Giải Hoá 11 Bài 24: Carboxylic acid là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 145→152.
Soạn Hóa 11 Kết nối tri thức Bài 24 được trình bày khoa học, chi tiết giúp các em rèn kỹ năng giải Hóa, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là giải Hóa 11 Carboxylic acid Kết nối tri thức, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Giải Hóa 11 Bài 24: Carboxylic acid
I. Khái niệm, danh pháp
1. Khái niệm
Hoạt động nghiên cứu: Nhiều carboxylic acid tồn tại trong tự nhiên. Hãy nhận xét đặc điểm chung về cấu tạo của các carboxylic acid dưới đây:
Gợi ý đáp án
Carboxylic acid là các hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –COOH liên kết với nguyên tử carbon (trong gốc hydrocarbon hoặc –COOH) hoặc nguyên tử hydrogen.
2. Danh pháp
Câu hỏi 1: Viết các công thức cấu tạo và gọi tên theo danh pháp thay thế của các acid có công thức C4H9COOH.
Gợi ý đáp án
STT | Đồng phân | Tên gọi |
---|---|---|
1 | CH3-CH2-CH2-CH2-COOH | pentanoic acid |
2 | CH3-CH(COOH)-CH2-CH3 | 2-methylbutanoic acid |
3 | CH3-CH(CH3)-CH2-COOH | 3-methylbutanoic acid |
4 | CH3C(CH3)2COOH | 2,2-dimethylpropanoic acid |
Câu hỏi 2: Viết công thức cấu tạo của các carboxylic acid có tên gọi dưới đây:
a) pentanoic acid;
b) but-3-enoic acid;
c) 2-methylbutanoic acid;
d) 2,2-dimethylpropanoic acid.
Gợi ý đáp án
II. Đặc điểm cấu tạo
III. Tính chất vật lí
Hoạt động nghiên cứu: Tại sao trong các hợp chất hữu cơ có phân tử khối xấp xỉ nhau dưới đây, carboxylic acid có nhiệt độ sôi cao nhất?
Loại hợp chất | alkane | aldehyde | alcohol | carboxylic acid |
Công thức cấu tạo | CH3CH2CH2CH3 | CH3CH2CHO | CH3CH2CH2OH | CH3COOH |
M | 58 | 58 | 60 | 60 |
ts (°C) | -0,5 | 49 | 97,2 | 118 |
Gợi ý đáp án
Phân tử carboxylic acid chứa nhóm carboxyl phân cực. Các phân tử carboxylic acid liên kết hydrogen với nhau tạo thành dạng dimer hoặc dạng liên phân tử.
Do vậy, carboxylic acid có nhiệt độ sôi cao hơn so với hydrocarbon, alcohol, hợp chất carbonyl có phân tử khối tương đương.
IV. Tính chất hóa học
1. Tính acid
Hoạt động nghiên cứu: Trong dung dịch nước, carboxylic acid phân li không hoàn toàn theo cân bằng:
Hằng số cân bằng của phương trình phân li một số carboxylic acid được cho trong Bȧng 24.3.
Bảng 24.3. Hằng số cân bằng của phương trình phân li một số carboxylic acid
Carboxylic acid | Hằng số cân bằng của phương trình phân li carboxylic acid | Phần trăm phần li (dung dịch 0,1 M) (%) |
HCOOH | 1,8.10−4 | 4,2 |
CH3COOH | 1,8.10−5 | 1,3 |
CH3CH2COOH | 1,3.10−5 | 1,2 |
CH3CH2CH2COOH | 1,5.10−5 | 1,2 |
Hãy nhận xét về khả năng phân li của carboxylic acid. Chúng là các acid mạnh hay yếu và có các phản ứng đặc trưng nào?
Gợi ý đáp án
Trong dung dịch, chỉ một phần nhỏ carboxylic acid phân li thành ion, vì vậy carboxylic acid là những acid yếu. Chúng thể hiện đầy đủ tính chất của acid: tác dụng với kim loại, oxide kim loại, muối, base.
Câu hỏi 4: Viết phương trình hoá học phản ứng giữa acetic acid với các chất sau:
a) Ca;
b) Cu(OH)2;
c) CaO;
d) K2CO3.
Gợi ý đáp án
a) 2CH3COOH + Ca → (CH3COO)2Ca + H2 ↑
b) CH3COOH + Cu(OH)2 → (CH3COO)2Cu + H2O
c) 2CH3COOH + CaO → (CH3COO)2Ca + H2O
d) 2CH3COOH + K2CO3 → 2CH3COOK + CO2 + H2O
Câu hỏi 5:
a) Khi có cặn màu trắng (thành phần chính là CaCO3) bám ở đáy ấm đun nước, vòi nước, thiết bị vệ sinh,... có thể dùng giấm để loại bỏ các vết cặn này. Hãy giải thích.
b) Các đồ vật bằng đồng sau một thời gian để trong không khí thường bị xỉn màu, dùng khăn tầm một ít giấm rồi lau các đồ vật này, chúng sáng bóng trở lại. Hãy giải thích.
Gợi ý đáp án
a) Trong giấm ăn có acetic acid CH3COOH là acid yếu có khả năng tác dụng với lớp cặn màu trắng CaCO3
2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O
b) Các đồ vật bằng đồng sau một thời gian để trong không khí thường bị xỉn màu do bị oxi hóa tạo thành các oxide, sau đó màu đồng xỉn sẽ chuyển sang màu xanh dương dưới sự tác động của CO2 và hơi ẩm.
Cu + H2O + O2 + CO2 → CuCO3.Cu(OH)2
Khi dùng khăn tầm một ít giấm (CH3COOH) rồi lau các đồ vật này, chúng sáng bóng trở lại.
2CH3COOH + CuCO3 → (CH3COO)2Cu + CO2 + H2O
2CH3COOH + Cu(OH)2 → (CH3COO)2Cu + 2H2O
Câu hỏi 6: Methyl butyrate là ester tạo mùi đặc trưng của quả táo, em hãy viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế methyl butyrate từ carboxylic acid và alcohol tương ứng.
Câu hỏi 7: Methyl salicylate là hợp chất thuộc loại ester được dùng làm cao dán giảm đau, kháng viêm ngoài da. Methyl salicylate được tổng hợp từ phản ứng ester hóa giữa salicylic acid và methanol. Hãy hoàn thành phương trình hoá học của phản ứng tổng hợp methyl salicylate: