Kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm 6 sách Cánh diều (Cả năm)

Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Cánh diều (Cả năm)

KHBD môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6

Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Cánh diều trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn HĐTN, HN 6 Cánh diều của mình.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 6 Cánh diều cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Ngữ văn, Toán, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 6. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án HĐTN 6 Cánh diều:

Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 sách Cánh diều

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG HỌC CỦA EM – THÁNG 9

MỤC TIÊU – YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

  • Bày tỏ được những cảm xúc của mình khi trở thành HS lớp 6
  • Giới thiệu được những nét nổi bật của nhà trường và chủ động, tự giác tham gia xây dựng truyền thống nhà trường.
  • Biết chăm sóc bản thân và điều chỉnh bản thân để phù hợp với môi trường học tập mới, phù hợp với hoàn cảnh gia tiếp.
  • Thiết lập được mối quan hệ với bạn bè
  • Tham gia các hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

TRƯỜNG HỌC MỚI CỦA EM

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức: Tìm hiểu những thông tin cơ bản về ngôi trường mới mà em theo học.

2. Về năng lực:

  • Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập
  • Giao tiếp với hợp tác: Hình thành kĩ năng kết bạn với những người bạn mới; hợp tác với các bạn trong lớp và các hoạt động; cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập.
  • Giải quyết vấn đề sáng tạo: Tự xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp
  • Thích ứng với cuộc sống: Tự tin và thích ứng với môi trường học tập mới.
  • Tổ chức và thiết kế hoạt động: Lập kế hoạch hoạt động.

3. Về phẩm chất:

  • Yêu nước: Yêu quý và tự hào về trường, tự hào là HS của trường; yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn công trình, cảnh quan sư phạm của nhà trường.
  • Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:

  • Hướng dẫn HS tìm hiểu những thông tin về trường trung học cơ sở mà các em theo học.
  • Chuẩn bị giấy A4, A0, giấy nhớ, giấy màu, giấy bìa, bìa cứng, bút dạ, bút bi, bút chì, bút màu, ghim, hồ dán…
  • Những lá thăm ghi tên các hoạt động trong nhà trường.

2. Đối với HS: Sgk, dụng cụ học tập, đọc trước bài học theo hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẦN 1 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Văn nghệ: Chào lớp 6

a. Mục tiêu:

  • Nhận thức được ý nghĩa của ngày khai giảng và cảm thấy tự hào, hạnh phúc khi được thầy cô, các anh chị chào đón.
  • Tự tin tham gia lễ khai giảng và có ấn tượng tốt đẹp về ngày khai giảng.

b. Nội dung: GV cùng BGH tổ chức lễ khai giảng, HS trật tự, chú ý lắng nghe, quan sát.

c. Sản phẩm: Trình tự diễn ra buổi lễ khai giảng.

d. Tổ chức thực hiện:

GV cùng BCH tổ chức trình tự lần lượt các nghi lễ của buổi lễ khai giảng:

1. Đón tiếp đại biểu

2. Lễ điều hành: Rước cờ, ảnh Bác, các đội danh dự, đại diện các khối lớp.

3. Lễ đón HS lớp 6: HS lớp 6 được tập trung ở địa điểm thuận lợi cho việc di chuyển, tay cầm cờ, hoa. Theo lời giới thiệu của người dẫn chương trình, GVCN và đại diện HS lớp 8 hoặc 9 dắt tay, hướng dẫn các em HS lớp 6 đi vào trên nền nhạc đến vị trí ngồi quy định. HS lớp 6 tự tin, vui tươi đi theo hàng, vẫy cờ chào thầy cô và các anh chị trong trường khi đi qua khán đài.

4. Lễ chào cờ

5. Đại diện GV phát biểu thể hiện sự hưởng ứng và cam kết thi đua trong năm học mới.

6. Đại điện HS cam kết thi đua học tập và rèn luyện tốt; đại diện HS lớp 6 phát biểu cảm tưởng được đón chào và học ở ngôi trường THCS.

7. Đại biểu chúc mừng GV và HS.

8. Tặng quà cho HS có hoàn cảnh khó khăn trong trường (nếu có).

Hoạt động 2: Văn nghệ chào mừng ngày khai giảng

a. Mục tiêu: Thể hiện được cảm xúc vui vẻ, hào hứng đón chào năm học mới.

b. Nội dung: Chương trình văn nghệ có thể linh hoạt đầu, sau tiếng trống khai trường hoặc cuối chương trình.

c. Sản phẩm: Thưởng thức các tiết mục văn nghệ.

d. Tổ chức thực hiện:

  • Đội văn nghệ của trường và các tiết mục văn nghệ đặc sắc của các lớp lần lượt biểu diễn.
  • Đại biểu, thầy cô và học sinh cùng hưởng ứng nhiệt tình tạo nên không khí vui tươi của ngày khai giảng năm học mới.

TUẦN 1 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Cảm xúc khi trở thành học sinh lớp 6.

Giới thiệu về trường học mới của em

Hoạt động 1: Cảm xúc khi trở thành học sinh lớp 6

a. Mục tiêu: HS nói lên được những cảm xúc của mình trước khi trở thành HS lớp 6.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chia sẻ cặp đôi về nội dung sau:

+ Em cảm thấy như thế nào khi trở thành HS lớp 6?

+ Những cảm xúc của bản thân trong ngày đầu đến học ở một môi trường mới? (ví dụ: hồi hộp, hào hứng, lo lắng…)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS chia sẻ trước lớp những cảm xúc ấy của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận: Những cảm xúc khi trở thành HS lớp 6 thật đáng trân trọng. Bên cạnh niềm tự hào, háo hức thì cũng xen lẫn những hồi hộp, băn khoăn… Tất cả những cảm xúc ấy cùng là những kỉ niệm đẹp của ngày đầu đến trường sẽ là những kí ức không thể nào quên.

1. Cảm xúc khi trở thành học sinh lớp 6

- Vào lớp 6 em cảm thấy vừa vui mừng nhưng cũng rất lo lắng, hồi hộp…

- Cảm xúc của bản thân trong ngày đầu đến môi trường mới: hồi hộp, hào hứng, lo lắng…

Hoạt động 2: Giới thiệu về trường học mới của em

a. Mục tiêu: HS giới thiệu về ngôi trường trung học cơ sở mà em đang theo học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS chia sẻ trường học mới.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia nhóm, mỗi nhóm 4 người

- GV cho các nhóm thảo luận và sử dụng sơ đồ tư duy để giới thiệu về ngôi trường trung học cơ sở mà các em đang học.

- GV hướng dẫn, gợi ý các nhóm HS thảo luận theo các nội dung sau:

+ Một vài nét cơ bản về lịch sử của trường

+ Một tả cảnh quan, khuôn viên của nhà trường

+ Điều gì ở trường làm em ấn tượng nhất?

+ Những cảm nghĩ, mong muốn về ngôi trường mới?...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 - 7 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Kết thúc thời gian thảo luận, GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp.

- GV và các bạn HS trong lớp đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận: Mỗi môi trường đều có truyền thống xây dựng và phát triển cùng với những đặc điểm của riêng mình. Tham gia với hoạt động tìm hiểu nhà trường sẽ giúp các em thêm yêu quý ngôi trường mà mình theo học. Mỗi HS có quyền tự hào về ngôi trường mà các em theo học. Chúng ta cần có những hành động thiết thực góp phần giữ gìn và xây dựng nhà trường.

2. Giới thiệu về trường học mới của em

- Lịch sử hình thành của trường.

- Mô tả về trường: địa chỉ trường, các tòa nhà, lớp học, khung cảnh xung quanh trường…

- Những ấn tượng, cảm xúc về ngôi trường mới.

TUẦN 1 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Cảm nhận về tuần học đầu tiên

a. Mục tiêu: HS chia sẻ về những suy nghĩ , cảm xúc của mình trong tuần học đầu tiên ở trường trung học cơ sở.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS suy nghĩ, chia sẻ cảm xúc

c. Sản phẩm: HS chia sẻ cảm xúc của mình

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV ổn định lớp, tổ chức cho HS chia sẻ theo cặp đôi về những cảm nhận của mình sau tuần học đầu tiên tại ngôi trường mới theo những gợi ý sau:

  • Hãy chia sẻ những cảm xúc của em sau tuần học đầu tiên tại ngôi trường mới?
  • Vì sao lại có những cảm xúc ấy?
  • Điều gì khiến em ấn tượng nhất/ hài lòng nhất trong tuần học vừa qua? Vì sao?
  • Những cảm nhận của em sau tuần học đầu tiên ở trường trung học cơ sở khác gì so với hồi em học ở trường tiểu học?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS suy nghĩ trong vòng 5 – 7 phút

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số cặp HS lên chia sẻ trước lớp
  • GV cùng xây dựng nội quy lớp học.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV nhận xét, kết luận: Những trải nghiệm đầu tiên ở trường trung học cơ sở luôn là những kí ức không thể nào phai. Những trải nghiệm ấy có thể bao gồm cả những điều tốt hoặc chưa tốt, những điều khiến em hài lòng hoặc chưa hài lòng nhưng chúng sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc đời HS của các em. Hãy trân trọng những cảm xúc ấy.

TUẦN 2 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Tìm hiểu về truyền thống nhà trường

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

  • HS điều khiển lễ chào cờ.
  • Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
  • TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Chơi trò chơi “ Ai biết nhiều hơn?”

a. Mục tiêu: Thể hiện được những hiểu biết của bản thân về truyền thống nhà trường.

b. Nội dung: chơi trò chơi “Ai biết nhiều hơn?”.

c. Sản phẩm: HS tham gia trò chơi.

d. Tổ chức thực hiện:

  • TPT mời ba HS lên sân khấu chơi trò chơi “Ai biết nhiều hơn?”.
  • TPT viết lên ở chính giữa ba tấm bảng đen cụm từ “Truyền thống trường em” và khoanh tròn lại. Sau đó ba em HS ghi các từ, cụm từ nói về truyền thống nhà trường xung quanh cụm từ “Truyền thống trường em” trong vòng 2 phút.
  • Em nào viết được nhiều từ và đúng hơn sẽ được nhận phần thưởng.
  • Cả trường chú ý theo dõi, cổ vũ, động viên.

Hoạt động 3: tìm hiểu về truyền thống nhà trường

a. Mục tiêu:

  • Nêu được các truyền thống tốt đẹp của nhà trường và ý nghĩa của những truyền thống đó;
  • Xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc phát huy truyền thống nhà trường.

b. Nội dung: ti tìm hiểu truyền thống nhà trường.

c. Sản phẩm: HS tham gia cuộc thi.

d. Tổ chức thực hiện:

  • Người điều khiển giới thiệu BGK cuộc thi.
  • Các đội thi vào vị trí để chuẩn bị thi. BGK nêu thể lệ thi, cách chấm điểm, quy định thời gian chuẩn bị để trả lời, thang điểm cho từng loại câu hỏi để các đội thi cùng biết.
  • Người dẫn chương trình lần lượt nêu yêu cầu và từng câu hỏi thi. Các đội thi cùng nhau suy nghĩ, thảo luận trong 1 phút để đưa ra câu trả lời cho mỗi câu hỏi. Đội nào có tín hiệu trước (bằng cách cắm cờ hoặc lắc chuông) thì sẽ được quyền trả lời. Nếu trả lời chưa đúng thì đội khác có quyền thay thế. Nếu không có đội nào trả lời đúng thì mời khán giả trả lời. Nếu không có kết quả đúng thì BGK nêu đáp án.

* Bộ câu hỏi:

- Trường mình được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Y nghĩa tên của trường?

- Hãy nêu tên 5 truyền thống của trường.

- Hãy kể những danh hiệu chính mà trường đã đạt được kể từ khi thành lập.

- Hãy kể tên các thầy, cô giáo là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của trường hiện nay.

- Trong những truyền thống của trường mình, theo bạn truyền thống nào là tiêu biểu nhất? Vì sao?

- Theo bạn, làm thế nào để phát huy truyền thống nhà trường?

- Lớp bạn đã làm được những gì để góp phần phát huy truyền thống nhà trường?

- Bài hát nào có từ nói về mái trường?

Đáp án: Bài “Trường em xinh, làng em đẹp” (sáng tác: Phan Trần Bảng)...

- Bài hát nào có từ “cô giáo em”?

Đáp án: Bài “Đi học” (nhạc: Bùi Đình Thảo - lời thơ: Hoàng Minh Chính)...

- Bài hát nào có từ “lớp”?

Đáp án: Bài “Lớp chúng ta đoàn kết” (sáng tác: Mộng Lân)....

Hoạt động 4: Văn nghệ

a. Mục tiêu: Thể hiện được thái độ tự hào về truyền thống nhà trường.

b. Nội dung: HS các lớp biểu diễn văn nghệ

c. Sản phẩm: các tiết mục văn nghệ

d. Tổ chức thực hiện:

  • Các lớp được phân công chuẩn bị tiết mục văn nghệ lần lượt lên biểu diễn.
  • Toàn trường cổ vũ, động viên.

....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Cánh diều (Cả năm)

Liên kết tải về

pdf Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Cánh diều (Cả năm)
doc Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Cánh diều (Cả năm) 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK