Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật 6 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Giáo án Mĩ thuật 6 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật 6

Giáo án Mĩ thuật 6 sách Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật 6 CTST của mình.

Giáo án Mĩ thuật 6 Chân trời sáng tạo cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Ngữ văn, Toán, Lịch sử - Địa lí, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 6. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Mĩ thuật 6 Chân trời sáng tạo:

Giáo án Mỹ thuật lớp 6 sách Chân trời sáng tạo

Thứ……ngày…...tháng…..năm 20…..

Ngày soạn: ……/……/……./20……

Ngày giảng:……/……/……./20……

CHỦ ĐỀ: BIỂU CẢM CỦA MÀU SẮC
Bài 1: TRANH VẼ THEO GIAI ĐIỆU ÂM NHẠC
(Thời lượng 2 tiết)

A. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

BàiTên bàiNội dungSố tiết

1

Vẽ tranh theo giao điệu âm nhạc

- Thực hành: Vẽ tranh theo giai điệu âm nhạc

- Thảo luận: sản phẩm của HS, tác phẩm của họa sĩ

- Thể loại: Hội họa

- Chủ đề: Văn hóa – xã hội

2

2

Tranh tĩnh vật màu

- Vẽ tranh với 3 vật mẫu

- Sản phẩm của HS và tác phẩm của họa sĩ

- Thể loại: Hội họa

- Chủ đề: Văn hóa – xã hội

2

3

Tranh in hoa, lá

- Tranh in

- Sản phẩm của HS và tranh in của họa sĩ

- Thể loại: Đồ họa tranh in

- Chủ đề: Văn hóa – xã hội

2

4

Thiệp chúc mừng

- Làm thiệp chúc mừng

- Sản phẩm của HS và thiệp chúc mừng.

- Thể loại: Thiết kế đồ họa

- Chủ đề: Văn hóa – xã hội

2

B. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Nhận biết được chất cảm trong tranh.
  • Biết được chấm nét, hình màu, chất cảm trong vẽ tranh
  • Chỉ ra được nhịp điệu của nét, hình, màu trong sản phẩm mĩ thuật.
  • Biết được nhịp điệu, tỉ lệ cân bằng của chữ, hình, màu trong sản phẩm mĩ thuật.

2. Kĩ năng

  • Quan sát và nhận thức
  • Sáng tạo, ứng dụng vào sản phẩm mĩ thuật
  • Phân tích và đánh giá sản phẩm.

3. Phẩm chất

  • Tích cực tự giác và nỗ lực học tập
  • Bước đầu thể hiện tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm
  • Bước đầu hình thành thói quen và nhu cầu tự luyện tập.

B. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

1. MỤC TIÊU

Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Chỉ ra được sự biểu cảm của chấm, nét, màu trong tranh.
  • Tạo được bức tranh tưởng tượng từ giai điệu âm nhiễu.
  • Cảm nhận được sự tương tác giữa âm nhạc và hội họa.

Năng lực

- Năng lực chung:Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.

- Năng lực riêng:

  • Biết cách phân tích vẻ đẹp của một bức tranh và sử dụng chất liệu thực hiện được một sản phẩm mĩ thuật.
  • Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của cá nhân, nhóm.

3. Phẩm chất

  • Có hiểu biết và yêu thích các thể loại của mĩ thuật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học
  • Tranh theo hình thức vẽ theo nhạc.
  • Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, giấy A3, A4

2. Chuẩn bị của học sinh

  • SGK, đồ dùng học tập, giấy A4, màu vẽ, bút vẽ, kéo, thước kẻ.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS Nghe nhạc, vận động theo giai điệu, tiết tấu của bản nhạc và di chuyến bút vòng quanh giấy.

Học sinh vẽ

- GV gợi ý cho HS cách chấm màu và di chuyển bút vẽ theo cảm nhận về giai điệu, tiết tấu của bản nhạc, đặt câu hỏi:

  • Em có cảm xúc gì khi trải nghiệm vẽ tranh theo nhạc?
  • Em có cảm nhận như thế nào khi xem bức tranh chung?
  • Đường nết, tàu sắc trong tranh cho em cảm nhận gì?
  • Em buông tượng được hình ảnh gì trong tranh?
  • Mảng tàu nào em yêu thích trong bức tranh? Vì sao?

