Giải Sinh 10 bài 1 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi nội dung bài học và luyện tập vận dụng bài Giới thiệu chương trình môn Sinh học, sinh học và sự phát triển bền vững trang 6, 7, 8, 9, 10, 11.
Sinh 10 bài 1 Cánh diều được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Giải Sinh học 10 bài 1 Cánh diều là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 10 trong quá trình giải bài tập. Bên cạnh đó các em xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Sinh 10 Cánh diều.
Sinh 10 Bài 1: Giới thiệu chương trình môn Sinh học, sinh học và sự phát triển bền vững
Trả lời câu hỏi Mở đầu Sinh 10 Bài 1 Cánh diều
Kể tên những chủ đề về thế giới sống mà em đã học?
Gợi ý đáp án
Những chủ đề về thế giới sống mà em đã học:
- Sinh học phân tử (Từ gene đến protein,…)
- Sinh học tế bào (Cấu tạo, chức năng của tế bào, NST,…)
- Sinh lí học (Vận động, dinh dưỡng và tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, điều hòa môi trường trong cơ thể, hệ thần kinh và giác quan ở người;…)
- Hóa sinh học (Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật,…)
- Sinh thái học (Bảo vệ môi trường,…)
- Di truyền học (Mendel và khái niệm nhân tố di truyền, di truyền NST,…)
- Sinh học tiến hóa (Các bằng chứng tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, cơ chế tiến hóa, sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, khái quát sự hình thành loài người,…)
Trả lời câu hỏi nội dung bài học Sinh 10 Cánh diều bài 1
I. Giới thiệu chương trình môn Sinh học
Câu 1 trang 6: Lấy ví dụ các lĩnh vực nghiên cứu sinh học với đối tượng là thực vật hoặc động vật.
Gợi ý đáp án
- Một số lĩnh vực nghiên cứu sinh học với đối tượng là thực vật: Sinh học tế bào thực vật, sinh lí học thực vật (chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản ở thực vật), giải phẫu học thực vật, sinh học tiến hóa thực vật, sinh thái học thực vật, công nghệ tế bào thực vật,…
- Một số lĩnh vực nghiên cứu sinh học với đối tượng là động vật: Di truyền học động vật, sinh học tế bào động vật, sinh lí học động vật (chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản ở động vật), giải phẫu học động vật, sinh học tiến hóa động vật, sinh thái học động vật, công nghệ tế bào động vật,…
Câu 2 trang 7: Học tập môn Sinh học mang lại cho các em những hiểu biết và ứng dụng gì?
Gợi ý đáp án
- Học tập môn Sinh học mang lại cho chúng ta những hiểu biết về hình thành và phát triển của thế giới sống, các quy luật của tự nhiên; góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học; phẩm chất yêu lao động, yêu thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên; có khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo.
- Học tập môn Sinh học mang lại cho học sinh những ứng dụng trong chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh; cung cấp lương thực, thực phẩm; góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống con người;…
Luyện tập 1 trang 7: Hãy cho một ví dụ về sinh học đã có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của em và gia đình?
Gợi ý đáp án
Ví dụ về sinh học đã có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của em và gia đình: Hiểu biết về hoạt động tiêu hóa của cơ thể người, gia đình em đã tạo ra những thói quen có lợi cho hoạt động tiêu hóa như ăn uống cân đối, hợp lí; ăn đúng giờ; tạo bầu không khí thoải mái khi ăn;…
Luyện tập 2 trang 7: Cho ví dụ tương ứng với mỗi vai trò của sinh học trong cuộc sống ở hình 1.2.
Gợi ý đáp án
Ví dụ tương ứng với mỗi vai trò của sinh học trong cuộc sống ở hình 1.2: - Chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh: Phát triển các kĩ thuật cấy ghép nội tạng, kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, liệu pháp gen, liệu pháp tế bào gốc; các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả với từng loại bệnh. - Cung cấp lương thực, thực phẩm: Tạo ra các sản phẩm mới phục vụ cho nhiều lĩnh vực như thực phẩm, chăn nuôi,… góp phần nâng cao năng suất. - Tạo không gian sống và bảo vệ môi trường: Trồng các loại cây phong thuỷ tạo môi trường sống xanh; sử dụng các loài thiên địch trong bảo vệ mùa màng như sử dụng mèo để bắt chuột; sử dụng vi sinh vật để xử lí các sự cố ô nhiễm môi trường;… - Phát triển kinh tế, xã hội: Ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y học,… tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, chi phí thấp góp phần phát triển kinh tế.
Luyện tập 3 trang 7: Kể thêm vai trò của sinh học trong cuộc sống hằng ngày.
Gợi ý đáp án
Kể thêm một số vai trò của sinh học trong cuộc sống hằng ngày:
- Sản xuất nhiều loại vaccine, enzyme, kháng thể, thuốc,… nhằm phòng ngừa và chữa trị nhiều bệnh ở người.
- Xét nghiệm DNA hoặc dấu vân tay để xác định mối quan hệ huyết thống, xác định tình trạng sức khỏe hoặc tình trạng tổn thương trong các vụ tai nạn giao thông,… để giải quyết các vụ án hình sự, khám nghiệm tử thi,…
- Việc nghiên cứu tập tính, hoạt động của động vật, người ta chế tạo hoặc cải tiến các thiết bị, máy móc phục vụ cho đời sống con người như việc chế tạo robot để thay thế con người trong lao động nặng.
Câu 3 trang 8: Tìm thông tin về dự báo phát triển sinh học trong tương lai?
Gợi ý đáp án
Những thông tin về dự báo phát triển sinh học trong tương lai:
- Trong tương lai, sinh học có thể phát triển theo hai hướng: Mở rộng nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ vi mô (gene, enzyme,…) và nghiên cứu sự sống ở cấp độ vĩ mô (hệ sinh thái, sinh quyển,…).
- Các hướng nghiên cứu sinh học trong tương lai: Tạo ra giống vật nuôi, cây trồng mới thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh lương thực; tạo ra các loại thuốc mới trong điều trị bệnh; công nghệ ứng dụng trong sản xuất; bảo vệ môi trường;…
- Sinh học ngày càng phát triển nhờ sự tích hợp với các lĩnh vực khoa học khác nhau hình thành nên những lĩnh vực khoa học mới: tin sinh học, sinh học vũ trụ, phỏng sinh học,…
Câu 4 trang 8: Học môn Sinh học có thể giúp em chọn những ngành nghề gì trong tương lai?
Gợi ý đáp án
Học môn Sinh học có thể giúp em chọn được nhiều ngành nghề khác nhau:
- Nhóm ngành nghề Giảng dạy và Nghiên cứu: Công nghệ sinh học, Khai thác thuỷ sản, Kĩ thuật sinh học, Lâm học, Sinh học, Sinh học ứng dụng, Sư phạm sinh học,…
- Nhóm ngành Sản xuất: Chăn nuôi, Chế biến gỗ, Chế biến thực phẩm, Nuôi trồng thuỷ sản, Trồng trọt, Sản xuất thuốc chữa bệnh,…
- Nhóm ngành Chăm sóc sức khoẻ: Dược học, Y đa khoa, Điều dưỡng, Hóa dược, Y học cổ truyền, Y học sự phòng, Y tế công cộng,…
- Nhóm ngành Hoạch định chính sách: Lâm nghiệp đô thị, Tổ chức và quản lý y tế, Quản lí bệnh viện, Quản lí tài nguyên rừng, Quản lí thủy sản,…
Câu 5 trang 9: Vì sao Công nghệ sinh học lại được cho là “ngành học của tương lai”?
Gợi ý đáp án
Công nghệ sinh học được cho là “ngành học của tương lai” vì: Công nghệ sinh học là ngành học về các công nghệ khai thác hoạt động sống của sinh vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp, đóng vai trò tiên phong cho một cuộc cách mạng sinh học trong các ngành kinh tế - kĩ thuật. Ngành học này mang lại ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: trong nông nghiệp công nghệ cao (như nghiên cứu tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới hay các công nghệ sản xuất chế phẩm chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi); trong y dược (như nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất các vaccine thiết yếu, vaccine thế hệ mới, chế phẩm chẩn đoán và thuốc chữa bệnh...); trong lĩnh vực môi trường (như nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp, chế phẩm công nghệ sinh học trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường),…
Vận dụng trang 9: Hãy tìm và giới thiệu với các bạn của mình những ngành nghề liên quan đến sinh học, triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.
Gợi ý đáp án
Một số ngành nghề liên quan đến sinh học và triển vọng trong tương lai:
- Ngành dược: Do sự gia tăng của các cơ sở y tế chăm sóc sức khoẻ,các công ty dược mới thì nhu cầu nhân lực ngành dược được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 6% trong những năm tới đây. Các cơ sở y tế tư nhân ngày càng tuyển dụng nhiều dược sĩ để giám sát việc cấp phát và sử dụng thuốc của bệnh nhân. Họ cũng có thể thực hiện những công việc như xét nghiệm đường huyết hay cholesterol nhanh.
- Ngành Khoa học Y sinh: Có rất nhiều cơ hội dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học Y Sinh bao gồm cả các công ty nước ngoài và các doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty tư nhân chuyên môn như: Kỹ thuật viên, chuyên viên xét nghiệm y tế trong phòng xét nghiệm, trung tâm nghiên cứu của các bệnh viện hoặc trung tâm chăm sóc sức khỏe công lập và tư nhân; Nhà khoa học, nghiên cứu viên, hay giảng viên tại các trường, viện Đại học và nghiên cứu;…. Theo thống kê của nhiều trang báo quốc tế nổi tiếng như Forbes hay Business insider, Khoa học Y sinh nằm trong top 10 các ngành trả lương cao nhất ở nước Mỹ nói riêng và trên thế giới nói chung.
- Ngành công nghệ Sinh học: Sinh viên ngành Công nghệ sinh học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vai trò vị trí khác nhau như: Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm; Chuyên viên công nghệ sinh học tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật; Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm; cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa.
- Ngành công nghệ thực phẩm: Sau khi tốt nghiệp ngành sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm có thể làm việc chuyên môn tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (chế biến thịt, sữa, cá, cà phê, chè, đồ hộp…), các viện nghiên cứu, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm, làm cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực chế biến, bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu hoặc có thể trở thành chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và trung tâm y tế dự phòng,…
II. Sinh học và sự phát triển bền vững
Câu 6 trang 9: Nêu mối quan hệ giữa hệ kinh tế, hệ tự nhiên và hệ xã hội trong phát triển bền vững. Cho ví dụ minh họa.
Gợi ý đáp án
Mối quan hệ giữa hệ kinh tế, hệ tự nhiên và hệ xã hội trong phát triển bền vững: Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa giữa các hệ thống phụ thuộc lẫn nhau là hệ tự nhiên, hệ xã hội, hệ kinh tế. Phát triển bền vững nhằm giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Trong đó:
- Hệ kinh tế: Việc phát triển kinh tế vừa là nền tảng để nâng cao đời sống xã hội, vừa phải tính toán đến toán tác động như thế nào đến môi trường, xã hội.
- Hệ tự nhiên: Hệ tự nhiên là nguồn tài nguyên phong phú cung cấp nền tảng cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Việc khai thác hệ tự nhiên để phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội phải hướng tới sự phát triển bền vững.
- Hệ xã hội: Trong sự phát triển bền vững, cần nâng cao ý thức xã hội trong bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế bền vững cho các thế hệ mai sau.
Ví dụ về mối quan hệ giữa hệ kinh tế, hệ tự nhiên và hệ xã hội trong phát triển bền vững: Sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp như: rơm, rạ, lõi ngô, phân động vật, chất thải… để sản xuất ethanol sinh học vừa giải quyết các vấn đề môi trường, vừa phát triển kinh tế và ổn định xã hội về vấn đề năng lượng.
Câu 7 trang 10: Hãy nêu vai trò của sinh học trong phát triển bền vững kinh tế và xã hội?
Gợi ý đáp án
Vai trò của sinh học trong phát triển kinh tế: Những hiểu biết trong sinh học được ứng dụng trong sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo việc làm.
- Cung cấp kiến thức vận dụng vào việc khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên, phục vụ phát triển kinh tế.
- Tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; sản phẩm, chế phẩm sinh học có giá trị.
Vai trò của sinh học trong phát triển xã hội:
- Đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.
- Đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống; đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát sự phát triển dân số cả về chất lượng và số lượng.
Câu 8 trang 10: Phát triển bền vững và việc bảo vệ môi trường có mối quan hệ như thế nào?
Gợi ý đáp án
- Môi trường là tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh chúng ta. Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết như đất, nước, rừng, khoáng sản, sinh vật biển,… cho cuộc sống và cách hoạt động sản xuất của con người.
- Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.