Giáo án Tiếng Việt 5 sách Cánh diều mang tới bài soạn Tập đọc: Thư gửi các học sinh, Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để có thêm kinh nghiệm xây dựng kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt 5 năm 2024 - 2025 theo chương trình mới.
Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt của mình. Chi tiết mời thầy cô tải miễn phí giáo án Tiếng Việt lớp 5 trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh diều
Giáo án bài Thư gửi các học sinh
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ND bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
- Thuộc lòng đoạn Sau 80 năm…công học tập của các em (trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK).
- Đọc đúng, đọc trôi chảy; biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Học sinh đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.
- Yêu quý Bác Hồ.
- Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng dạy học
- GV:
- Tranh minh hoạ (SGK)
- Bảng phụ viết đoạn thư HS học thuộc
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV | Hoạt động HS |
1. Hoạt động mở đầu: | |
- Cho HS hát bài "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" - Giới thiệu bài - Ghi bảng | - HS hát – xem hình Bác Hồ Bồng em bé . - HS ghi vở |
2. Hoạt động luyện đọc: * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. - Đọc đúng các từ khó trong bài * Cách tiến hành: | |
- Gọi HS đọc toàn bài - Giao nhiệm vụ cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm luyện đọc các từ khó và tìm hiểu nghĩa của các từ chú giải sau đó báo cáo với giáo viên. - GV nhận xét, đánh giá - 1 HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu toàn bài giọng chậm rãi, vừa đủ nghe thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi VN. | - 1 HS đọc toàn bài. - HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 + luyện đọc từ khó, câu khó trong nhóm - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + giải nghĩa từ khó SGK trong nhóm - Bức thư trong bài đọc là thư của Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tháng 9 năm 1945. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà: tên nước ta từ 2-9-1945 đến 2-7-1976. -Tựu trường: tập trung tại trường để chuẩn bị cho năm học mới. -Bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường: ý nói những sự kiện lớn từ giữa năm 1945 đến ngày khai giảng, nổi bật là cuộc Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. -80 năm giời nô lệ: 80 năm nước ta bị thực dân Pháp đô hộ. - Co đồ: sự nghiệp lớn; ở đây có nghĩa là đất nước, giang sơn. - Hoàn cầu: thế giới. - Các cường quốc năm châu: các nước giàu mạnh trên thế giới. - HS nghe - HS đọc - HS nghe |
3. Hoạt động tìm hiểu bài: * Mục tiêu: - Hiểu ND bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. * Cách tiến hành: HĐ nhóm 4 | |
- GV giao nhiệm vụ: Đọc nội dung bài rồi trả lời các câu hỏi trong SGK sau đó báo cáo, chia sẻ trước lớp: + Ngày khai trường tháng 8 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày Khai trường khác? + Nêu ý 1 ? 1. Ngày khai trường năm 1945 có gì đặc biệt so với nhũng ngày khai trường khác? + HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? + Nêu ý 2: Vì sao tất cà học sinh đều vui mùng trong ngày khai trường đặc biệt đó? Nêu ý 3 : Những câu nào trong bức thư nói lên sự trông mong, chờ đợi của đất nước ở thế hệ trẻ?
Nêu ý 4 : Bức thư thể hiện tình cảm và sự tin cậy của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ như thế nào? Học sinh cần làm gì để xúng đáng với sự hi sinh của đồng bào, sự trông cậy của nước nhà và thực hiện lòi căn dặn của Bác Hồ? Nêu ý chính của bài ? - GVKL: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. | - HS nghe và thực hiện nhiệm vụ - Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước VN dân chủ cộng hòa sau 80 năm bị TDP đô hộ. Từ đây các em được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn VN - Nét khác biệt của ngày khai giảng tháng 9- 1945 với các ngày khai giảng trước đó. -XD lại cơ đồ mà Tổ tiên đã để lại làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu… -Siêng năng học tập, ngoan ngoãn nghe thầy yêu bạn để lớn lên XD đất nước. Trong công cuộc kiến thiết đó, nưóc nhà trông mong chờ đợi ỏ các em rốt nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có buớc tới đài vinh quang để sánh vai với' các cưòng quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. (...) - HS nêu - Chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. |
*Luyện đọc diễn cảm: * Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn - Thuộc lòng đoạn Sau 80 năm…công học tập của các em (trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK). * Cách tiến hành: | |
- Gọi HS đọc toàn bài và nêu giọng đọc của bài. - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm - Luyện đọc theo cặp - Thi đọc diễn cảm - Cho HS luyện học thuộc lòng - Thi học thuộc lòng | - 1 HS đọc toàn bài nêu giọng đọc của bài. - HS luyện đọc diễn cảm đoạn Sau 80 năm giời...rất nhiều - HS luyện đọc nhóm đôi. - HS thi đọc diễn cảm. - HS luyện đọc thuộc lòng - HS thi đọc thuộc lòng. |
4. Hoạt động vận dụng: | |
- Em biết gì về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ ? | -HS nêu |
- Sưu tầm các bài hát, bài thơ ca ngợi Bác Hồ. | - HS nghe và thực hiện |
Giáo án Luyện từ vào câu: Từ đồng nghĩa
Luyện từ và câu: TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn(ND ghi nhớ).
- Học sinh tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2
- Rèn HS kĩ năng tìm từ, đặt câu.
- Biết vận dụng vào cuộc sống.
- Yêu thích môn học.
- Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Phát triển phẩm chất nhân ái ,có khả năng sử dụng từ đồng nghĩa khi nói, viết trong giao tiếp từng đối tượng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: SGK, bảng con, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV | Hoạt động HS |
1. Hoạt động mở đầu:(3 phút) | |
- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. - Ghi bảng | - HS nghe - HS ghi vở |
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút) * Mục tiêu: Giúp HS bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn (ND ghi nhớ). * Cách tiến hành: | |
a. Phần nhận xét Bài 1: HĐ nhóm
1. xếp các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau vào nhóm phù hợp:
GV đưa bảng phụ có ghi các từ: - Cho HS thảo luận nhóm 4 - Yêu cầu HS so sánh nghĩa của các từ trên. 2/ Đặt một câu với động từ cho, một câu với động từ biếu Rút ra nhận xét về cách dùng mỗi từ đó. Yêu cầu HS định nghĩa: Thế nào là từ đồng nghĩa? - GV nhận xét, chốt ý 1 phần ghi nhớ | - 1 HS đọc yêu cầu, nội dung bài. Cả lớp theo dõi, đọc thầm theo - HS đọc chú giải SGK - HS hoạt động nhóm, đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Giống nhau: Giang sơn -đất nước - non sông- tổ quốc – nước nhà. - Xinh xắn, đẹp, xinh. - Cho -biếu Tàu hoả - xe lửa. HS đặt câu (cá nhân) . Nhận xét GV kết luận 1/ Từ đổng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gân giống nhau. 2/Khi dùng những từ này, ta cân cân nhác để lụa chọn được từ phù họp - HS đọc ý 1 ghi nhớ. |
2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (15 phút) * Mục tiêu: Giúp HS tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 * Cách tiến hành: | |
Hoạt động Luyện Tập Bài 1: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu BT 1. Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: học trò, siêng năng, giỏi. (M) siêng năng - chăm chi Tổ chức hoạt động nhóm 2 theo yêu cầu sau: 2/ Tìm trong đoạn văn sau những từ có nghĩa giống từ mang Theo em, việc dùng các từ ấy ở mỗi câu có phù hợp không? Vì sao? Bạn Lê đeo trên vai chiếc ba lô con cóc đựng mấy chai nước uống, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà xách túi đàn ghi ta Bạn Tuấn “đô vật" vác một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to khoẻ hăm hở khiêng thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại. . Phần ghi nhớ - Em hãy lấy VD về từ đồng nghĩa & từ đồng nghĩa không hoàn toàn | HS đọc yêu cầu - HS thảo luận nhóm. Trình bày + đeo – xách -vác - kiêng .Nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn - HS nêu- Hs khác nhận xét -GV kết luận - 2 HS đọc ND ghi nhớ SGK - HS nối tiếp lấy VD. |
3. Hoạt động vận dụng: (3 phút) | |
- Tại sao chúng ta phải cân nhắc khi sử dụng từ đồng nghĩa không hoàn toàn? | - HS nêu |
- Tìm một số từ đồng nghĩa hoàn toàn | - HS nghe và thực hiện |