- Hướng dẫn HS quan sát, thưởng thức và chia sẻ.

  • Cảm xúc khi xem tranh.
  • Mảng màu yêu thích trong tranh.
  • Hình ảnh tưởng tượng được trong mảng màu yêu thích.

- Học sinh tập trung, lắng nghe:

  • Nghe nhạc, vận động theo giai điệu, tiết tấu của bản nhạc và di chuyển bút vòng quanh giấy.
  • Chấm màu và di chuyển bút vẽ thay đổi nét, màu theo giai điệu, tiết tấu của bản nhạc

- Sau khi nghe, học sinh thưởng thức và chia sẻ cảm= úc khi xem tranh trên các phương diện sau đây:

  • Mảng màu yêu thích trong tranh
  • Hình ảnh tưởng tượng được trong màu yêu thích

- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và trong ngành mĩ thuật nói riêng,các sản phẩm mĩ thuật được sáng tác và trưng bày vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi loại sản phẩm có tính chất và mục đích ứng dụng riêng. Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn các tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc, chúng ta cùng tìm hiểu bài 1: Các tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 1: Cách tạo bức tranh từ mảng màu yêu thích

a. Mục tiêu: giúp HS biết cách tạo bức tranh từ mảng màu vẽ theo nhạc.

b. Nội dung: quan sát hình SGK/trang 7, thảo luận và chỉ ra cách tạo bức tranh từ mảng màu vẽ theo nhạc.

c. Sản phẩm học tập: cách tạo tranh từ mảng màu yêu thích

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS quan sát hình ở trang 7 SGK Mĩ thuật 6, thảo luận để nhận biết cách tạo bức tranh từ mảng màu vẽ theo nhạc.

- GV đặt câu hỏi:

+ Em tưởng tượng được hình ảnh mảng

màu trong khung giấy?

+ Làm thế nào đề thể hiện rõ các hình ảnh tưởng tượng?

+ Các chấm, nét, màu được thêm vào như thế nào để gợi hình trong tranh?

Mĩ thuật 6

- Gợi ý để HS nhắc lại và cùng ghi nhớ các bước thực hiện,

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời.

+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

+ GV kết luận.

1. Cách tạo tranh từ mảng màu yêu thích

- Khái niệm: Vẽ tranh theo nhạc là cách thể hiện cảm xúc, giai điệu, tiết tấu của âm thanh bằng đường nét, màu sắc, nhịp điệu của các chấm, nét, màu.

- Các bước thực hiện:

+ Sử dụng một khung giấy xác định mảng màu yêu thích trên bức tranh.

+ Cắt mảng màu đã chọn ra khỏi bức tranh lớn.

+ Vẽ thêm (chấm, nét, màu) để làm rõ hình tưởng tượng trong bức tranh.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: củng cố và luyện tập cho HS dựa trên kiến thức vừa học

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm bài tập phần Luyện tập – sáng tạo trong SGK.

c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- Hướng dẫn HS cắt mảng màu đã chọn từ bức tranh chung.

- Khuyến khích HSvẽ thêm các chấm, nét,màu gợi hình ảnh tưởng tượng trong mảng màu yêu thích.

- Nêu câu hỏi để HS tư duy về bức tranh mới.

  • Em tưởng tượng: đến hình ảnh gì từ mảng màu đã chọn trong búc tranh vẽ theo nhạc?
  • Chi tiết nào gợi cho em hình ảnh tưởng tượng đó?
  • Màu sắc từ tảng màu ñã chọn gợi cho em cảm xúc gì?
  • Em sẽ thêm chấm, nét, màu nào vào bài vẽ đề thể hiện rõ ý tưởng cho bức tranh mới của mình

....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Mĩ thuật 6 sách Chân trời sáng tạo

Liên kết tải về

pdf Giáo án Mĩ thuật 6 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)
doc Giáo án Mĩ thuật 6 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK