Các dạng bài tập môn Hoạt động trải nghiệm Mô đun 2 mang tới các dạng bài tập, cùng hướng dẫn học môn HĐTN, giúp thầy cô nhanh chóng hoàn thiện bài kiểm tra cuối khóa tập huấn Mô đun 2 giáo viên cốt cán Tiểu học trong chương trình GDPT 2018 của mình.
Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm các dạng bài tập môn Cơ sở lý luận Mô đun 2, Tiếng Việt, Toán Mô đun 2. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:
Hướng dẫn học Mô Đun 2 GVCC - Tiểu học môn Hoạt động trải nghiệm
Bài tập Phương thức khám phá
1. Trả lời câu hỏi
Hãy liệt kê 3 lợi ích với học sinh khi học tập qua hình thức khám phá
Câu trả lời
Lợi ích 1: Tạo cơ hội cho HS trải nghiệm về thế giới tự nhiên, thực tế cuộc sống và công việc.
Lợi ích 2: giúp HS khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn đề từ môi trường xung quanh
Lợi ích 3: Bồi dưỡng những cảm xúc tích cực và tình yêu quê hương đất nước.
Bài tập Phương thức thể nghiệm tương tác
1. Trả lời câu hỏi
Nêu cảm nhận của Thầy/Cô nếu được sử dụng phương thức thể nghiệm tương tác đối với học sinh của mình?
Câu trả lời: Nếu được sử dụng phương thức thể nghiệm tương tác sẽ tạo cơ hội cho HS giao lưu, tác nghiệp và thể nghiệm ý tưởng của mình như: diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi...
Bài tập Phương thức cống hiến
1. Trả lời câu hỏi
Nêu cảm nhận của Thầy/Cô về phương thức tổ chức thông qua hoạt động sắm vai
Câu trả lời: Phương thức tổ chức thông qua hoạt động sắm vai giúp HS thực hành cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em. Sắm vai giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào cách ứng xử cụ thể mà các em quan sát được.
Sắm vai có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển các KN giao tiếp cho HS. Thông qua sắm vai, HS được rèn luyện, thực hành những KN ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn, tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo của các em, khích lệ thay đổi thái độ và hành vi theo hướng tích cực trước một vấn đề hay đối tượng nào đó.
Bài tập Phương thức nghiên cứu
1. Trả lời câu hỏi
Liên hệ với việc dạy học của Thầy/Cô. Hãy suy nghĩ về cách Thầy/Cô có thể sử dụng để thúc đẩy năng lực cho học sinh và lý do cho việc này.
Câu trả lời: Để thúc đẩy năng lực giải giải quyết vấn đề một cách sáng tạo cho HS, GV đưa ra một tình huống. HS phải suy nghĩ, động não để giải quyết vấn đề đó qua kinh nghiệm, trải nghiệm, của bản thân. Từ đó đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học hơn.
Phương pháp và hình thức tổ chức
1. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
Lựa chọn các cụm từ cho trước dưới đây và điền vào chỗ trống để được “Định hướng chung về PP & HT tổ chức GD trong HĐTN”.
Lựa chọn và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức
1. Chọn đáp án đúng nhất
Khi lựa chọn PP và HT tổ chức HĐTN ở trường tiểu học cần lưu ý đến các yếu tố nào?
- Mục tiêu, nội dung của hoạt động
- Nhu cầu, hứng thú, thói quen của HS; NL, sở trường, kinh nghiệm của GV
- Điều kiện tổ chức hoạt động
- Tất cả các ý trên
2. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
Nối HĐTN theo quy mô trường, khối, lớp ở cột A với các loại hình, các PP, HT tổ chức cụ thể thường được lựa chọn ở cột B sao cho phù hợp:
- HĐTN theo quy mô trường: Sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, tham quan dã ngoại, các hoạt động giao lưu, diễn đàn, sinh hoạt chuyên đề, cắm trại, các cuộc thi, hội thi, tổ chức ngày hội,…
- HĐTN theo quy mô khối: Tham quan dã ngoại, giao lưu, diễn đàn, các cuộc thi, hội thi, văn nghệ, hoạt động theo các chủ đề GD với các hình thức như vẽ tranh, trò chơi, đố vui, hùng biện, thi tìm hiểu, ...
- HĐTN theo quy mô lớp: Sinh hoạt lớp, HĐTN theo chủ đề thường xuyên với các hình thức như diễn đàn, trò chơi, đố vui, ….