Sóng của Xuân Quỳnh là một trong những tác phẩm trọng tâm trong chương trình môn Ngữ văn 12 và thi THPT Quốc gia 2024. Vậy bài thơ Sóng được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Mời các bạn hãy cùng Download.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Việc nắm vững hoàn cảnh sáng tác Sóng có vai trò rất quan trọng là một trong những yếu tố quyết định đến nội dung và giá trị tư tưởng của tác phẩm phẩm văn học. HCST bài thơ Sóng chính là thời điểm, bối cảnh sáng tác không chỉ xác định thời gian sáng tác mà qua đó ta có thể xác định được giá trị nội dung, đối tượng mà tác phẩm phản ánh muốn gửi gắm qua tác phẩm ấy. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: phân tích bài thơ Sóng, phân tích hình tượng sóng và em, hoàn cảnh sáng tác Việt Bắc, hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà.
Hoàn cảnh ra đời Sóng của Xuân Quỳnh
1. Khái quát về tác giả Xuân Quỳnh
- Xuân Quỳnh sinh năm 1942, mất năm 1988, tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
- Quê quán: La Khê, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội)
- Xuân Quỳnh xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội
- Xuân Quỳnh từng là diễn viên múa của Đoàn văn công nhân dân Trung ương, là biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III
- Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- Năm 2007, Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
- Tác phẩm chính: Tơ tằm – Chồi biếc (in chung), Hoa dọc chiến hào, Gió Lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất, Tự hát, Hoa cỏ may, Bầu trời trong quả trứng, truyện thơ Truyện Lưu Nguyễn
2. Hoàn cảnh sáng tác Sóng siêu ngắn
Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
3. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Sóng
Bài thơ “Sóng” được sáng tác vào năm 1967, trong thời kỳ đất nước đang bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai. Khi đó, thanh niên trai gái đang tập trung vào cuộc chiến, và chỉ khi đặt bài thơ trong bối cảnh đó, ta mới thấy rõ khát khao của người con gái trong tình yêu. Bài thơ “Sóng” được viết trong một chuyến đi thực tế đến vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). Đứng trước bờ biển rộng mênh mông, với những con sóng lớn và ác liệt xô vào bờ, trong lòng bà có nhiều suy nghĩ, trăn trở và cảm xúc, từ đó truyền cảm hứng cho bà để sáng tác bài thơ này.
Trước khi “Sóng” ra đời, Xuân Quỳnh đã phải nếm trải những đổ vỡ trong tình yêu, do vậy, bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm ngắn được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” năm 1968.
4. Hoàn cảnh sáng tác Sóng đầy đủ
Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ thời kì chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.
Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967. Đó là những năm tháng dân tộc đang bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và tay sai, là khi thanh niên trai gái ào ào ra trận, cho nên đặt bài thơ trong hoàn cảnh ấy mới thấy rõ được nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu. Sóng được viết trong một chuyến đi thực tế đến vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). Đứng trước bờ biển rộng mênh mông, rộng lớn với những con sóng ào ạt xô vào bờ, trong lòng bà gợi lên nhiều suy tư, trăn trở và cảm xúc, từ đó là nguồn cảm hứng để bà sáng tác bài thơ này
Trước khi “Sóng” ra đời, Xuân Quỳnh đã phải nếm trải những đổ vỡ trong tình yêu. Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.
Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả những cảm xúc của người con gái trong tình yêu luôn tha thiết, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người để làm cho tình yêu ấy trở nên bất diệt. Từ đó, ta thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
5. Âm điệu, nhịp điệu của bài thơ Sóng
- Âm điệu của bài thơ Sóng là âm điệu, của những con sóng ngoài biển khơi, lúc ào ạt, dữ dội lúc nhẹ nhàng, khoan thai. Âm điệu đó được tạo nên bởi: Thể ngũ ngôn với những câu thơ được ngắt nhịp linh hoạt.
- Bài thơ có hai hình tượng là “sóng” và “em” - lúc phân tách, soi chiếu vào nhau, lúc nhập hòa làm một trong một cái tôi trữ tình duy nhất là Xuân Quỳnh.