nam có rất nhiều vị anh hùng. Trong đó, em rất kính trọng bà Trưng Trắc và Trưng Nhị. Bởi vì, họ là những người phụ nữ đầu tiên đã lãnh đạo nhân dân đánh bại kẻ thù xâm lược. Chuyện kể rằng, quân Hán ở phương Bắc sang xâm lược nước ta. Chúng làm nhiều điều ngang ngược, độc ác. Chồng của bà Trưng Trắc là Thi Sách tham gia chống lại quân giặc. Ông đã bị tướng giặc là Tô Định giết chết. Thù nước nợ nhà, Trưng Trắc và Trưng Nhị đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa khiến cho quan Thái thú Tô Định thua trận phải tháo chạy về nước. Sau khi giành thắng lợi, bà Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương . Có thể nói rằng, bà Trưng Trắc và Trưng Nhị chính là những người phụ nữ dũng cảm, bất khuất.

Kể về Hai Bà Trưng - Mẫu 16

Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Quân Hán ở phương Bắc sang xâm lược nước ta. Chúng làm nhiều điều bạo ngược. Khi ấy, chồng bà Trưng Trắc bị tướng giặc giết chết. Nợ nước thù nhà, bà Trưng Trắc và Trưng Nhị đã phất cờ khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa được nhân dân ủng hộ. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, đất nước được độc lập. Tinh thần cùng sự dũng cảm của bà Trưng Trắc và Trưng Nhị đã trở thành tấm gương cho mỗi người dân Việt Nam.

Kể về Hai Bà Trưng - Mẫu 17

Hai Bà Trưng chỉ hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị. Họ là những vị nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử nước nhà. Lúc bấy giờ, quân Hán sang xâm lược nước ta. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Quan Thái thú Tô Định giết. Nợ nước cùng với thù nhà, bà Trưng Trắc đã cùng em gái phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân được sự ủng hộ của nhân dân khắp nơi. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi. Em rất ngưỡng mộ hai vị nữ anh hùng dân tộc này.

Kể về Hai Bà Trưng - Mẫu 18

Hai Bà Trưng gồm bà Trưng Trắc và Trưng Nhị. Họ là chị em ruột, con gái Lạc tướng ở huyện Mê Linh. Chuyện kể rằng, quân Hán ở phương Bắc sang xâm lược nước ta. Chúng làm nhiều điều ngang ngược, độc ác. Chồng của bà Trưng Trắc là Thi Sách tham gia chống lại quân giặc. Ông đã quan Thái thú Tô Định giết chết. Nợ nước thù nhà, hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị đã phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Nội). Cuộc khởi nghĩa được nhân dân khắp nơi ủng hộ. Cuối cùng, khởi nghĩa thắng lợi, Tô Định phải tháo chạy về nước. Hai Bà Trưng là tấm gương sáng ngời cho thế hệ sau học tập.

Kể về Hai Bà Trưng - Mẫu 19

Thuở xưa, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Chúng rất tàn ác, bóc lột nhân dân ta và ra sức vơ vét của cải. Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái: chị là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị. Cả hai bà đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách. Thi Sách là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ. Tô Định làm thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa quyết tâm bắt quân giặc phải đền nợ nước, trả thù nhà. Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan đến đó. Với đoàn quân khởi nghĩa hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, Hai Bà tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Quan Thái thú Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương. Năm 43, quân giặc cử Mã Viện, đại tướng lão luyện đốc quân đàn áp cuộc khởi nghĩa. Hai Bà lãnh đạo quân ta chiến đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, yếu thế, Hai Bà nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Dân ta lại chìm trong vòng áp bức của giặc phương Bắc. Dù vậy, tấm gương oanh liệt của Hai Bà Trưng vẫn ngời sáng nghìn thu.

Kể về Hai Bà Trưng - Mẫu 20

Giặc phong kiến phương Bắc ngang nhiên sang xâm lược nước ta. Chúng hung hăng, độc ác và giày xéo lên cuộc sống của những người dân vô tội. Chúng bắt dân ta phải dâng nộp lúa gạo, bạc vàng châu báu và nhiều sản vật quý giá. Chứng kiến tội ác dã man của chúng, lòng dân oán hận vô cùng. Trưng Trắc và Trưng Nhị là những người tài giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông. Trước cảnh nước mất nhà tan, Hai Bà chờ thời cơ để phất cờ khởi nghĩa. Nghe tin Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, người dân khắp nơi cũng xin đi theo. Hai bà mặc áo giáp phục lộng lẫy, cưỡi trên mình voi, phất cờ và vung kiếm chỉ huy. Quân ta ào ào xông lên đè bẹp kẻ thù, khiến cho chúng kinh hồn bạt vía ôm đầu chạy trốn. Giành lại được non sông, hai vị nữ anh hùng dân tộc từ chiến trận trở về, được nhân dân cả nước tôn vinh. Tên tuổi của Hai Bà Trưng còn mãi mãi sáng chói trong những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam.

Kể về Hai Bà Trưng - Mẫu 21

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, chúng ta có thể kể đến rất nhiều cái tên tiêu biểu. Nhưng em cảm thấy khâm phục nhất là Hai Bà Trưng. Đó là Trưng Trắc và Trưng Nhị, là hai chị em ruột. Chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại. Nợ nước, thù nhà khiến cho quyết tâm của hai bà càng cao. Trưng Trắc và Trưng Nhị đã quyết định nổi binh chống lại quân Hán. Cuộc khởi nghĩa nhận được sự hưởng ứng của nhân dân khắp nơi, sau đó giành được chiến thắng. Không lâu sau, quân giặc xâm lược trở lại. Hai Bà kiên cường chống trả nhưng do quân địch quá mạnh nên đã thua trận. Theo người xưa kể lại, sau khi thua trận, hai bà đã nhảy xuống sông Hát Giang tử tử để giữ trọn khí tiết. Hai Bà Trưng chính là tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Kể về Hai Bà Trưng - Mẫu 22

Đất nước Việt Nam đã trải qua một nghìn năm Bắc thuộc. Trong suốt giai đoạn đó, nhiều vị anh hùng đã đứng lên đấu tranh, bảo vệ đất nước. Nhưng em cảm thấy ấn tượng nhất với Hai Bà Trưng - những vị nữ anh hùng dũng cảm. Hai Bà Trưng là tên gọi chung của Trưng Trắc và Trưng Nhị. Trưng Trắc và Trưng Nhị nổi tiếng là xinh đẹp, tài giỏi. Thuở ấy khi nước ta bị nhà Hán đô hộ, chúng bóc lột nhân dân ta vô cùng dã man. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng mang trong mình chí hướng giành lại non sông. Tướng giặc là Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Sau khi nghe tin, Hai Bà liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Hai Bà Trưng mặc giáp phục lộng lẫy, bước lên vành voi đầy uy nghi. Đoàn quân hùng hồn lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của hai bà. Đi đến đâu, tiếng trống đồng của quân ta dội vang đất trời tới đó. Cuối cùng giặc cũng nhận phải kết cục thất bại. Hai Bà Trưng là những vị anh hùng đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Họ còn là những nữ anh hùng đầu tiên, đó chính là điều khiến em cảm thấy vô cùng khâm phục.

Kể về Hai Bà Trưng - Mẫu 23

Trong các vị anh hùng, em ngưỡng mộ nhất là hai Bà Trưng gồm Trưng Trắc và Trưng Nhị. Nhà Hán ở phương Bắc sang xâm lược, gây ra nhiều đau khổ cho nhân dân. Thi Sách (chồng của Trưng Trắc) đã tham gia chống lại quân giặc. Ông đã bị quan Thái thú Tô Định giết chết. Nợ nước thù nhà, Trưng Trắc và Trưng Nhị đã phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn. Nhân dân khắp nơi ủng hộ. Khởi nghĩa thắng lợi, thái thú Tô Định phải tháo chạy về nước. Hai Bà Trưng là tấm gương về lòng yêu nước, dũng cảm.

Kể về Hai Bà Trưng - Mẫu 24

Thuở xưa, nhà Hán sang xâm lược nước ta. Chúng rất tàn ác, bóc lột nhân dân ta. Ở huyện Mê Linh có hai người con gái là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cả hai đều tài giỏi. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách tham gia chống lại kẻ thù. Thi Sách bị thái thú Tô Định giết chết. Nợ nước, thù nhà nên hai bà đã phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân hừng hực khí thế, nhanh chóng giành chiến thắng. Hai Bà Trưng là tấm gương để thế hệ sau noi theo.

Liên kết tải về

pdf Tập làm văn lớp 3: Kể về Hai Bà Trưng (24 mẫu)
doc Tập làm văn lớp 3: Kể về Hai Bà Trưng (24 mẫu) 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK