Giáo án Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn KHTN 6 Kết nối tri thức của mình.
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Toán, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Lịch sử - Địa lí, Tin học, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 6. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức:
Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn học: KHTN- Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên (KHTN).
- Trình bày được các lĩnh vực chủ yếu của KHTN.
- Hiểu được vai trò, ứng dụng của KHTN trong đời sống và sản xuất.
- Phân biệt được các lĩnh vực của KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, làm thí nghiệm, nhận xét, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu khái niệm về KHTN, các lĩnh vực chính của KHTN, vai trò, ứng dụng KHTN trong cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra khái niệm KHTN, vai trò của KHTN trong cuộc sống, hợp tác trong làm thí nghiệm tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ vai trò của KHTN với cuộc sống con người và những tác động của KHTN với môi trường.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Phát biểu được khái niệm KHTN.
- Liệt kê được các lĩnh vực chính của KHTN.
- Sắp xếp được các hiện tượng tự nhiên vào các lĩnh vực tương ứng của KHTN
- Xác định được vai trò của KHTN đối với cuộc sống.
- Dẫn ra được các ví dụ chứng minh vai trò của KHTN với cuộc sống và tác động của KHTN đối với môi trường.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về KHTN.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận khái niệm, vai trò, ứng dụng của KHTN.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí, kết quả tìm hiểu vai trò KHTN trong cuộc sống.
4. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh về vật sống, vật không sống, các hiện tượng tự nhiên.
- Hình ảnh các thành tựu của KHTN trong cuộc sống.
- Phiếu học tập KWL và phiếu học tập số 1 (đính kèm).
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 2 thanh nam châm; 1 mẩu giấy quỳ tím,1 kẹp ống nghiệm, 1 ống nghiệm đựng dung dịch nước vôi trong; 1 chiếc bút chì, 1 cốc nước.
II. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập bằng tình huống có vấn đề: Nhờ phát minh khoa học và công nghệ mà cuộc sống của con người hiện nay ngày một nâng cao. Nếu không có những phát minh này thì cuộc sống của con người như thế nào? KHTN là gì?
2. Mục tiêu: Nêu được một số vấn đề nghiên cứu của KHTN như: lĩnh vực nào của đời sống, đối tượng nghiên cứu, có vai trò như thế nào?
3. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL, hoàn thành 2 cột K, W để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về KHTN.
4. Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL, có thể: KHTN là những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên; là ngành khoa học nghiên cứu về thế giới tự nhiên…KHTN giúp con người có cuộc sống tốt hơn, tránh được những rủi ro do thế giới tự nhiên gây ra; KHTN giúp con người tiết kiệm thời gian, giảm sức lao động…
d) Tổ chức thực hiện:
- GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu.
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước.
- GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm KHTN.
Mục tiêu:
- Phân biệt được vật sống và vật không sống, lấy được ví dụ.
- Nêu được khái niệm hiện tượng tự nhiên.
- Hiểu đúng khái niệm KHTN, mục đích của KHTN
- Phân biệt được các lĩnh vực của KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh (HS) nhận biết trong các vật sau đây: hòn đá, con gà, cây cà chua, rô bốt, quả núi. Vật nào là vật sống, vật nào là vật không sống?
b) Nội dung
- Con hãy lấy một ví dụ vật sống, vật không sống không trùng với các vật đã nêu trên.
- Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1: Tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên (5 phút)
- TN1. Lần lượt đưa hai đầu cùng tên và khác tên của hai thanh nam châm đến gần nhau.
- TN2. Nhúng một mẩu giấy quỳ tím vào cốc chứa dung dịch nước vôi trong.
- TN3. Nhúng chiếc bút chì vào cốc nước.
- TN 4. Quan sát quá trình nảy mầm của hạt đậu.
c) Sản phẩm:
- HS nhận biết được vật sống, vật không sống.
- Đáp án phiếu học tập số 1: Tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên.
- Học sinh trình bày được khái niệm KHTN.
d) Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ.
- GV yêu cầu HS dựa vào đặc điểm đặc trưng của vật sống và vật không sống, phân biệt được vật sống và vật không sống.
- GV hướng dẫn HS từ những ví dụ về vật sống và vật không sống thấy được sự tương tác giữa các vật và sự biến đổi không ngừng của chúng trong tự nhiên đưa ra được khái niệm hiện tượng tự nhiên.
- GV cho HS làm thí nghiệm theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1.
- GV nhận xét và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các hiện tượng tự nhiên rất đa dạng phong phú nhưng chúng đều xảy ra theo các quy luật nhất định, các nhà khoa học đã làm thế nào để biết được điều này?
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm KHTN.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm KHTN.
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS phân biệt, lấy ví dụ về vật sống và vật không sống.
- HS từ những ví dụ thực tiễn phát biểu định nghĩa về hiện tượng tự nhiên.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS liên hệ thực tiễn trả lời câu hỏi.
* Báo cáo:
- GV gọi ngẫu nhiên 2 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân về vật sống, vật không sống, KN hiện tượng tự nhiên.
- GV gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, các nhóm khác theo dõi, đối chiếu bổ sung.
* Kết luận: GV nhận xét kết quả báo cáo của các nhóm, chốt khái niệm KHTN.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu các lĩnh vực chính của khoa học tự nhiên.
a) Mục tiêu:
- Xác định được các lĩnh vực chủ yếu của KHTN.
- Sắp xếp được các hiện tượng tự nhiên vào các lĩnh vực tương ứng của KHTN.
b) Nội dung:
- HS sắp xếp các hiện tượng tự nhiên có ở phiếu học tập số 1 vào lĩnh vực tương ứng dưới sự hướng dẫn của GV.
- HS lấy thêm các ví dụ khác về các hiện tượng tự nhiên và phân loại chúng.
c) Sản phẩm:
- Đáp án Phiếu học tập số 1 cột phân loại.
- Các ví dụ của học sinh về các hiện tượng tự nhiên như hiện tượng sấm sét, trái đất quay quanh mặt trời, cây nến cháy trong không khí, hạt đỗ xanh nảy mầm thành cây giá …..
a) Tổ chức hoạt động:
* Giao nhiệm vụ.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, kể tên các lĩnh vực chủ yếu của KHTN.
- GV yêu cầu HS phân loại các hiện tượng tự nhiên trong phiếu học tập 1.
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ khác.
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghiên cứu thông tin trong sách KHTN, kể tên được các lĩnh vực chủ yếu của KHTN.
- HS sắp xếp các hiện tượng tự nhiên vào các lĩnh vực tương ứng của KHTN.
- HS liên hệ thực tiễn lấy ví dụ, phân loại các hiện tượng tự nhiên.
* Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
* Kết luận: GV nhấn mạnh một số lĩnh vực chủ yếu của KHTN trên bảng bằng sơ đồ tư duy.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu Vai trò của khoa học tự nhiên với cuộc sống.
a) Mục tiêu:
- Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên với cuộc sống.
- Tác động KHTN đối với môi trường.
b) Nội dung: HS quan sát tranh ảnh về ứng dụng các thành tựu KHTN trong đời sống để rút ra kết luận vai trò KHTN đối với con người cũng như tác động của KHTN với môi trường.
c) Sản phẩm: Đáp án phiếu học tập số 2. Gợi ý: Mỗi thành tựu KHTN các con nêu rõ vai trò/tác dụng có lợi của thành tựu đó với con người như thế nào ( ví dụ như tiết kiệm thời gian, công sức; tăng năng suất lao động …) và tác động đến môi trường như nếu sử dụng sai mục đích, sai phương pháp có thể gây ô nhiễm môi trường ..
d) Tổ chức hoạt động.
*Giao nhiệm vụ.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh, hoàn thành phiếu học tập số 2.
- Từ phiếu học tập yêu cầu HS nhận xét:
- Vai trò của KHTN đối với đời sống?
- Nếu không sử dụng đúng phương pháp, mục đích thì KHTN sẽ gây hại đến môi trường như thế nào?
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận vai trò KHTN.
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2.
- HS thảo luận, thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi.
* Báo cáo: GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung.
* Kết luận: GV chốt kiến thức vai trò KHTN với con người, lưu ý những tác động của KHTN đến môi trường khi con người sử dụng không đúng phương pháp và mục đích.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL.
