Giải bài tập SGK KHTN Lớp 6 Bài 35: Hệ mặt trời và ngân hà giúp các em học sinh tìm hiểu kiến thức về đặc điểm của hệ mặt trời và ngân hà. Đồng thời biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi trong SGK cánh diều 6 bài 35.
Soạn Khoa học tự nhiên 6 Bài 35 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 171 →172. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức để học tốt môn KHTN. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
KHTN Lớp 6 Hệ mặt trời và ngân hà
Phần mở đầu
Sau khi Mặt Trời lặn, đầu tiên chúng ta chỉ nhìn thấy một vài ngôi sao sáng trên bầu trời, nhưng sau đó có thể nhìn thấy số lượng ngôi sao tăng lên đến mức ta không thể đếm hết số ngôi sao nữa. Khi đó, bầu trời như được đính những hạt kim cương lấp lánh (hình 35.l).
Những ngôi sao rất nóng và phát ra ánh sáng mạnh. Chúng là nguồn ánh sáng. Chúng ta thấy các ngôi sao vì ánh sáng của chúng đi xuyên qua không gian và đến mắt chúng ta.
Các hành tinh lạnh hơn nhiều so với các ngôi sao. Chúng không phát sáng.
Chúng ta thấy các hành tinh là do chúng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời đến mặt chúng ta
I. Hệ mặt trời
❓Quan sát hình 35.3, hãy sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
Trả lời
Sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần: Mặt Trời, Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.
❓ Hãy cho biết Thổ Tinh (hình 35.4) có chu kì quay lớn hơn hay nhỏ hơn chu kì quay của Trái Đất. Biết rằng càng xa Mặt Trời, chu kì quay quanh Mặt Trời của các hành tinh càng lớn.
Trả lời:
Thổ tinh có chu kì quay lớn hơn chu kì quay của Trái Đất vì Thổ tinh xa Mặt Trời hơn so với Trái Đất.
II. Ngân hà
❓Quan sát hình 35.3 hãy sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời
Trả lời:
Ngôi sao gần Trái Đất nhất là Mặt Trời. Mặt Trời là một các ngôi sao.