Giải bài tập Giáo dục Kinh tế pháp luật 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần mở đầu, luyện tập và vận dụng trang 92→97.
Giải Bài 15 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị trang 92→97 giúp các bạn học sinh nắm được quy định của Hiến pháp về bản chất của Nhà nước và tổ chức quyền lực chính trị. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
Trả lời câu hỏi nội dung bài 15 Kinh tế pháp luật 10
1. Quy định của Hiến pháp về tên nước, hình thức chính thể, chủ quyền lãnh thổ quốc gia của Việt Nam
Câu hỏi trang 93 Kinh tế và Pháp luật 10:
a) Theo em, các thông tin trên đề cập đến những vấn đề cơ bản nào của quốc gia?
b) Vì sao nội dung của những thông tin đó được quy định trong Hiến pháp?
Gợi ý đáp án
Yêu cầu a)
- Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất - Quốc hội khóa VI năm 1976.
- Đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội.
- Ủng hộ, tham gia phong trào hòa bình, bình đẳng ở khu vực và trên thế giới.
Yêu cầu b) Những thông tin đó được quy định trong Hiến pháp vì Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất về chế độ chính trị.
2. Quy định của Hiến pháp về bản chất của Nhà nước và tổ chức quyền lực chính trị
Câu hỏi trang 94 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy xác định bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và vai trò của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.
Gợi ý đáp án
- Bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
+ Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.
+ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- Vai trò của Đảng:
+ Là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc.
+ Là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội trong đó, Đảng lãnh đạo xây dựng Hiến pháp và pháp luật.
- Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các tổ chức thành viên:
+ Tích cực trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, góp phần quan trọng vào việc triển khai thi hành Hiến pháp và pháp luật.
+ Thực hiện giám sát các cơ quan nhà nước trong việc cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, cũng như việc thực hiện Hiến pháp.
3. Quy định của Hiến pháp về đường lối đối ngoại
Câu hỏi trang 95 Kinh tế và Pháp luật 10:
a) Theo em, các hình ảnh và thông tin trên đã thể hiện nội dung nào về đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b) Tại sao nội dung của đường lối đối ngoại được quy định trong Hiến pháp năm 2013?
Gợi ý đáp án
Yêu cầu a) Các hình ảnh và thông tin đã thể hiện Việt Nam luôn chủ động, tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế, đa dạng hóa quan hệ trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi.
Yêu cầu b) Vì Hiến pháp 2013 quy định những vấn đề cơ bản nhất về chế độ chính trị của đất nước.
Giải Luyện tập vận dụng Kinh tế pháp luật 10 Bài 15
Luyện tập 1
Em hãy cho biết khẳng định nào sau đây là đúng với các quy định của Hiến pháp về chế độ chính trị? Vì sao?
A. Nhà nước Cộng hòa xã hội Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia trên thế giới.
B. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ có quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á.
C. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau.
D. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn giải quyết mọi vấn đề trên cơ sở luật pháp quốc tế trong mối quan hệ với các nước.
E. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức duy nhất là dân chủ trực tiếp.
Gợi ý đáp án
- Khẳng định A đúng (xem lại phần ghi nhớ trang 96 SGK GDCD 10 - Cánh diều)
- Khẳng định B sai vì Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 nước thuộc tất cả các châu lục và có quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước lớn.
- Khẳng định C, D đúng (xem ghi nhớ trang 96 SGK GDCD 10 - Cánh diều)
- Khẳng định E sai vì Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện.
Luyện tập 2
Em hãy đánh giá các hành vi thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về chế độ chính trị trong các trường hợp dưới đây:
A. Bạn M không tham gia cuộc thi Tìm hiểu về biển đảo Việt Nam do Đoàn trường tổ chức.
B. Ủy ban nhân dân và Mặt trận Tổ quốc xã B luôn tích cực phổ biến, tuyên truyền và tạo mọi điều kiện cho nhân dân trực tiếp, bình đẳng, bỏ phiếu kín để bầu cử bầu cử Hội đồng nhân dân.
C. Anh K rất vui vẻ chia sẻ cho khách nước ngoài về một danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam khi được hỏi.
D. Em Q luôn tự hào khi hát Quốc ca trong giờ chào cờ của trường.
Gợi ý đáp án
- Bạn M không nhiệt tình, tích cực trong công tác Đoàn đội.
- Ủy ban nhân dân và Mặt trận Tổ quốc xã B thực hiện đúng nhiệm vụ của những người lãnh đạo, tích cực tuyên truyền và tạo điều kiện cho nhân dân.
- Anh K có lòng tự hào về những danh lam thắng cảnh của Việt Nam, hào hứng chia sẻ cho du khách nước ngoài.
- Em Q có sự nghiêm túc trong việc hát Quốc ca.
Luyện tập 3
Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân về Luật Nghĩa vụ quân sự, bạn T đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến qua hòm thư góp ý của Quốc hội, đồng thời, còn động viên bạn bè cùng tham gia để hoàn thiện luật cho phù hợp với thực tiễn đất nước.
Theo em, trong trường hợp trên, Nhà nước đang thực hiện quyền gì đối với công dân? Quyền đó có ý nghĩa gì đối với bạn T.
Gợi ý đáp án
- Nhà nước thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của công dân trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
- Quyền đó giúp bạn T có thể tham gia vào công việc chung của xã hội.