Giáo án Âm nhạc 5 Cả năm, mang tới đầy đủ bài soạn của các tiết học trong 35 tuần, giúp thầy cô xây dựng kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc 5 năm 2023 - 2024 nhanh chóng, tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức.
Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 5 cả năm được biên soạn theo Công văn 2345, với đầy đủ các tiết trong cả năm học bám sát nội dung chương trình Âm nhạc 5 hiện hành. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo giáo án lớp 5 các môn để có thêm kinh nghiệm xây dựng giáo án cho mình. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc lớp 5
CHỦ ĐỀ 1: CHÀO NGÀY MỚI (3 Tiết)
HỌC HÁT; REO VANG BÌNH MINH
NHẠC CỤ TIẾT TẤU: LUYỆN TẬP TIẾT TẤU VỚI NHẠC CỤ GÕ
ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1
LUYỆN TẬP ÂM NHẠC: NHỊP 2/4; TRỌNG ÂM, PHÁCH; Ô NHỊP, VẠCH NHỊP
II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1 Năng lực chung
- Nêu được tên bài hát và tác giả, hát đúng giai điệu, lời ca cảm nhận được về tính chất âm nhạc, nội dung, ý nghĩa của bài hát Reo vang bình minh
- Nêu được và biết hát với các hình thức khác nhau.
- Cảm nhận và thể hiện được bài hát có tính chất nhịp nhàng ở nhịp 4/4.
- Đọc và ghi nhớ tên các nốt nhạc, cao độ và trường độ bài đọc nhạc số 1 với kí hiệu bàn tay cùng với nhạc đệm
- Có hiểu biết về phách, ô nhịp, vạch nhịp.
- Biết tự chủ và tự học, tinh thần học tập hợp tác, biết cách giải quyết vấn đề.
2. Năng lực âm nhạc (Năng lực đặc thù)
Thể hiện âm nhạc, Biết hát và vận động theo nhịp kết hợp vỗ tay/gõ đệm theo nhịp/phách của bài hát theo nhóm, cá nhân, cảm thụ âm nhạc qua bài hát và chơi nhạc cụ, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc qua gõ và vận động theo nhạc bài hát “Reo vang bình minh”
- Sử dụng 2 nhạc cụ gõ để thể hiện được hòa tấu và đệm cho bài hát và phần luyện tập tiết tấu.
- Nhớ tên nốt, đọc đúng cao độ, trường độ bài đọc nhạc số 1 vận dụng thể hiện âm hinh tiết tấu o nhịp 2/4 bằng các nhạc cụ gõ, kí hiệu bàn tay hoặc bằng vận động cơ thể.
- Biết vỗ/ gõ đệm mạnh – nhẹ khi hát, đọc nhạc và chơi trò chơi với tiết tấu âm nhạc.
3 Phẩm chất
- Biết yêu thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan môi trường sống xung quanh mình.
- Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn rèn luyện kĩ năng hát, kĩ năng đọc nhạc, có tình yêu quê hương đất nước. Rút ra được thái độ của bản thân qua chủ đề được học.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên
- Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh…
- SGK, Thiết kế bài dạy, học liệu,…
- Nhạc cụ: trai-en-gô, tem pơ rin, thanh phách, song loan, trống con….
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập
- Nhạc cụ cơ bản
TIẾT 1 - HỌC HÁT: REO VANG BÌNH MINH
Nhạc và lời: Lữu Hữu Phước
A. Mục tiêu cần đạt
1. Năng lực
- HS bước đầu hát đúng theo giai điệu, lời ca kết hợp vận động theo nhạc bài hát Reo vang bình minh
- Biết hát với các hình thức khác nhau. Biết gõ đệm đơn giản và vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát
2. Phẩm chất
- Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng ca hát cho HS hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập. Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Yêu quê hương đất nước.
