Scratch là một phần mềm được phát triền bởi MIT Media Lab, Scratch là một ngôn ngữ lập trình đồ họa dành cho trẻ em với độ tuổi từ 8 trở lên. Scratch được cung cấp miễn phí, hỗ trợ các nền tảng PC như Windows, Mac và Linux.
Scratch giúp bạn tự lập trình được các câu chuyện tương tác, game hoặc hoạt ảnh và chia sẻ tác phẩm của mình đến cộng đồng online. Scratch còn giúp những người trẻ học cách suy nghĩ sáng tạo, lập luận có hệ thống hay làm việc nhóm... những kỹ năng sống cần thiết của thế kỷ 21. Để tải và cài đặt, sử dụng Scratch thì bạn hãy làm theo hướng dẫn của Download.vn ở dưới bài viết này nhé.
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm Scratch
Hướng dẫn tải và cài đặt Scratch
Bước 1: Truy cập vào nút tải bên trên và bấm Tải về.
Bước 2: Sau đó chọn link tải về. Ở đây bạn cũng có thể chọn tải về những phiên bản cũ của Scratch.
Bước 3: File tải về sẽ có dạng như thế này, bấm đúp vào để chạy file cài đặt.
File cài đặt hiện ra bạn hãy bấm Continue để tiếp tục, nếu muốn thay đổi thư mục cài đặt hãy bấm vào biểu tượng thư mục ở cạnh vị trí cài đặt.
Đọc điều khoản của nhà sản xuất và bấm I Agree.
Chờ một chút để quá trình cài đặt Scratch diễn ra, bạn chờ cho phần mềm load file đầu tiên sau đó bấm No, thanks để thực hiện.
Hướng dẫn sử dụng Scratch
1. Menu Bar của Scratch
Giống như bao phần mềm khác, Scratch cũng có một thanh thực đơn với các chức năng giúp người dùng cá nhân hóa một số tính năng của phần mềm như Thay đổi ngôn ngữ sang Tiếng Việt, mở một file đang làm dở hoặc lưu lại file đang làm bằng nút Save/Open, thay đổi kích thước sân khấu bằng công cụ Small stage layout trong menu Edit.
2. Stage
Phần này được gọi là sân khấu hiển thị kết quả đầu ra trong khi lập trình, đó cũng là nơi giúp người dùng tương tác với những sản phẩm do mình tạo ra, sân khấu là nơi biểu diễn của các đối tượng, hiển thị các loại ảnh nền khác nhau, các hiệu ứng đồ họa khác nhau...
3. Block
Đây là cột quản lý khối lệnh, mọi khối lệnh trong Scratch được lưu trữ và phân loại vào trong các thư mục khác nhau mà chúng ta sẽ gọi là nhóm lệnh, mỗi nhóm lệnh được gắn liền với một màu sắc riêng để người dùng nhận biết.
4. Script
Khu vực dùng để xây dựng lên kịch bản (Script), là khu vực được dùng để lập trình các khối lệnh khác nhau hoặc gọi là lắp ghép các khối lệnh khác nhau nhằm điều khiển đối tượng trên vùng Stage (Sân khấu).
5. Sprite
Đây là khu vực quản lý đối tượng, một dự án sẽ có ít nhất một đối tượng, tất cả các đối tượng đều được quản lý trong khu vực này. Các biểu tượng nhỏ ở mục New Sprite sẽ giúp bạn chỉnh sửa và xử lý đối tượng.
6. Backdrop/Background
Backdrop là khu vực quản lý, chỉnh sửa hoặc thêm mới cho các ảnh nền hiển thị trên sân khấu (stage). Lưu ý đối với Backdrop các bạn cũng có thể xây dựng thêm những kịch bản riêng cho nó.
7. Thanh công cụ
Bạn sẽ có một số công cụ dùng để tác động vào đối tượng hoặc khối lệnh như phóng to, thu nhỏ, sao chép, xóa đối tượng và trợ giúp nhanh...
8. Tips
Công cụ này sẽ trợ giúp người dùng với từng bài hướng dẫn khác nhau trong quá trình sử dụng Scratch, muốn sử dụng tính năng này bạn hãy bấm vào nút Tips trên thanh menu bar.
9. Costume
Bấm vào nút Costumes bên cạnh nút Scripts và bạn sẽ tìm thấy một số công cụ chỉnh sửa đồ họa với một số tools chỉnh sửa ảnh đơn giản. Ngoài ra mọi chỉnh sửa đồ họa của bạn lên đối tượng trong mục này cũng sẽ hiện lên ở sân khấu.
Thêm nữa khi bấm chuột phải vào từng đối tượng trong đây, bạn sẽ được chọn một số tùy chọn như:
- Duplicates: Sao chép hình dạng đối tượng.
- Delete: Xóa hình dạng đối tượng.
- Save to local file: Trích xuất hình dạng đối tượng theo định dạng PNG hoặc SVG.
10. Xử lý âm thanh
Tab Sound trong đây sẽ giúp người dùng chỉnh sửa và xử lý các file âm thanh được tích hợp sẵn vào trong các dự án khi thiết kế. Tuy có giao diện đơn giản nhưng tab Sound trong Scratch có đầy đủ tính năng cần thiết khi chúng ta muốn xử lý bất kỳ file âm thanh nào đó.
Mục New Sound sẽ cho phép bạn tạo mới một file âm thanh được ghi từ Headphone, hoặc nhập file âm thanh từ thư viện. Hoặc nhập file nhạc MP3 hoặc WAV từ máy tính. Bên cạnh là dòng đặt tên file đối tượng âm thanh ở cột bên dưới New Sound.
Ở dưới khung hiển thị sóng âm thanh là các công cụ như nghe thử âm thanh, dừng hẳn hoặc ghi âm, nút điều chỉnh âm lượng và chỉnh sửa hiệu ứng âm thanh.
Đó là một vài hướng dẫn ban đầu cho các bạn khi sử dụng Scratch để lập trình, tuy phần mềm này chỉ dành cho lứa tuổi từ 8 đến 16 nhưng mọi lứa tuổi đều có thể sử dụng Scratch. Hàng triệu dự án trên Scratch được tạo nên trên mọi lĩnh vực bao gồm gia đình, trường học, bảo tàng, thư viện và trung tâm cộng đồng.