Giáo án Công nghệ 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong năm học 2023 - 2024. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Công nghệ KNTT của mình.
Giáo án Công nghệ 4 KNTT cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo tuần. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Tiếng Việt, Toán, Mĩ thuật, Đạo đức, Khoa học, Hoạt động trải nghiệm, Lịch sử - Địa lí, Tin học để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 4. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Công nghệ 4 Kết nối tri thức:
Kế hoạch bài dạy Công nghệ 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
TUẦN 1:
CHỦ ĐỀ 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
Bài 1: LỢI ÍCH CỦA HOA VÀ CÂY CẢNH (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời sống.
- Rèn luyện kĩ năng để góp phần phát triển năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn qua việc chia sẻ được lợi ích của hoa và cây cảnh trồng ở trường hoặc gia đình.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có thói quen tìm hiểu lợi ích của hoa và cây cảnh ở gia đình, trường học, địa phương đối với đời sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để vận dụng vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể. Yêu thích hoa và cây cảnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung. - Cách tiến hành: | |
- GV giới thiệu video một số loài hoa một số cây cảnh đẹp để khởi động bài học. - GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận sau khi xem xong video. - GV hỏi thêm: Em có thích hoa và cây cảnh không? - GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới: Trong cuộc sống có rất nhiều loài hoa và cây cảnh khác nhau, mỗi loài hoa và cây cảnh có một lợi ích riêng. Đó là những lợi ích gì? Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: Bài 1 – Lợi ích của hoa, cây cảnh với đời sống. ( Tiết 1) | - Một số HS lên trước lớp thực hiện. Cả lớp cùng múa hát theo nhịp điệu bài hát. - HS chia sẻ những suy nghĩ của mình qua xem video hoa và cây cảnh đẹp. - HS trả lời theo suy nghĩ của mình. - HS lắng nghe. |
2. Hoạt động khám phá: - Mục tiêu: + Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời sống. + Rèn luyện kĩ năng để góp phần phát triển năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ. - Cách tiến hành: | |
Hoạt động 1: Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò trang trí cảnh quan của hoa, cây cảnh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được hoa, cây cảnh được con người sử dụng để trang trí hầu hết các không gian sống, mang lại không gian xanh mát, nhiều màu sắc, hương thơm cho con người, giúp con người gần gũi với thiên nhiên. b. Cách tiến hành: * Hoạt động khám phá - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình 1 SHS tr.6 và trả lời câu hỏi: Quan sát hình 1, hãy cho biết hoa, cây cảnh được dùng để trang trí ở những nơi nào bằng cách sử dụng các thẻ gợi ý dưới đây:
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 1 – b, 2 – a, 3 – d, 4 – c. - GV kết luận: Hoa cây cảnh được dùng để trang trí ở trường học, công viên, đường phố, văn phòng,... - GV trình chiếu thêm cho HS quan sát hình ảnh về vai trò trang trí cảnh quan của hoa, cây cảnh. Hoa trang trí trong đám cưới
Cây cảnh trang trí trong phòng khách gia đình * Hoạt động luyện tập - GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế: + Chia sẻ với bạn bè về những nơi được trang trí bằng hoa, cây cảnh mà em biết. (Những nơi được trang trí bằng hoa, cây cảnh mà em biết là: · Trung tâm thương mại. · Nhà ở. · Sân vườn.) + Chia sẻ trải nghiệm, cảm nghĩ của bản thân về các không gian đó. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. * Hoạt động sáng tạo - GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ ý tưởng trang trí hoa, cây cảnh trong căn phòng, ngôi nhà, lớp học,... (Trang trí hoa, cây cảnh trong ngôi nhà: · Đặt hoa vào chai hoặc lọ và treo chúng bằng dây trên tường. · Trồng những bụi cây phỉ thúy trước hiên nhà. · Sử dụng những loại cây cung cấp oxi để trong phòng ngủ.) - GV quan sát, lựa chọn nhóm có ý tưởng sáng tạo hay và chia sẻ cho cả lớp. * GV rút ra kết luận chung: - Hoa, cây cảnh được dùng để trang trí nhà ở, trường học, nơi làm việc, khu vui chơi, đường phố,... - Hoa, cây cảnh mang lại không gian xanh mát, nhiều màu sắc, hương thơm cho con người, giúp con người gần gũi với thiên nhiên. | - HS quan sát và trả lời câu hỏi. - Đại diện HS trả lời. - HS khác nhận xét. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS suy nghĩ và liên hệ bản thân. - Đại diện chia sẻ. - HS khác nhận xét. - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện HS chia sẻ. - Nhóm khác theo dõi, nhận xét. - HS lắng nghe. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò làm sạch không khí của hoa, cây cảnh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí, đồng thời nhận biết được một số loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí. HS có thể lựa chọn cây trồng phù hợp cho mục đích làm sạch không khí. b. Cách tiến hành * Hoạt động khám phá - GV hướng dẫn HS quan sát Hình 2 SHS tr.7, 8 và trả lời câu hỏi: Em hãy sử dụng các thẻ dưới đây để gọi tên các loài hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong hình 2. - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: a – cây nha đam, b – cây lan ý, c – cây ngọc ngân, d – cây vạn niên thanh, e – cây lưỡi hổ, g – cây phát lộc. - GV cung cấp thêm cho HS hình ảnh một số loài cây quen thuộc ở địa phương có khả năng làm sạch không khí. Cây cọ lá tre
Cây lan chi * Hoạt động luyện tập - GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế: Kể thêm một số loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí đang được trồng ở gia đình, nhà trường, địa phương. (Một số loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí là: · Hoa nhài. · Cây dên nhện. · Cây hương thảo. · Cây thường xuân. · Hoa oải hương. · Cây trầu bà. · Hoa đỗ quyên.) - GV nhận xét, đánh giá. * Hoạt động sáng tạo - GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm). - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Đề xuất ý tưởng trồng một loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong khuôn viên trường học của em. + GV mở rộng kiến thức về nguyên nhân tồn tại các chất độc hại trong không khí: chất thải từ các thiết bị điện, nấu ăn, chất thải nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động của nhà máy,... + GV lưu ý HS: Giải thích lí do lựa chọn loại hoa, cây cảnh. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày ý tưởng trồng một loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong khuôn viên trường học. ( Cây tòng lá đốm - Cây trồng bồn hoa trường học giúp thanh lọc không khí Lá của loài cây này có màu sắc bắt mắt và sặc sỡ nên chúng rất được ưa chuộng làm cây cảnh quan trang trí. Với đặc điểm này chúng giúp tạo nên một không gian thêm tươi sáng và sống động. Cây cô tòng phát triển tốt nhất ở nơi thoáng mát đất có đủ độ ẩm. Cây được trồng nơi có nhiều ánh nắng hoặc bán phần thì sẽ càng xanh tốt. Ngoài ra theo như khoa học cây Cô tòng còn có khả năng đào thải và lọc được khí độc hại, làm sạch không khí xung quanh chúng.) - GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh ý tưởng cho các nhóm. - GV nêu tên một số loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong khuôn viên trường học: lan ý, cây xanh, cúc đồng tiền,... * GV rút ra kết luận chung: Nhiều loại hoa, cây cảnh có khả năng một số loại khí có mùi hôi và khí độc, mang lại cho chúng ta bầu không khí trong lành, tươi mát. | - HS quan sát, thảo luận nhóm 4. - Đại diện các nhóm chia sẻ. - Nhóm khác theo dõi, nhận xét. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS liên hệ. - HS chia sẻ. - HS khác nhận xét. - HS lắng nghe. - HS chia nhóm. - HS lắng nghe GV đưa nhiệm vụ. - HS lắng nghe. - Đại diện HS chia sẻ. - Nhóm khác nhận xét. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. - HS lắng nghe |
3. Hoạt động luyện tập. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức về lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống. + Rèn luyện kĩ năng để góp phần phát triển năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ. - Cách tiến hành: | |
Hoạt động: Trò chơi “Ai tìm đúng” - GV chuẩn bị thêm một số hình ảnh về lợi ích của hoa, cây cảnh khác với hình ảnh trong SGK gồm: + Hình ảnh các loại hoa, cây cảnh + Hình ảnh các lợi ích từ hoa và cây cảnh + Mời cả lớp cùng chơi bằng cách quan sát và ghép loại hoa, cây cảnh với lợi ích phù hợp. - GV nhận xét chung, tổng kết trò chơi nhóm ai nhất, ai nhì,… Tuyên dương tất cả lớp đã tham gia chơi nhiệt tình, sôi nổi. | - HS lắng nghe GV phổ biến. - HS tham gia chơi. - HS lắng nghe. |
4. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Qua đó phát triển năng lực công nghệ và năng lực thẩm mĩ. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |
- GV mời HS chia sẻ về những loài hoa, cây cảnh được trồng ở nhà, giải thích lợi ích của những loại hoa, cây cảnh đó. - GV nhận xét tuyên dương. - Nhận xét sau tiết dạy. - Dặn dò về nhà. | - Học sinh tham gia chia sẻ về những loài hoa, cây cảnh được trồng ở nhà, giải thích lợi ích của những loại hoa, cây cảnh đó trước lớp. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. |
....
>> Tải file để tham khảo toàn bộ Giáo án Công nghệ 4 sách Kết nối tri thức (Cả năm)