Giải bài tập SGK Địa lí 10 trang 14, 15, 16, 17sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất thuộc chương 1: Trái đất.
Giải Địa lí 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi phần luyện tập, vận dụng của Bài 4 chương 1 trong sách giáo khoa Địa lí 10 Cánh diều. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Địa lí 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất
Trả lời câu hỏi Địa lí 10 bài 4 Cánh diều
Giải Luyện tập, vận dụng Địa lý 10 bài 4
Câu 1
Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực.
Gợi ý đáp án
Phân biệt:
Giờ địa phương | Giờ khu vực |
- Được thống nhất ở tất cả các địa điểm nằm trên cùng một kinh tuyến. -Các địa điểm nằm trên các kinh tuyến khác nhau có giờ địa phương khác nhau, mặc dù đang trong cùng một thời điểm. | - Giờ thống nhất cho từng khu vực trên Trái Đất , tiện cho việc tính giờ và giao lưu quốc tế (quy ước 24 khu vực theo kinh tuyến gọi là 24 múi giờ, giờ chính thức là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua chính giữa khu vực) . - Các múi giờ đánh số từ 0 đến 24. Giờ kinh tuyến đi qua giữa khu vực được lấy làm giờ chung cho cả khu vực đó. |
Câu 2
Hãy cho biết thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Nam theo dương lịch.
Gợi ý đáp án
Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Nam theo dương lịch:
+ Mùa xuân: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí)
+ Mùa hạ: từ 22/12 (đông chí) đến 21/3 (xuân phân).
+ Mùa thu: từ 21/3 (xuân phân) đến 22/6 (hạ chí).
+ Mùa đông: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).
Câu 3
Vào ngày 22-12, ở nước ta độ dài ngày đêm sẽ như thế nào?
Gợi ý đáp án
* Vào ngày 22-12 (đông chí):
- Ở Xích đạo: ngày đêm dài như nhau:
- Ở các chí tuyến:
- Chí tuyến Bắc: ngày ngắn hơn đêm
- Chí tuyến Nam: ngày dài hơn đên
- Ở các vòng cực:
- Điểm cực Bắc có đêm dài suốt 24h
- Điểm cực Nam có ngày dài suốt 24 giờ