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
c) Sản phẩm: HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL.
d) Tổ chức hoạt động:
* Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi.
* Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
* Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
*Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung: Các thành tựu của KHTN.
c) Sản phẩm: HS báo cáo phần tìm hiểu các thành tựu KHTN dưới dạng báo tường kèm tranh ảnh minh họa, bằng trình chiếu PP, bằng video…
d) Tổ chức hoạt động: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.
BÀI 2. AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH.
Môn học: Khoa học tự nhiên 6
Thời gian thực hiện: tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được các quy định, quy tắc an toàn khi học trong phòng thực hành.
- Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.
- Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn phòng thực hành.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- NL tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về các quy định, các kí hiệu cảnh báo về an toàn trong phòng thực hành. Nội quy phòng thực hành để tránh rủi ro có thể xảy ra.
- NL giao tiếp và hợp tác:
- Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự.
- Hỗ trợ các thành viên trong nhóm cách thực hiện nhiệm vụ.
- Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống.
- Thảo luận, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ nhóm.
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ, xử lý tình huống thực tế: cách sơ cứu khi bị bỏng axit.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.
- Phân biệt được các hình ảnh quy tắc an toàn trong phòng thực hành.
3. Phẩm chất:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về các quy định, quy tắc an toàn trong phòng thực hành.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về các biển báo an toàn, hình ảnh các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
- Trung thực: Báo cáo chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện.
- Tôn trọng: Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bài giảng Powerpoint (Kèm kênh: tranh, hình ảnh về quy định an toàn trong phòng thực hành).
- Video liên quan đến nội dung về các quy định an toàn trong phòng thực hành: Link:.................https://www.youtube.com/watch?v=11G_IWP5Ey0
- Phiếu học tập cá nhân; Phiếu học tập nhóm.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc bài trước ở nhà. Tự tìm hiểu về các tài liệu trên internet có liên quan đến nội dung của bài học.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là an toàn trong phòng thực hành
a) Mục tiêu:
Giúp học sinh xác định được vấn đề: Cần phải thực hiện đúng và đầy đủ các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành.
b) Nội dung:
- Chiếu video về 01 vụ nổ phòng thực hành thí nghiệm đã được đưa lên VTV1 năm 20.. (Link:.....). https://www.youtube.com/watch?v=JOPLHO4UOA4
- Yêu cầu mỗi học sinh dự đoán, phân tích và trình bày về nguyên nhân, hậu quả của vụ nổ phòng thực hành thí nghiệm.
c) Sản phẩm:
- Bài trình bày và câu trả lời của cá nhân HS. HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Xem video phòng thực hành thí nghiệm và yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi sau ra giấy:
Câu 1. Video nói đến sự kiện gì? Diễn ra ở đâu?
Câu 2. Nguyên nhân và hậu quả vụ nổ phòng thực hành thí nghiệm?
- Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Học sinh xem video và thực hiện viết câu trả lời ra giấy. GV có thể chiếu lại video lần 2 để HS hiểu rõ hơn.
- Báo cáo kết quả (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo kết quả, thảo luận): GV gọi 1 HS bất kì trình bày báo cáo kết quả đã tìm được, viết trên giấy. HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.
- Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"): Trình bày cụ thể câu trả lời đúng:
Câu 1. Video nói đến sự kiện vụ nổ phòng thực hành thí nghiệm. Diễn ra phòng thực hành thí nghiệm.
Câu 2. Nguyên nhân và hậu quả vụ nổ phòng thực hành thí nghiệm: Sử dụng các hóa chất chưa an toàn. Gây ra hiện tượng cháy nổ, chết người....
GV đánh giá cho điểm câu trả lời của HS dựa trên mức độ chính xác so với 2 câu đáp án.
GV: Làm rõ vấn đề cần giải quyết/giải thích; nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo: Phòng thực hành là gì? Tại sao phải thực hiện các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành? Để an toàn khi học trong phòng thực hành, cần thực hiện những quy định an toàn nào? Muốn giảm thiểu rủi ro và nguy hiểm khi học trong phòng thực hành, cần biết những kí hiệu cảnh báo nào?
.....
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống