Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học các bài trong học kì 1 giúp thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 11 của mình. Kế hoạch bài dạy Ngữ văn lớp 11 giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 11.
Giáo án Văn 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024
Trường:....................................................... Tổ:.............................................................. | Họ và tên giáo viên:……………………… ……………………………………………. |
TÊN BÀI DẠY:
BÀI 1 – THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN
Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 11
Thời gian thực hiện: ….. tiết
A. TỔNG QUAN
MỤC TIÊU BÀI HỌC | |
1. Về năng lực chung | - Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,…. |
2. Về năng lực đặc thù | - Học sinh nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tùy bút, tản văn - Học sinh phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh - Học sinh nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học, tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học - Học sinh giải thích được nghĩa của từ |
3. Về kĩ năng | - Học sinh viết được một bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. - Học sinh giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân (tác phẩm văn học, tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, hội họa) - Học sinh nắm bắt nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình; biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ |
4. Về phẩm chất | - Học sinh biết yêu quý và có ý thức giữa gìn vẻ đẹp của thiên nhiên |
NỘI DUNG BÀI HỌC | |
Đọc | - Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) - Cõi lá (Đỗ Phấn) - KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: Chiều xuân (Anh Thơ) - MỞ RỘNG: Trăng sáng trên đầm xen (Chu Tự Thanh) |
Thực hành Tiếng Việt | - Giải thích nghĩa của từ |
Viết | - Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. |
Nói và nghe | - Giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân |
Ôn tập | - Ôn tập chủ đề |
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TIẾT 1. TRI THỨC NGỮ VĂN
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực đặc thù
❖ Học sinh nhận biết và phân tích được một số yếu tố của tùy bút và tản văn
❖ Học sinh thảo luận và phân tích được các yếu tố trong văn bản tùy bút và tản văn
2. Về năng lực chung
❖ Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,….
3. Về phẩm chất: Học sinh biết yêu quý và có ý thức giữa gìn vẻ đẹp của thiên nhiên
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TỔ CHỨC THỰC HIỆN | SẢN PHẨM |
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học b. Nội dung thực hiện: ❖ GV đặt câu hỏi và HS suy nghĩ trả lời | |
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập GV đặt câu hỏi: Các em đã từng viết nhật kí chưa? Điều đặc biệt của nhật kí là gì và tác dụng của nó. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩ và trả lời Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ câu trả lời của mình Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên dẫn dắt vào bài học | HS có thể trả lời: - Nhật kí ghi chép lại những suy nghĩ, cảm nhận hay lịch trình sinh hoạt cá nhân. - Tự do bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ mà không khuôn khổ như nhiều thể loại khác. GV gợi dẫn về loại hình kí và hai thể loại tùy bút và tản văn
|
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a. Mục tiêu hoạt động: ❖ Học sinh thảo luận và phân tích được các yếu tố trong văn bản tùy bút và tản văn b. Nội dung thực hiện: ❖ Học sinh đọc phần “Tri thức ngữ văn” trong SGK và kết hợp đọc tài liệu bổ trợ giáo viên đưa và thực hành hoàn thiện phiếu học tập | |
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên phát phiếu học tập và thực hành theo nhóm đôi hoặc cá nhân HS hoàn thành phiếu và chia sẻ câu trả lời Thời gian: 15 phút Chia sẻ và phản biện: 5 phút Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩa và trả lời Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản | Kiến thức trọng tâm 1. Tùy bút Tuỳ bút là tiểu loại thuộc loại hình kí; thường tập trung thể hiện cái “tôi” của tác giả, luôn có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Ở tuỳ bút, chi tiết, sự kiện chỉ là cái cớ, là tiền đề để bộc lộ cảm xúc, suy tư, nhận thức, đánh giá về con người và thơ (có chỗ cuộc sống. Ngôn ngữ của tùy bút giàu chất thơ (có chất trữ tình, giàu nhạc điệu, giàu sức gợi,...). 2. Tản văn Tản văn là một dạng văn xuôi gần với tuỳ bút; thường kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ nhân vật. Tản văn chú trọng việc nêu lên được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ tình cảm, ý nghĩ của tác giả. 3. Yếu tố kết hợp giữa trữ tình và tự sự trong tùy bút và tản văn - Yếu tố tự sự trong tuỳ bút, tản văn là yếu tố kể chuyện, thể hiện qua việc ghi chép, thuật lại các sự việc, câu chuyện, chuỗi tình tiết liên quan tới hành vi, diễn biến tâm trạng, tình cảm của nhân vật hay lịch sử, phong tục được đề cập trong tác phẩm. - Yếu tố trữ tình trong tuỳ bút, tản văn là yếu tố thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của cái tôi tác giả trong tuỳ bút hay của người kể chuyện, quan sát, miêu tả trong tản văn. 4. Ngôn ngữ văn học Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong tác phẩm văn chương, có tính nghệ thuật, thể hiện qua các đặc điểm: 1) giàu sức truyền cảm, biểu cảm: có khả năng chứa đựng nhiều tình cảm, cảm xúc; 2) tính đa nghĩa: các hình thức ẩn dụ, nhân hoá, tượng trưng,... khiến câu văn, câu thơ hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa; 3) tính hình tượng: có khả năng khơi gợi hình ảnh, hình tượng, mang lại cho người đọc ấn tượng sinh động về sự vật được nói đến, từ đó có những liên tưởng, phán đoán thú vị; 4) tính thẩm mĩ: ngôn ngữ văn học phải được gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ chung để đạt tới giá trị nghệ thuật, tạo được rung động thẩm mĩ trong người đọc. Ngôn ngữ trong tuỳ bút, tản văn, ngoài các đặc điểm chung của ngôn ngữ văn học còn có thêm nét riêng của thể loại: thường thấm đượm chất thơ và dấu ấn riêng của tác giả. |
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a. Mục tiêu hoạt động: Vận dụng một số lí thuyết về tùy bút và tản văn để thực hành đọc một đoạn tản văn ngắn b. Nội dung thực hiện Học sinh thực hành đọc và chỉ ra sự kết hợp giữa yếu tố trữ tình và tự sự trong các đoạn tản văn | |
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập GV chiếu đoạn văn Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thực hành Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh trình bày phần bài làm của mình Bước 4. Kết luận, nhận định GV chốt lại kiến thức | Đoạn văn. Phần phụ lục - Yếu tố tự sự: + Chỉ đến khi một người Pháp tốt bụng là Yersin kiên nhẫn dò tìm và phát hiện ra, thì Đà Lạt mới được khua dậy, được dắt tay ra khỏi lãng quên. Lập tức người Pháp ở Đông Dương chọn đây làm nơi nghỉ dưỡng khi không thể về bản quốc. Lên đây, họ cảm thấy được hồi hương ngay tại xứ người + Từ Hà Nội bay vào hay Sài Gòn bay ra, họ đều cất cánh từ mùa hạ, sau vài tiếng đồng hồ, đáp cánh xuống mùa thu. Người bị ngập đầu trong guồng quay công việc tìm về đây cho ngày cuối tuần thư giãn, y như thỏi sắt nung được nhúng vào nước lạnh. Người cầm tù trong nhịp sống tĩnh tại, thời gian biểu quẩn quanh, tìm về đây như một dịp thau chua rửa mặn, được sống những nhu cầu khuất lấp trong mình - Yếu tố trữ tình + Ôi, người Việt Nam những thế hệ trước, chỉ một mực sống cho người khác, đầu tắt mặt tối một đời à Bộc lộ cảm xúc + Chẳng đổi đời thì đổi gió. Mà cứ gì 7X với 8X, chuyến bay lánh nóng này của tôi cũng đang tìm về Đà Lạt đây thôi. Chẳng phải miền ôn đới quốc nội này đang mê dụ tôi sao ? Chẳng phải lúc nào tôi cũng thèm được làm tươi, làm trong lại đời mình sao ? Thảo nào, lúc máy bay chớm vào miền thông xanh, mình cứ nhấp nhổm hoài. à Câu hỏi tu từ |
Phụ lục 2. Rubric thảo luận nhóm
TIÊU CHÍ | CẦN CỐ GẮNG (0 – 4 điểm) | ĐÃ LÀM TỐT (5 – 7 điểm) | RẤT XUẤT SẮC (8 – 10 điểm) |
Hình thức (2 điểm) | 0 điểm Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả Sai lỗi chính tả | 1 điểm Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả | 2 điểm Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả Có sự sáng tạo |
Nội dung (6 điểm) | 1 - 3 điểm Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện | 4 – 5 điểm Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao | 6 điểm Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao Có sự sáng tạo |
Hiệu quả nhóm (2 điểm) | 0 điểm Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động | 1 điểm Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động | 2 điểm Hoạt động gắn kết Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động |
Điểm | |||
TỔNG |
Phụ lục 3. Đoạn tản văn luyện tập
Tôi đồ rằng, do bất bình trước cái việc tạo hóa đã ném mình vào nắng nung khiến thân nhiệt lúc nào cũng nồng nã vã sáng, xứ nhiệt đới này đã gồng mình cướp lại bằng được một phần ôn đới rồi đem về cất giấu tận trên cao nguyên Di Linh làm của để dành. Vì thế mà có Đà Lạt. Đà Lạt được giấu kín như thế hàng kỉ nguyên sau mây mù và rừng núi rậm rạp. Kín đến nỗi chính xứ nhiệt đới cũng từng quên mất nó. Chỉ đến khi một người Pháp tốt bụng là Yersin kiên nhẫn dò tìm và phát hiện ra, thì Đà Lạt mới được khua dậy, được dắt tay ra khỏi lãng quên. Lập tức người Pháp ở Đông Dương chọn đây làm nơi nghỉ dưỡng khi không thể về bản quốc. Lên đây, họ cảm thấy được hồi hương ngay tại xứ người. Người Việt xem Đà Lạt như một ôn đới gần, một ôn đới nằm gọn trong vòng tay nhiệt đới. Từ Hà Nội bay vào hay Sài Gòn bay ra, họ đều cất cánh từ mùa hạ, sau vài tiếng đồng hồ, đáp cánh xuống mùa thu. Người bị ngập đầu trong guồng quay công việc tìm về đây cho ngày cuối tuần thư giãn, y như thỏi sắt nung được nhúng vào nước lạnh. Người cầm tù trong nhịp sống tĩnh tại, thời gian biểu quẩn quanh, tìm về đây như một dịp thau chua rửa mặn, được sống những nhu cầu khuất lấp trong mình. Có phải ngàn thông là một bộ lọc tận tụy vô tư cho Đà Lạt không ? Bao bọc Đà Lạt trong lòng mình, ru vỗ Đà Lạt trong cái nôi xanh đời đời của mình, thông cao nguyên cứ lặng thầm lọc nóng thành mát, đục thành trong, tục thành thanh, ồn ã thành êm ả, nhiệt đới thành ôn đới. Người đến Đà Lạt ngỡ như được làm mát, làm trong lại mình. Ôi, người Việt Nam những thế hệ trước, chỉ một mực sống cho người khác, đầu tắt mặt tối một đời. Các thế hệ ấy thường chia cái đời mình làm hai chặng. Chặng đầu, nai lưng làm lụng tích cóp như một con lừa. Chỉ sau khi mọi chuyện lớn bé của bổn phận người đã hòm hòm, họ mới cho phép mình sang chặng hai, ấy là hưởng đời một chút, thăm thú chỗ nọ chỗ kia một chút. Nhưng khốn nỗi, chặng trước đâu có chịu dừng, nó thường nuốt gọn cả chặng sau, khiến đời tàn lực kiệt. Lúc hưởng được thì không được hưởng, lúc được hưởng lại không hưởng được. Thế, họ cũng chẳng lấy làm tiếc. Đà Lạt thế kỉ trước là chốn xa xỉ, viển vông ngay cả với người không thiếu điều kiện. Một ôn đới ngay trong tầm tay mà họ cũng không thể đến. May thay, quan niệm về chất lượng sống cũng khác dần. Người Việt nay có vẻ hiện sinh hơn. 7X, 8X bây giờ ứng xử khác : vừa làm vừa hưởng. Địa chỉ xanh cho ngày nóng ở xứ mình đâu có ít, nhưng xem ra Đà Lạt vẫn là lựa chọn sâu kín nhất cho mỗi chuyến ngao du. Vẫn biết, gió tươi cao nguyên có thể làm dịu đời một lát, chứ không thể làm dịu mát một đời. Nhưng dù ngắn vẫn hơn không! Chẳng đổi đời thì đổi gió. Mà cứ gì 7X với 8X, chuyến bay lánh nóng này của tôi cũng đang tìm về Đà Lạt đây thôi. Chẳng phải miền ôn đới quốc nội này đang mê dụ tôi sao ? Chẳng phải lúc nào tôi cũng thèm được làm tươi, làm trong lại đời mình sao ? Thảo nào, lúc máy bay chớm vào miền thông xanh, mình cứ nhấp nhổm hoài.
TIẾT 2. VĂN BẢN ĐỌC
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SỐNG?
(Hoàng Phủ Ngọc Tường)
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực đặc thù
❖ Học sinh nhận biết và phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản
❖ Học sinh phân tích và đánh giá được cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị văn hóa, nhân sinh từ văn bản
❖ Học sinh nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học; phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học.
❖ Học sinh phân tích được ý nghĩa tác động của văn bản đối với người đọc
❖ Học sinh vận dụng tri thức đọc hiểu để đọc hiểu văn bản
2. Về năng lực chung
❖ Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,….
3. Về phẩm chất: Biết trân trọng vẻ đẹp của các giá trị văn hóa và thiên nhiên đất nước
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TỔ CHỨC THỰC HIỆN | SẢN PHẨM | ||||||||||||||||
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học b. Nội dung thực hiện: ❖ GV chiếu một số hình ảnh về Huế và đặc trưng của Huế ❖ HS theo dõi và lắng nghe thuyết trình hoặc trả lời câu hỏi về các địa danh của GV | |||||||||||||||||
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập GV đặt câu hỏi và chiếu hình ảnh Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh quan sát, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của giáo viên Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt ý và dẫn dắt vào bài học. | Một số gợi ý Đại nội kinh thành Huế, làng hương, cầu trường tiền, sông Hương, điện Hòn Chén, đồi Vọng Cảnh, chùa Thiên Mụ, món ăn: các loại bánh,… | ||||||||||||||||
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh vận dụng tri thức ngữ văn để: ❖ Học sinh nhận biết và phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản ❖ Học sinh phân tích và đánh giá được cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị văn hóa, nhân sinh từ văn bản ❖ Học sinh nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học; phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học ❖ Học sinh phân tích được ý nghĩa tác động của văn bản đối với người đọc b. Nội dung thực hiện: ❖ Học sinh tiến hành chia nhóm tìm hiểu về tác phẩm qua các hoạt động: Phiếu học tập, thảo luận nhóm và phát vấn cá nhân | |||||||||||||||||
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập · GV chia lớp thành các nhóm tối đa 4HS/nhóm · HS đọc văn bản theo nhóm 4, có thể chia đoạn cho nhau đọc · HS hoàn thành phiếu học tập để tìm hiểu về sự kết hợp các yếu tố trong văn bản Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ HS thực hành làm phiếu học tập Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản | 1. Sự kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình trong tùy bút a. Hình tượng sông Hương được miêu tả từ nhiều góc nhìn và phân tích cụ thể từng đoạn
b. Cái “tôi” của tác giả hiện hữu trong văn bản - Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất; nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng; lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố...; đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày, hoặc trên sân khấu nhà hát; tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ;... c. Sự đan xen kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình
Nhận xét: Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ trình vừa làm cho hình tượng sông Hương trong đoạn văn trở nên sinh động, gợi cảm vừa trực tiếp bộc lộ tình cảm của tác giả dành cho dòng sông. Với sự xuất hiện của yếu tố tự sự, đoạn văn không chỉ ghi lại thuỷ trình của dòng sông khi chảy vào thành phố mà còn thể hiện được những tình cảm mà Hương Giang dành riêng cho Huế. Vì thế, hình tượng sông Hương hiện lên không đơn thuần là một dòng sông mà đã được nhân hoá như một cô gái Huế e ấp, dịu dàng, duyên dáng với một vẻ đẹp riêng, khó lẫn trong hành trình tìm về với thành phố thân yêu của nó. Những yếu tố tự sự ấy kết hợp những yếu tố trữ tình đã phần nào giúp người đọc hình dung rõ hơn về những tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho sông Hương và xứ Huế. | ||||||||||||||||
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập · GV chia lớp thành các nhóm tối đa 4HS/nhóm · HS đọc lại văn bản và hoàn thành phiếu học tập số 2 Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ HS thực hành làm phiếu học tập Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản | 2. Đặc điểm ngôn ngữ văn học được thể hiện qua văn bản - Xác định một số biện pháp tu từ được sử dụng trong VB: + So sánh: Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dạ; dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu;... + Ẩn dụ: Sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở; sông Hương là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc;... + Nhân hoá: Sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biển bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc; và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ... - Tác dụng: + Giàu sức biểu cảm (biểu lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho sông Hương và xứ Huế) + Tạo tính đa nghĩa và tính hình tượng cho VB (câu văn/ đoạn văn hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa và làm cho hình tượng được miêu tả trở nên sinh động, gợi cảm bởi những liên tưởng bất ngờ, thú vị) + Tạo nên được những rung động thẩm mĩ ở người đọc. + Khẳng định sự tài hoa, độc đáo của tác giả | ||||||||||||||||
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập · GV chia lớp thành các nhóm tối đa 4HS/nhóm · HS đọc văn bản theo nhóm 4 · HS hoàn thành phiếu học tập để tìm hiểu về cảm hứng chủ đạo của văn bản và phát vấn để tìm hiểu giá trị văn hóa của sông Hương Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ HS thực hành làm phiếu học tập Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản | 3. Cảm hứng chủ đạo và giá trị văn hóa được thể hiện trong văn bản a. Cảm hứng chủ đạo - Cảm hứng chủ đạo mà tác giả thể hiện qua VB: Ca ngợi vẻ đẹp biến ảo, đầy chất thơ của sông Hương và xứ Huế; yêu tha thiết, đắm say và trân trọng, tự hào đối với những vẻ đẹp nên thơ của thiên nhiên xứ sở, những giá trị lịch sử, bề dày văn hoá và vẻ đẹp tâm hồn của con người ở vùng đất cố đô. – Cách thể hiện của cảm hứng chủ đạo ấy trong tác phẩm: + Thể hiện qua những từ ngữ, câu văn bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc, nhận xét, đánh giá của tác giả dành cho sông Hương, xứ Huế: Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất; lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố...; có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hoá nó lên, tôi gọi đây là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu; có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ;... + Thể hiện qua cách tác giả lựa chọn sử dụng từ ngữ, hình ảnh khắc hoạ hình tượng sống Hương, xứ Huế trong VB: rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn; dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng; uốn mình theo những đường cong thật mềm; dòng sông mềm như tấm lụa; sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long; chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non; dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc;... + Thể hiện qua những phát hiện, liên tưởng thú vị, tài hoa, tinh tế và độc đáo của tác giả dành cho sông Hương, xứ Huế: liên tưởng vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn với hình ảnh một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại và hình ảnh người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở; liên tưởng hành trình sông Hương tìm về với thành phố Huế là hành trình của một người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại tìm về với người tình mong đợi của nó; điệu chảy lặng lờ của sông Hương trong lòng thành phố được liên tưởng với điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế;... + Thể hiện qua cách nhìn nhận, khám phá đối tượng (hình ảnh sông Hương) ở nhiều góc độ, khía cạnh để phát hiện ra nhiều vẻ đẹp đa dạng của sông Hương. Bộc lộ tình yêu, niềm say mê, gắn bó với thiên nhiên; sự am hiểu sâu sắc, tường tận, uyên bác về thiên nhiên và văn hoá Huế. - Nhận xét về cách thể hiện cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm: + Cảm hứng chủ đạo ấy thể hiện xuyên suốt chiều dài của tác phẩm, được bộc lộ vừa trực tiếp vừa gián tiếp, tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của người đọc khiến độc giả cảm nhận rất rõ tình yêu đắm say, niềm tự hào thương mến của tác giả dành cho dòng sông quê hương. + Cảm hứng chủ đạo với những cách thể hiện ấy đã góp phần làm nên chất trữ tình/ chất thơ cho bài tuỳ bút. b. Giá trị văn hóa: Vai trò của sông Hương trong tư cách “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở” - Qua cách cảm nhận độc đáo của tác giả, sông Hương được xem là cội nguồn sinh thành và không gian tồn tại của nền âm nhạc cổ điển xứ Huế: Quả đúng như vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya. Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu. - - Không gian bờ sông ấy cũng là nơi lưu giữ một nét văn hoá rất riêng của Huế trong cái sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa: ... màu áo điều lục với loại vải vân thưa màu xanh chàm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người, thuở ấy các cô dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng. Đấy cũng chính là màu của sương khói trên sông Hương, giống như tấm voan huyền ảo của thiên nhiên, sau đó ẩn giấu khuôn mặt thực của dòng sông... - Chính vẻ đẹp phong phú, biến ảo của dòng sông đã khiến nó luôn biết cách làm mới mình, từ đó khơi gợi nguồn cảm hứng vô tậm cho các thi nhân: Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. | ||||||||||||||||
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập · GV phát vấn: Việc tác giả có những phát hiện đặc biệt về sông Hương đã đem đến cho bạn bài học gì về cách quan sát, cảm nhận cuộc sống xung quanh? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ và trả lời Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản | 4. Ý nghĩa và tác động của văn bản đối với người đọc - Muốn có được những phát hiện về cảnh sắc thiên nhiên, vạn vật quanh mình, chúng ta - cần nuôi dưỡng một tình yêu tha thiết, mê đắm và hoà mình trọn vẹn với thiên nhiên để cảm nhận từng vẻ đẹp độc đáo của vạn vật. - Cần tiếp cận, khám phá vạn vật ở nhiều góc độ khác nhau để nhìn nhận đối tượng một cách toàn diện hơn. - Trong quá trình khám phá thiên nhiên, cần kết hợp với việc tìm hiểu tri thức về đối tượng để có điều kiện khám phá, phát hiện những khía cạnh độc đáo của thiên nhiên. | ||||||||||||||||
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a. Mục tiêu hoạt động: Dựa vào nội dung tìm hiểu về văn bản, HS đọc một văn bản khác cùng thể loại b. Nội dung thực hiện Học sinh thực hành đọc và xác định các yếu tố GV yêu cầu | |||||||||||||||||
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên giao nhiệm vụ: Dựa vào nội dung tìm hiểu về văn bản: Vẻ đẹp của Sông Đà từ các góc nhìn: Từ trên cao nhìn xuống, từ trong rừng đi ra, trong thơ ca và sáng tác Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thực hiện bài làm Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh trình bày phần bài làm của mình Bước 4. Kết luận, nhận định | Gợi ý đáp án Trên máy bay nhìn xuống - Diện mạo sông Đà như “Một cái dây thừng ngoằn nghèo”, “từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây”. Nào ai có thể ngờ , “cái dây thừng ngoằn nghèo kia lại có thể là dòng sông” vẫn thường “hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc” - Dáng hình sông Đà còn hiện lên trong vẻ thướt tha, dịu dàng “Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài như áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc, bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân” Điệp từ và cấu trúc trong lời văn khiến câu văn trải dài, dài mãi. Nó vẽ lên dáng mềm mại, tha thướt của sông Đà khi nhìn ở khoảng cách rất cao, rất xa. Phép so sánh cho thấy sông Đà như một người thiếu nữ đẹp, điểm tô cho cả vùng non nước bằng “một áng tóc mun dài ngàn ngàn vạn vạn sải”. Nó giống như nhịp cầu nối thơ mộng giữa không gian của miền núi cao Tây Bắc với những dải đồng bằng mênh mông - Diện mạo của sông Đà còn là nét đẹp đầy gợi cảm. Tác giả say sưa, mê mẩn nhìn ngắm vẻ gợi cảm của màu nước sông Đà đổi thay theo từng mùa. Dòng sông chẳng khác nào cô gái lộng lẫy điểm tô cho nét đẹp diễm lệ của đất nước nên nó mang một nét riêng, nét độc đáo: “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích… Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa”. Chỉ với hai câu văn, người nghệ sĩ không chỉ họa nên nét đẹp sinh động của dòng sông mà con cung cấp cho người đọc những thông tin, sự hiểu biết về một nét độc đáo của dòng sông đất nước Cảm nhận của người từ trong rừng đi ra - Vẻ đẹp trữ tình của con sông được khám phá từ cảm giác của “một người ở rừng, đi núi đã hơi lâu thấy thèm chỗ thoáng”, sông Đà hiện lên trong nét tươi vui đầy sức sống: “bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà. Chao ôi, trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui nối lại chiêm bao đứt quãng” - Đặc biệt, nhà văn dùng câu văn tả nắng trên sông Đà: “Trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy”, ánh nắng mà được liên tưởng như “màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu” ”. - Tính cách của dòng sông còn là sự gần gũi và thân thuộc: “nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân”. Du khách trên sông Đà - Hoang sơ nhất là cảnh triền sông: nó trải ra bằng phẳng, im ắng. Nơi đây “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. - Ngòi bút nhà văn dẫn dắt người đọc về thuở khai thiên lập địa: “hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”. - Cảnh nơi đây như chưa có bàn tay con người xâm phạm đến môi trường sinh thái: tĩnh lặng, cổ xưa mà vẫn tràn đầy sức sống với những hình ảnh “chú hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương”, rồi hình ảnh “đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi”. - Hoang sơ nhất là cảnh triền sông: nó trải ra bằng phẳng, im ắng. Nơi đây “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. - Ngòi bút nhà văn dẫn dắt người đọc về thuở khai thiên lập địa: “hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”. - Cảnh nơi đây như chưa có bàn tay con người xâm phạm đến môi trường sinh thái: tĩnh lặng, cổ xưa mà vẫn tràn đầy sức sống với những hình ảnh “chú hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương”, rồi hình ảnh “đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi”. Cảm nhận của thi sĩ Với vẻ đẹp hoang sơ êm đềm ấy, sông Đà trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao thi sĩ. Từ góc nhìn của những thi nhân, sông Đà trở thành người tình nhân chưa quen biết. Nguyễn Tuân phô bày sự hào hoa với những am hiểu thi ca của mình khi trích dẫn lời thơ của Tản Đà vịnh Với vẻ đẹp hoang sơ êm đềm ấy, sông Đà trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao thi sĩ. Từ góc nhìn của những thi nhân, sông Đà trở thành người tình nhân chưa quen biết. Nguyễn Tuân phô bày sự hào hoa với những am hiểu thi ca của mình khi trích dẫn lời thơ của Tản Đà vịnh | ||||||||||||||||
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, LIÊN HỆ a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh sáng tạo sản phẩm về hình tượng thiên nhiên đất nước. b. Nội dung thực hiện: HS Bài tập sáng tạo: Làm một bài thơ, vẽ một bức tranh,... về hình tượng sông Hương (hoặc về sông núi quê hương của bạn). | |||||||||||||||||
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên giao nhiệm vụ Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thực hiện Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh trình bày phần bài làm của mình Bước 4. Kết luận, nhận định GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo | GV linh hoạt sử dụng bài tập của HS |
............
Tải file tài liệu để xem thêm giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo