Cuối mỗi học kì hay cả năm học, giáo viên thường phải xếp loại cho học sinh của mình. Đây là công việc quan trọng đòi hỏi tính chính xác cao, nếu không sẽ ảnh hưởng tới thành tích của các em học sinh.
Tiêu chí xếp loại học sinh cho mỗi cấp học sẽ khác nhau, thậm chí xếp loại cho từng học kì hay cả năm cũng khác nhau. Chính vì vậy, mời các thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.com.vn để biết cách xếp loại học sinh trong phần mềm quản lý nhà trường SMAS.
Cách xếp loại học sinh trong SMAS
Bước 1: Tại giao diện chính của SMAS, nhấn vào thẻ Học sinh > Xếp loại học sinh.
Bước 2: Chọn thông tin Lớp học, Học kỳ. Sau đó nhấn vào nút Xếp loại ở góc dưới cùng bên phải màn hình. Học sinh mỗi cấp học sẽ có cách xếp loại khác nhau.
Đối với học sinh Tiểu học:
- Học kì 1: Hệ thống sẽ tự động xếp loại giáo dục, danh hiệu thi đua cho học sinh trong học kỳ. Xếp loại giáo dục theo các loại: Giỏi, Khá, Trung bình và Yếu. Xếp loại danh hiệu thi đua theo các loại: Học sinh giỏi và Học sinh tiên tiến.
- Học kì 2: Ngoài xếp loại giáo dục và danh hiệu thi đua trong kì 2, hệ thống còn xếp loại "Thuộc diện" cho học sinh bao gồm các loại sau: Lên lớp, Thi lại, Ở lại, Rèn luyện lại.
Đối với học sinh THCS và THPT:
Học kì 1, học kì 2: Hệ thống tự động xếp loại danh hiệu thi đua cho học sinh trong học kì. Xếp loại danh hiệu thi đua theo các loại: Học sinh giỏi và Học sinh tiên tiến:
- Xếp loại danh hiệu học sinh giỏi học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm loại Tốt và học lực loại Giỏi.
- Xếp loại danh hiệu học sinh Tiên tiến học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm từ loại Khá trở lên và học lực từ loại Khá trở lên.
Cả năm: Ngoài xếp loại danh hiệu thi đua cả năm, hệ thống còn xếp "Thuộc diện" cho học sinh. Đối với cấp THCS gồm các diện sau: Lên lớp, Thi lại, Ở lại, Rèn luyện lại, Được xét tốt nghiệp. Đối với cấp THPT gồm các diện sau: Lên lớp, Thi lại, Ở lại, Rèn luyện lại, Được dự thi tốt nghiệp.
Đối với trường không phải Giáo dục thường xuyên:
- Lên lớp: Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên, nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
- Thi lại: Học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm học từ Trung bình trở lên nhưng học lực cả năm học xếp loại yếu. Số buổi nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
- Rèn luyện lại: Học sinh xếp loại học lực cả năm từ Trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả năm học xếp loại Yếu.
- Ở lại:
- Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
- Học lực cả năm loại Kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại Yếu.
- Sau khi thi lại, môn đánh giá bằng điểm có điểm trung bình dưới 5,0 hay môn đánh giá bằng nhận xét bị xếp loại chưa đạt, để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại Trung bình.
- Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn bị xếp loại Yếu về hạnh kiểm.
- Được xét tốt nghiệp: Học sinh lớp 9 đủ điều kiện lên lớp thì được thuộc diện Được xét tốt nghiệp (dành cho cấp THCS).
- Được dự thi tốt nghiệp: Học sinh lớp 12 đủ điều kiện lên lớp thì được thuộc diện Được dự thi tốt nghiệp (dành cho cấp THPT).
Đối với trường Giáo dục thường xuyên:
- Lên lớp:
- Đối với học viên không thuộc loại xếp loại hạnh kiểm: Cả năm xếp loại học lực Yếu được chọn kiểm tra lại một số môn học có điểm trung bình cả năm dưới 5,0. Điểm bài kiểm tra được thay thế cho điểm trung bình môn học cả năm để xếp loại lại về học lực đạt loại Trung bình.
- Đối với học viên thuộc diện xếp loại hạnh kiểm: Cả năm xếp loại hạnh kiểm từ Trung bình trở lên nhưng xếp loại học lực Yếu, được kiểm tra lại một số môn trong những môn có điểm trung bình cả năm dưới 5,0. Điểm bài kiểm tra được thay thế cho điểm trung bình môn học cả năm để xếp loại lại về học lực, nếu đạt loại Trung bình thì được lên lớp.
- Thi lại:
- Đối với học viên không thuộc loại xếp loại hạnh kiểm: Học sinh có học lực cả năm học xếp loại Yếu. Số buổi nghỉ không quá 35 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
- Đối với học viên thuộc loại xếp loại hạnh kiểm: Học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm học từ Trung bình trở lên nhưng học lực cả năm học xếp loại Yếu. Số buổi nghỉ không quá 35 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
- Rèn luyện lại: Học sinh xếp loại học lực cả năm từ Trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả năm học xếp loại Yếu (chỉ áp dụng với học viên thuộc diện xếp loại hạnh kiểm).
- Ở lại: Khi thuộc những trường hợp sau sẽ phải ở lại lớp:
- Nghỉ học quá 35 buổi học trong một năm học (kể cả trường hợp nghỉ có phép và không phép).
- Học lực cả năm xếp loại Kém.
- Học lực và hạnh kiểm cả năm xếp loại Yếu.
- Xếp loại học lực cả năm Yếu sau khi đã kiểm tra lại nhưng không đạt loại Trung bình.
- Không đạt hạnh kiểm loại Trung bình sau khi được rèn luyện thêm trong dịp hè.
- Bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên đối với những học viên không thuộc đối tượng xếp loại hạnh kiểm.
- Được dự thi tốt nghiệp: Học sinh lớp 12 đủ điều kiện lên lớp thì được thuộc diện Được dự thi tốt nghiệp.
Một số lưu ý khi xếp loại học sinh
- Chỉ xếp loại học sinh khi tất cả học sinh đang học của lớp đã có đầy đủ thông tin: Học lực và Hạnh kiểm.
- Danh sách học sinh được sắp xếp theo số thứ tự.
- Những học sinh chuyển lớp, chuyển trường, nghỉ học vẫn hiển thị họ tên, mã học sinh trên danh sách nhưng không cho xếp loại.
- Đối với học sinh có trạng thái chuyển trường, chuyển lớp, thôi học:
- Nếu ngày chuyển/ngày thôi học > ngày kết thúc học kỳ hiện tại của năm học đang làm việc thì hiển thị dữ liệu đầy đủ.
- Nếu ngày chuyển/ngày thôi học <= ngày kết thúc học kỳ hiện tại của năm học đang làm việc thì không hiển thị dữ liệu.
- Đối với học sinh có trạng thái đã tốt nghiệp: Luôn hiển thị dữ liệu đầy đủ.
- Đối với khối Tiểu học: Các môn học tự chọn và môn học học sinh được miễn giảm không tham gia vào việc xếp loại giáo dục và xét thuộc diện cho học sinh.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp thầy cô xếp loại học sinh thật chính xác. Trong quá trình sử dụng SMAS thầy cô có thể tham khảo thêm cách thêm mới học sinh, chuyển lớp cũng như chuyển trường cho học sinh của mình.
Chúc thầy cô thực hiện thành công!