Viết bài giới thiệu ngắn về một nền văn minh cổ đại của khu vực Tây Nam Á là một trong những câu hỏi rất hay nằm trong chương trình Địa lí 11 Bài 15 Kết nối tri thức với cuộc sống.
Giới thiệu ngắn về một nền văn minh cổ đại của khu vực Tây Nam Á mang đến câu trả lời hay, chính xác nhất. Qua đó giúp các bạn nhanh chóng trả lời câu hỏi trang 73 Địa lí 11 Bài 15 Kết nối tri thức. Ngoài ra các bạn xem thêm: bài giới thiệu ngắn về cảnh quan hoang mạc của khu vực Tây Nam Á, viết bài giới thiệu về hoạt động du lịch của khu vực Đông Nam Á.
Giới thiệu ngắn về một nền văn minh cổ đại của khu vực Tây Nam Á
Lưỡng Hà là một trong những nền văn minh cổ đại và sớm nhất, xuất hiện tại vùng Trung Đông cách đây hàng nghìn năm. Đây là một trong bốn nền văn minh đồng bằng châu thổ nổi tiếng trên thế giới (ba nền văn minh còn lại là văn minh sông Nile - Ai Cập, văn minh đồng bằng sông Hằng - Ấn Độ và văn minh đồng bằng sông Hoàng Hà - Trung Quốc).
Theo bách khoa thư mở (WP), Lưỡng Hà (Mesopotamia) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ, nghĩa là “vùng đất giữa các con sông”. Đây là một nền văn minh ở Tây Á thuộc hệ thống sông Tigris và Euphrates, ngày nay tương ứng với phần lớn lãnh thổ Iraq, Kuwait, phía đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và các vùng dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria và biên giới Iran - Iraq.
Về toán học, từ xưa, người Lưỡng Hà đại biết cách làm 4 phép tính cộng trừ nhân chia, biết phân số... Họ biết tính diện tích nhiều hình và biết cả quan hệ giữa ba cạnh trong tam giác trước cả khi Pitago (khoảng năm 500 TCN) chứng minh điều này. Bằng chứng là bảng đất sét 3.700 của người Babylon cổ đại ghi chép nhiều phương pháp tính toán. Người dân Lưỡng Hà sử dụng hệ thống số đếm 60. Từ đó, người Lưỡng Hà phân chia 1 giờ thành 60 phút và 1 phút gồm 60 giây. Cũng chính nhờ vào cơ số 60, vòng tròn được chia thành 360 độ.
Về thiên văn học, khoa học và nông nghiệp, cư dân Lưỡng Hà dựa vào mặt trăng làm lịch 12 tháng dựa trên chu kỳ mặt trăng. Đây là cơ sở cho loại lịch âm dương mà chúng ta sử dụng ngày nay và những tấm bản đồ đầu tiên của nhân loại (2.300 năm TCN). Bản đồ này được khắc trên đất sét, mô tả vùng đất Akkadian ở Lưỡng Hà. Bản đồ được sử dụng như bản đồ thành phố, dùng trong quân sự hay trong thương mại. Người Lưỡng Hà còn là những cư dân đầu tiên chế tạo một phương tiện di chuyển nhờ vào sức kéo động vật.
Phát minh nổi tiếng của người Lưỡng Hà trong nông nghiệp là chiếc lưỡi cày. Nó được làm bằng gỗ, hình dạng đơn giản (khoảng năm 6.000 TCN). Phát minh này đóng góp nhiều cho trồng trọt, đảm bảo cuộc sống nông nghiệp định cư thay vì hình thức du canh du cư. Ngoài ra người Lưỡng Hà còn tìm ra các loại hạt giống đầu tiên như lúa mì, lúa mạch. Họ cũng tạo ra những khu vườn trồng nhiều loại cây khác nhau bao gồm đậu, dưa chuột, tỏi, rau diếp, nho, táo, sung... Một trong những khu vườn nổi tiếng được công nhận là kỳ quan thế giới đó là Vườn treo Babylon ở Iraq. Người Lưỡng Hà biết vắt sữa cừu, dê, bò để làm bơ, và giết mổ chúng để lấy thịt.
Ngoài ra, Lưỡng Hà còn là khu vực có những bộ luật sớm nhất ngay từ những năm 2.200 - 2.100 TCN. Tiêu biểu có bộ luật Hammurabi thời vua Hamura (1796 TCN - 1750 TCN), vị vua thứ 6 của Babylon. Đây cũng là văn bản luật cổ nhất còn được bảo tồn tốt, có niên đại khoảng năm 1760 TCN. Bộ luật này hiện chỉ còn lại một phần được khắc trên một bia đá cao khoảng 2,44m hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Louvre (Pháp).