B. Hình thức và hương pháp dạy học
C. Tiến trình hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Bài mới:
Nội dung | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Khởi động Vận đông cơ thể theo bài hát Trời đã sáng rồi( nhạc Pháp)
| - GV bật nhạc hát bài (Trời đã sáng rồi, trời đã sáng rồi. Dậy đi tôi, dạy đi thôi. Chuông đã reo vang lên rồi, chuông đã reo vang lên rồi. Boong bùng boong) - GV giới thiệu dẫn dắt vào bài hát, chủ đề… | - HS vận động cơ thể theo lời ca của bài hát Lắng nghe |
2. Hình thành kiến thức mới Hát: Reo vang Bình Minh *Giới thiệu bài *Nghe hát mẫu
*Đọc lời ca: | - GV tổ chức cho HS tìm hiểu về bài hát Reo vang bình minh thông qua các hình thức tổ chức hoạt động: trực quan hình ảnh, xem video có nội dung phù hợp với bài hát, nghe tiếng chim hót… - GV HD HS tìm hiểu thông tin - Bài hát viết ở nhịp gì và các kí hiệu âm nhạc nào? - Tác giả, xuất xứ, nội dung bài hát. - Trao đổi, tương tác với học sinh sau khi nghe mẫu. - GV chia câu hát hoặc gợi ý để HS tự chia câu hát. hướng dẫn HS nhận biết về cấu trúc bài bài hát, đọc lời ca | - HS quan sát trong SGK, trên máy chiếu, học liệu và lắng nghe âm thanh - Thảo luận nhóm đôi TL: + Bài viết nhịp 2/ 4 + Nốt chấm dôi, móc giật kép sau, dấu quay lại, khung thay đổi + Tác giả: Lưu Hữu Phước + ND: Gợi lên khung cảnh của bình mình ngày mới tạo cho con người tràn đầy niềm lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống… - Bài được chia thành 6 câu hát. - HS đọc từng câu theo hướng dẫn của GV. - Đọc to, rõ ràng |
3. LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH (10’) Học hát: a, Tập hát từng câu: - Lưu ý HS: Hát đúng nhịp lấy đà (trọng âm ở tiếng “reo” ), hát đúng những chỗ chấm dôi, lấy hơi cuối mỗi câu hát… b.. Hoàn thiện bài hát: – Lưu ý: Hát rõ lời, đúng tốc độ, thực hiện tính chất vui, tha thiết *Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp
| - GV đàn giai điệu từng câu theo lối móc xích đến hết bài với tốc độ vừa phải HS nghe, hát theo - GV hướng dẫn HS gõ đệm theo phách luôn khi tập hát từng.
- HDHS ghép bài hát - HDHS luyện tập theo các hình thức đến khi thuộc bài - GV mở nhạc đệm hướng dẫn học sinh thực hành – luyện tâp, hát theo nhiều hình thức như: đồng ca, song ca, đơn ca… - GV nhận xét, khen ngợi và động viên HS tập luyện thêm, kể về nội dung học hát cho người thân. | HS lắng nghe -Tập hát từng câu và nối tiếp đến hết bài. - HS thực hiện - HS hát theo nhiều hình thức: tập thể, nhóm, dãy, cá nhân - Thực hành hát kết hợp vỗ tay/gõ đệm theo nhịp. -HS nghe, cảm nhận đúng nhịp, hát hòa giọng, ổn định nhịp và trình bày bài hát -Lắng nghe |
3. Vận dụng – sáng tạo – trải nghiệm Vận dụng – sáng tạo (5’) Nghe và vỗ tay mạnh – nhẹ theo hình tiết tấu
| - HD HS luyện tập theo các hình thức khác nhau - GV vận dụng các kĩ thuật dạy học Mảnh ghép, chia nhóm, thảo luận nhóm để nói lên cảm nhận và thể hiện bài hát theo cảm nhận của mình có thể gõ đệm theo phách, nhịp, vận động phụ họa, vận động cơ thể theo nhịp điệu… để kích thích tư duy của HS - HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau - GV đánh giá | - HS thể hình theo các hình thức cá nhân, nhóm. -HS tự nhận xét đánh giá -HS ghi nhớ |
5. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TIẾT HỌC
| - GV yêu cầu HS chốt lại các nội dung đã học. ? Nêu nội dung tiết học hôm nay ? ? Bài hát muốn giáo dụcchúng ta điều gì? - Cả lớp hát lại bài hát. - GV nhận xét tinh thần học tập của HS - GV khen ngợi động viên HS đã thực hiện tốt các nội dung và nhắc nhở HS luyện tập thêm những chỗ còn chưa tốt. Xem bài mới | - HS trả lời: Bài Reo vang bình minh – Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước - Giáo dục tình cảm yêu quê hương đất nước, lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống. - HS thực hiện |
* Điều chỉnh sau bài dạy:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
.....
>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Âm nhạc 5