Kế hoạch dạy học môn Tự nhiên và xã hội 1 sách Chân trời sáng tạo gồm 2 mẫu, có cả tích hợp STEM. Qua đó, giúp thầy cô dễ dàng xây dựng phân phối chương trình môn TNXH 1 cho cả năm học 2023 - 2024.
Mẫu Kế hoạch dạy học môn Tự nhiên xã hội 1 rất chi tiết, cụ thể, tích hợp bài học STEM vào tiết nào, nội dung tích hợp là gì. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm Giáo án STEM lớp 1, Kế hoạch dạy học môn Toán, Tiếng Việt. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để tham khảo Kế hoạch dạy học môn Tự nhiên và xã hội 1 CTST tích hợp STEM:
Kế hoạch dạy học môn Tự nhiên và xã hội 1 sách CTST
Kế hoạch dạy học STEM Tự nhiên và xã hội lớp 1 Chân trời sáng tạo
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KHỐI LỚP 1
Năm học 2023 – 2024
I. Căn cứ xây dựng kế hoạch:
Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018, Quyết định số 16/2006/QĐ-BGĐĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, Thông tư số 28/2020/TTBGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường tiểu học;
Căn cứ công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ngày 07/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc ‘Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học”;
Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /202 của UBND tỉnh …… về việc Ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tỉnh…….;
Thực hiện Công văn số /SGDĐT-GDTH ngày / /20222 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ……. về việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học;
Thực hiện Công văn Số …/PGDĐT-GDTH ngày ………. của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My về việc “Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học”;
Căn cứ tình hình thực tế của tổ, Tổ chuyên môn Tổ 4 – Trường Tiểu học xây dựng Kế hoạch Giáo dục năm học 2023-2024 như sau:
II. Điều kiện thực hiện các môn học, hoạt động giáo dục:
- Tổ 3 trường Tiểu học gồm lớp 4 với / học sinh. Đa số các em theo học đúng độ tuổi.
- Có giáo viên. Trong đó CBQL, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chuyên sâu, giáo viên dạy phụ đạo học sinh
- Đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, có nhiều năm giảng dạy ở khối lớp tiểu học. Nhiều giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề.
- Cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho việc dạy và học tương đối đầy đủ.
- Nhà trường đã có đầy đủ các phòng học bộ môn.
- Nhà trường trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, cơ sở vật chất đảm bảo, thiết bị dạy học đầy đủ đáp ứng cho chương trình giáo dục theo chương trình mới.
- Nguồn học liệu phong phú.
III. Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục
Tuần | Chương trình và sách giáo khoa | Nội dung điều chỉnh, bổ sung (nếu có) (Những điều chỉnh về nội dung, thời lượng, thiết bị dạy học và học liệu tham khảo; xây dựng chủ đề học tập, bổ sung tích hợp liên môn; thời gian và hình thức tổ chức…) | Ghi chú | ||||
Chủ đề/ dung | Bài | Tên bài học trong tiết học cụ thể | Tiết theo PP CT | Thời lượng (tiết) |
|
| |
HỌC KÌ I | |||||||
1 | Chủ đề: GIA ĐÌNH | Bài 1: Gia đình của em | Gia đình của em | 1 - 2 | 2 tiết |
|
|
2 | Bài 2: Sinh hoạt trong gia đình | Sinh hoạt trong gia đình | 3 - 4 | 2 tiết |
|
| |
3 | Bài 3: Nhà ở của em | Nhà ở của em | 5 – 6 | 2 tiết |
|
| |
4 | Bài 4: Đồ dùng trong nhà | Đồ dùng trong nhà | 7 – 8 | 2 tiết |
|
| |
5 | Bài 5: Ôn tập chủ đề Gia đình | Ôn tập chủ đề Gia đình | 9 – 10 | 2 tiết |
|
| |
6 | Chủ đề: TRƯỜNG HỌC | Bài 6: Trường học của em | Trường học của em | 11 – 12 | 2 tiết |
|
|
7 | Bài 7: Hoạt động ở trường em | Hoạt động ở trường em | 13 – 14 | 2 tiết |
|
| |
8 | Bài 8: Lớp học của em | Lớp học của em | 15 – 16 | 2 tiết |
|
| |
9 | Bài 9: Hoạt động của lớp em | Hoạt động của lớp em | 17 – 18 | 2 tiết |
|
| |
10 | Ôn tập chủ đề Trường học |
| 19 – 20 | 2 tiết |
|
| |
11 | Chủ đề: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG | Bài 11: Nơi em sinh sống | Nơi em sinh sống | 21 – 22 | 2 tiết | Bài học STEM: Bài 12: Trang trí cảnh quan nơi em sống |
|
12 | Bài 12: Công việc trong cộng đồng | Công việc trong cộng đồng | 23 – 24 | 2 tiết |
|
| |
13 | Bài 13: Tết Nguyên đán | Tết Nguyên đán | 25 – 26 | 2 tiết |
|
| |
14 | Bài 14: Đi đường an toàn | Đi đường an toàn | 27 – 28 | 2 tiết | Bài học STEM: Bài 7 : Đèn hiệu và biển báo giao thông |
| |
15 | Bài 15: Ôn tập chủ đề Cộng đồng địa phương | Ôn tập chủ đề Cộng đồng địa phương | 29 – 30 | 2 tiết |
|
| |
16 - 17 |
| Ôn tập – Đánh giá giữa kì | Ôn tập – Đánh giá giữa kì | 31 - 33 | 3 tiết |
|
|
18 | Chủ đề: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT | Bài 16: Cây xung quanh em | Cây xung quanh em | 34 – 35 | 2 tiết | Bài học STEM: Bài 9 : Cây xung quanh em |
|
HỌC KÌ 2 | |||||||
19 | Chủ đề: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT | Bài 17: Em chăm sóc và bảo vệ cây trồng | Em chăm sóc và bảo vệ cây trồng | 36 – 37 | 2 tiết |
|
|
20 | Bài 18: Con vật quanh em | Con vật quanh em | 38 – 39 | 2 tiết |
|
| |
21 | Bài 19: Chăm sóc và bảo vệ vật nuôi | Chăm sóc và bảo vệ vật nuôi | 40 – 41 | 2 tiết | Bài học STEM: Bài 11 : Chăm sóc và bảo vệ vật nuôi |
| |
22 | Bài 20: Giữ an toàn với một số con vật | Giữ an toàn với một số con vật | 42 – 43 | 2 tiết |
|
| |
23 | Bài 21: Ôn tập chủ đề Thực vật và Động vật | Ôn tập chủ đề Thực vật và Động vật | 44 - 45 | 2 tiết |
|
| |
24 | Chủ đề: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ | Bài 22: Cơ thể của em | Cơ thể của em | 46 – 47 | 2 tiết |
|
|
25 | Bài 23: Các giác quan của em | Các giác quan của em | 48 - 49 | 2 tiết |
|
| |
26 | Bài 24: Em giữ vệ sinh cơ thể | Em giữ vệ sinh cơ thể | 50 – 51 | 2 tiết |
|
| |
27 | Bài 25: Em ăn uống lành mạnh | Em ăn uống lành mạnh | 52 – 53 | 2 tiết |
|
| |
28 | Bài 26: Em vận động và nghỉ ngơi | Em vận động và nghỉ ngơi | 54 – 55 | 2 tiết |
|
| |
29 | Bài 27: Em biết tự bảo vệ | Em biết tự bảo vệ | 56 – 57 | 2 tiết |
|
| |
30 | Bài 28: Ôn tập chủ đề Con người và Sức khỏe | Ôn tập chủ đề Con người và Sức khỏe | 58 – 59 | 2 tiết |
|
| |
31 | Chủ đề: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI | Bài 29: Ban ngày và ban đêm | Ban ngày và ban đêm | 60 – 61 | 2 tiết | Bài học STEM: Bài 15 : Bầu trời ban ngày và ban đêm |
|
32 | Bài 30: Ánh sáng mặt trời | Ánh sáng mặt trời | 62 – 63 | 2 tiết |
|
| |
33 | Bài 31: Hiện tượng thời tiết | Hiện tượng thời tiết | 64 – 65 | 2 tiết | Bài học STEM: Bài 16 : Thời tiết và trang phục |
| |
34 | Bài 32: Ôn tập chủ đề Trái Đất và Bầu trời | Ôn tập chủ đề Trái Đất và Bầu trời | 66 – 67 | 2 tiết |
|
| |
35 |
| Ôn tập – Đánh giá cuối kì | Ôn tập – Đánh giá cuối kì | 68 – 70 | 3 tiết |
|
….. ngày 30 tháng 8 năm 2023
Phê duyệt lãnh đạo trường | GVCN |
Kế hoạch dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 sách Chân trời sáng tạo
Tuần | Tên bài | Số tiết | Yêu cầu cần đạt |
1 |
Bài 1: Gia đình của em | 2 | - Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình. - Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề - Biết được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. - Biết gọi tên các thành viên trong gia đình mình và tình cảm trong gia đình. - Tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học - Ghi nhận kết quả việc làm của mình một cách trung thực. -Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động - Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Yêu thương và ứng xử phù hợp trong gia đình. -Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình. |
2 | Bài 2: Sinh hoạt trong gia đình | 2 | - Nêu được các công việc nhà. - Làm một số việc nhà phù hợp với khả năng của mình và cùng gia đình nghỉ ngơi, vui chơi. - Biết chia sẻ thời gian nghỉ ngơi, vui chơi cùng các thành viên trong gia đình. |
3 | Bài 3: Nhà ở của em | 2 | - Nêu được địa chỉ và đặc điểm của ngôi nhà, các phòng trong ngôi nhà em ở. - Nêu được một số đặc điểm xung quanh nơi ở của em. - Nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng. - Làm được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp. |
4 | Bài 4: Đồ dùng trong nhà | 2 | - Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình. - Nêu được tên đồ dùng, thiết bị trong và cách sử dụng an toàn một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình. - Lựa chọn được cách xử lí tình huống khi bản thân bị thương do sử dụng một số đồ dùng không cẩn thận. |
5 | Bài 5: Ôn tập chủ đề Gia đình | 2 | - Củng cố lại một số kiến thức của chủ đề Gia đình. - Thực hành làm một số việc nhà phù hợp với lứa tuổi. - HS giới thiệu, chia sẻ được với bạn về bản thân, gia đình và ngôi nhà của mình. - HS chia sẻ được với bạn về các trang thiết bị trong nhà và công việc đã làm khi ở nhà. - Bày tỏ tình cảm với gia đình và người thân. |
6 | Bài 6: Trường học của em | 2 | - HS nói được tên, địa chỉ và các khu vực chính của trường. - Biết các thành viên trong trường và ứng xử đúng với mọi người. |
7 | Bài 7: Hoạt động ở trường em | 2 | - Nêu được một số hoạt động chính trong trường học. - HS biết lựa chọn và chơi các trò chơi an toàn. - Biết giữ gìn và sử dụng cẩn thận, đúng cách các đồ dùng, thiết bị của trường học. |
8 | Bài 8: Lớp học của em | 2 | - Nêu được tên và vị trí của lớp học. - HS nêu được các thành viên trong lớp và nhiệm vụ của họ. - Biết giữ gìn và sử dụng đúng cách các đồ dùng, thiết bị của lớp học. |
9 | Bài 9: Hoạt động của lớp em | 2 | - HS biết kể tên các hoạt động chính trong lớp học. - Nêu được cảm nhận của em khi tham gia các hoạt động ở lớp học. - Biết giữ gìn lớp học sạch sẽ. |
10 | Bài 10: Ôn tập chủ đề Trường học | 2 | - Biết đóng vai thể hiện các công việc qua tranh. - Chia sẻ được với bạn về các thành viên trong lớp, các hoạt động mà mình thích ở trường. |
11 | Bài 11: Nơi em sinh sống | 2 | - Giới thiệu đơn giản quang cảnh làng xóm, đường phố nơi e ở. - Bày tỏ được sự gắn bó, tình cảm của em với làng xóm, khu phố của mình. |
12 | Bài 12: Công việc trong cộng đồng | 2 | - Nêu được một số công việc của người dân trong cộng đồng. - Nhận biết được bất kì công việc nào đem lại lợi ích cho cộng đồng đều đáng quý. - Nêu được một số việc mà học sinh có thể làm để đóng góp cho cộng đồng. |
13 | Bài 13: Tết Nguyên đán | 2 | - Giới thiệu được tên gọi và thời gian diễn ra tết Nguyên đán. - Kể được một số công việc của gia đình và người thân cho tết Nguyên đán. - Nêu được cảm xúc trong ngày tết Nguyên đán. |
14 | Bài 14: Đi đường an toàn | 2 | - Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm trên đường. - Nêu tên và ý nghĩa của một số biển báo và đèn tín hiệu giao thông. - Thực hành đi bộ qua đường. |
15 | Bài 15: Ôn tập chủ đề Cộng đồng địa phương | 2 | - HS quan sát và nêu được hoạt động của mọi người trong tranh. - Biết chọn cách đi đường an toàn. - Chia sẻ được với bạn về những việc làm của mình cùng người thân trong ngày Tết Nguyên đán và một lễ hội mà mình biết. |
16, 17 | Ôn tập – Đánh giá giữa kì | 3 | - HS nắm được và củng cố các kiến thức đã học về các chủ đề: Gia đình, trường học, cộng đồng địa phương. - Vận dụng tốt các kiến thức đã học vào trong cuộc sống thực tiễn. |
17, 18 | Bài 16: Cây xung quanh em | 2 | - Nêu tên và đặt được câu hỏi về một số đặc điểm nổi bật bên ngoài của cây. - Chỉ và nói được các bộ phận bên ngoài của cây. - Phân biệt được cây bóng mát, cây ăn quả, cây rau, cây hoa. |
18, 19 | Bài 17: Em chăm sóc và bảo vệ cây trồng | 2 | - Nêu và làm được một số việc để chăm sóc và bảo vệ cây trồng. - Giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số cây và chia sẻ với mọi người xung quanh cùng thực hiện. |
19, 20 | Bài 18: Con vật quanh em | 2 | - Tìm hiểu về một số đặc điểm bên ngoài nổi bật của con vật. - HS chỉ ra và nói được tên các bộ phận bên ngoài của một số con vật. - Phân biệt được một số con vật theo lợi ích hoặc tác hại của chúng đối với con người. |
20, 21 | Bài 19: Chăm sóc và bảo vệ vật nuôi | 2 | - Nêu được tên một số việc làm phù hợp để chăm sóc và bảo vệ vật nuôi. - Làm được một số việc phù hợp để chăm sóc và bảo vệ vật nuôi. - Thông qua làm việc nhóm để chia sẻ về những cách bảo vệ, chăm sóc một số vật nuôi trong gia đình. - HS biết yêu quý động vật. Biết chăm sóc và đối xử tốt với vật nuôi trong gia đình. |
21, 22 | Bài 20: Giữ an toàn với một số con vật | 2 | - Biết cách giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số con vật và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện. |
22, 23 | Bài 21: Ôn tập chủ đề Thực vật và Động vật | 2 | - HS chia sẻ được với bạn về tên, ích lợi, các việc làm để chăm sóc và bảo vệ cây. - HS chia sẻ với bạn về vật nuôi mình yêu thích và phải làm gì khi vật nuôi bị ốm. |
23, 24 | Bài 22: Cơ thể của em | 2 | - HS xác định được tên, hoạt động các bộ phận bên ngoài của cơ thể. - Phân biệt được con trai và con gái. |
24, 25 | Bài 23: Các giác quan của em | 2 | - Nêu được tên, chức năng của các giác quan. - Biết cách bảo vệ các giác quan và phòng tránh cận thị học đường. |
25, 26 | Bài 24: Em giữ vệ sinh cơ thể | 2 | - HS nêu được những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể. - Thực hiện đúng các quy tắc giữ vệ sinh cơ thể. - HS tự đánh giá được việc thực hiện giữ vệ sinh cơ thể. |
26, 27 | Bài 25: Em ăn uống lành mạnh | 2 | - HS nêu được số bữa ăn cần ăn trong ngày. - HS nêu được tên một số thức ăn, đồ uống giúp cho cơ thể khỏe mạnh và an toàn. - HS tự nhận xét được thói quen ăn uống của bản thân. |
27, 28 | Bài 26: Em vận động và nghỉ ngơi | 2 | - HS nêu được các hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khỏe. - HS biết liên hệ và nêu được các hoạt động cần dành nhiều thời gian để cơ thể khỏe mạnh. |
28, 29 | Bài 27: Em biết tự bảo vệ | 2 | - Nhận biết được vùng riêng tư của cơ thể cần được bảo vệ. - Nói không và tránh xa người có hành vi động chạm hoặc đe dọa đến sự an toàn của bản thân. - Nói với người lớn tin cậy để được giúp đỡ khi cần. |
29, 30 | Bài 28: Ôn tập chủ đề Con người và Sức khỏe | 2 | - Quan sát các tranh trong SGK, HS biết chia sẻ với bạn về: + Những bộ phận nào của cơ thể được thực hiện hoạt động? + Sử dụng đồ dùng nào để giữ vệ sinh cơ thể? + Chọn thức ăn phù hợp với các bữa ăn trong ngày? + Thể dục thể thao, tập võ, đọc truyện có ích gì cho sức khỏe? |
30, 31 | Bài 29: Ban ngày và ban đêm | 2 | - Biết mô tả được bầu trời ban ngày và ban đêm. - HS so sánh được bầu trời ban ngày và ban đêm. - So sánh được bầu trời ban đêm vào các ngày khác. |
31, 32 | Bài 30: Ánh sáng mặt trời | 2 | - HS nêu được vai trò chiếu sáng và sưởi ấm của mặt trời. - HS có ý thức bảo vệ cơ thể khi đi ngoài trời nắng và chia sẻ với bạn bè, mọi người xung quanh cùng thực hiện. |
32, 33 | Bài 31: Hiện tượng thời tiết | 2 | - Biết mô tả được một số hiện tượng thời tiết. - HS nêu được sự cần thiết của việc phải theo dõi dự báo thời tiết hàng ngày. - HS biết sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết để giữ cơ thể khỏe mạnh. |
33, 34 | Bài 32: Ôn tập chủ đề Trái Đất và Bầu trời | 2 | - HS biết chia sẻ với bạn về lợi ích của ánh sáng mặt trời. - HS biết chia sẻ với bạn về bầu trời ban ngày, ban đêm và về các hiện tượng của thời tiết. |
34, 35 | Ôn tập – Đánh giá cuối kì | 3 | - HS nắm được và củng cố các kiến thức đã học về các chủ đề: Gia đình, trường học, cộng đồng địa phương, thực vật và động vật, con người và sức khỏe, trái đất và bầu trời. - HS vận dụng được tốt các kiến thức đã học vào trong cuộc sống thực tiễn. |