Giáo án Lịch sử Địa lí 8 Cánh diều

Giáo án Lịch sử - Địa lí 8 sách Cánh diều

Kế hoạch bài dạy Địa lí 8 (Cả năm)

Giáo án Lịch sử Địa lí 8 Cánh diều là tài liệu cực kì hữu ích, được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học các bài soạn theo chương trình sách giáo khoa.

Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 8 của mình. Giáo án Lịch sử Địa lí 8 Cánh diều giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 8.

Giáo án Lịch sử - Địa lí 8 sách Cánh diều

Giáo án Địa lí 8 Cánh diều

BÀI 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ VIỆT NAM

Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 2 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam (VN).

- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên VN.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của VN.

+ Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên VN.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa (SGK) từ trang (tr) 89-92.

+ Quan sát bản đồ hình 1.1 SGK tr90 để xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: tìm hiểu những thuận lợi của một số quốc gia trên biển.

3. Về phẩm chất: Ý thức học tập nghiêm túc, có tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ liêng liêng của Tổ quốc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên (GV)

- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí Việt Nam (ĐLVN).

- Hình 1.1. Bản đồ vị trí địa lí VN trong khu vực Đông Nam Á, hình 1.2. Cột mốc chủ quyền thiêng liêng trên quần đảo Trường Sa, hình 1.3. Một phần dãy núi Bạch Mã hoặc các hình tương tự phóng to.

- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.

2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat ĐLVN.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.

b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Xem quốc kì đoán tên quốc gia” cho HS.

c. Sản phẩm: HS giải được trò chơi “Xem quốc kì đoán tên quốc gia” GV đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV treo bảng phụ trò chơi “Xem quốc kì đoán tên quốc gia” lên bảng:

* GV lần lượt cho HS quan sát các quốc kì trên theo thứ tự từ 1 đến 6, yêu cầu HS cho biết tên quốc gia tương ứng với mỗi quốc kì trên. GV khen thưởng cho HS trả lời đúng.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát các quốc kì và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

1. Việt Nam

2. Trung Quốc

3. Lào

4. Cam-pu-chia

5. Ấn Độ

6. Thổ Nhĩ Kì

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Việt Nam, quốc hiệu là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quốc kì là lá Cờ đỏ sao vàng – biểu tượng thiêng liêng đặc biệt của dân tộc Việt Nam. Vậy đất nước của chúng ta nằm ở đâu trên bản đồ thế giới và tiếp giáp với các quốc gia nào trong số các quốc gia kể trên? Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta ảnh hưởng như thế nào đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên nước ta? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút)

2.1. Tìm hiểu về Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ VN (35 phút)

a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của nước ta.

b. Nội dung: Quan sát hình 1.1, 1.2 kết hợp kênh chữ SGK tr 89-91 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bài

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV gọi HS đọc nội dung mục I SGK.

* GV treo hình 1.1, 1.2 lên bảng.

* GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1, 1.2 hoặc Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

1. Việt Nam nằm ở đâu?

2. Xác định vị trí tiếp giáp của nước ta.

3. Xác định hệ tọa độ địa lí trên đất liền và trên biển ở nước ta.

4. Xác định các điểm cực phần đất liền của nước ta

5. Nêu các đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí nước ta.

6. Phạm vi lãnh thổ nước ta gồm những bộ phận nào?

7. Vùng đất có diện tích bao nhiêu và gồm những bộ phận nào?

8. Xác định đường bờ biển của nước ta. Đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu km? Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố giáp biển?

9. Vùng biển nước ta thuộc Biển nào? có diện tích bao nhiêu và gấp mấy lần diện tích đất liền?

10. Trong vùng biển nước ta có bao nhiêu đảo lớn nhỏ?Tại sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn?

11. Vùng trời được xác định như thế nào?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát quan sát hình 1.1 hoặc Atlat ĐLVN và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

1.

- Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và hải đảo.

- Nằm ở vị trí nội chí tuyến trong khu vực châu Á gió mùa.

- Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế.

2. Tiếp giáp:

- Phía bắc giáp: Trung Quốc.

- Phía tây giáp Lào và Campuchia.

- Phía đông và nam giáp Biển Đông.

3.

- Hệ tọa độ trên đất liền: theo chiều bắc - nam từ 23°23′B đến 8°34′B, theo chiều đông - tây từ 109°24′Đ đến 102°09′Đ.

- Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6°50'B (ở phía nam) và từ kinh độ 101°Đ (ở phía tây) đến trên 117°20’Đ (ở phía đông).

4. - Cực Bắc (23023’B, 105020’Đ): tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

- Cực Nam (8034’B, 104040’Đ): tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

- Cực Tây (22022’B, 102009’Đ): tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

- Cực Đông (12040’B, 109024’Đ): tại Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

5.Vị trí địa lí của nước ta có các đặc điểm nổi bật:

- Nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc, trung tâm hoạt động của gió mùa châu Á.

- Nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều sinh vật trên đất liền và trên biển.

- Nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.

- Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai và chịu ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu.

6.. Phạm vi lãnh thổ nước ta gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

7. Vùng đất: diện tích 331344 km2 gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo.

8. HS xác định đường bờ biển trên bản đồ. Đường bờ biển nước ta dài 3260km, có 28/63 tỉnh, thành phố giáp biển.

9. Vùng biển nước ta ở Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền.

10.- Trong vùng biển nước ta có hàng nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn vì : Việc khẳng định chủ quyền của một nước đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo, khẳng định lãnh thổ thống nhất toàn vẹn của Việt Nam.

11. Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta:

- Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới.

- Trên biển là ranh giới bên ngoài lãnh hải và không gian trên các đảo.

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.

* GV mở rộng: vùng biển Việt Nam gồm 5 bộ phận:

- Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

- Thềm lục địa Việt Nam là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

1. Đặc điểm vị trí địa lí

- Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Tiếp giáp:

+ Phía bắc giáp: Trung Quốc.

+ Phía tây giáp Lào và Campuchia.

+ Phía đông và nam giáp Biển Đông.

2. Phạm vi lãnh thổ

Bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời.

- Vùng đất: diện tích 331344 km2 gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo.

- Vùng biển nước ta thuộc Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2.

- Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta.

..............

Giáo án Lịch sử 8 Cánh diều

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 8: KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO ĐẠI VIỆT TRONG CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được những nét chính về tình hình kinh tế của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
  • Mô tả và nhận xét được những nét chính về sự chuyển biến văn hóa, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

2.Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học theo sự hướng dẫn của GV.
  • Năng lực nhận thức, tư duy lịch sử:
  • Nêu được những nét chính về tình hình kinh tế của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
  • Mô tả và nhận xét được những nét chính về sự chuyển biến văn hóa, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Lập bảng thống kê và tìm kiếm tư liệu để thực hiện các hoạt động luyện tập, vận dụng về thành tựu của văn minh Đại Việt.

3. Phẩm chất

  • Trung thực, yêu nước, trân trọng các thành quả khai phá đất đai, mở rộng lãnh thổ của các thế hệ cha ông.
  • Có ý thức tuyên truyền và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ (cả biển đảo và đất liền).

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Hình ảnh SHS, hình ảnh sưu tầm liên quan đến kinh tế, văn hóa, tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
  • Phiếu học tập số 1, Phiếu học tập số 2.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SHS Lịch sử và Địa lí 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến liên quan đến kinh tế, văn hóa, tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

b.Nội dung: GV trình chiếu một số hình ảnh về đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) thế kỉ XVI – XVIII để HS nhận biết và nêu hiểu biết về địa danh này.

c. Sản phẩm: Hiểu biết của HS về đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) thế kỉ XVI – XVIII và chuẩn kiến thức của GV.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh:

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi và cho biết:

+ Những hình ảnh em vừa quan sát nói đến địa danh nổi tiếng nào trong lịch sử?

+ Trình bày một số hiểu biết của em về địa danh này.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát hình ảnh, vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và sưu tầm thông tin, tư liệu trên sách báo, internet,…để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp về địa danh nổi tiếng trong lịch sử vừa được quan sát.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá về thông tin HS trình bày:

+ Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVI, thời nhà Lê. Lịch sử hình thành và phát triển của phố cổ Hội An từ năm 1527, Mạc Đăng Dung giành ngôi nhà Lê, vùng Đông Kinh thuộc quyền cai quản của nhà Mạc.

+ Đầu thế kỷ XVII, phố Nhật Bản ở Hội An được hình thành và phát triển cực thịnh, sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ.

+ Thế kỷ XVIII, cảng thị Hội An rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc. Sau khi chiếm được Hội An, quân Trịnh đã triệt phá những nhà cửa thuộc khu vực thương mại, chỉ để lại các công trình tín ngưỡng.

+ Đầu thế kỷ XX, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được thành lập năm 1976, Hội An rơi vào một thời kỳ bị quên lãng. Chính nhờ sự thay đổi vai trò trong lịch sử, Hội An đã tránh được sự biến dạng của quá trình đô thị hóa mạnh mẽ ở Việt Nam. Tại kỳ họp lần thứ 23, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc đã ghi tên Hội An vào danh sách các di sản thế giới. Đô thị cổ Hội An dần phồn vinh trở lại nhờ những hoạt động du lịch.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa tiêu biểu của Đại Việt thế kỉ XVI – XVIII. Vậy từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, tình hình kinh tế Đại Việt ra sao? Sự chuyển biến về văn hóa và tôn giáo có những biểu hiện như thế nào ? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 8: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về tình hình kinh tế

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm (4 – 6 HS/nhóm), đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 8.1, 8.2, nêu những nét chính về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII (theo Phiếu học tập số 1).

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 8.1, 8.2 SHS tr.35, 36 và thực hiện nhiệm vụ sau vào Phiếu học tập số 1:

Nêu những nét chính về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ

ĐẠI VIỆT TRONG CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII

Nông nghiệp

Thủ công nghiệp

Thương nghiệp

- GV hướng dẫn các nhóm khai thác một số nội dung thảo luận về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII:

+ Về nông nghiệp:

· Trình bày tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài. Nêu nhận xét và cho biết vì sao nền nông nghiệp ở Đàng Ngoài lại như vậy?

· Trình bày tình hình nông nghiệp ở Đàng Trong. Nêu nhận xét và cho biết vì sao nền nông nghiệp ở Đàng Trong lại như vậy?

+ Về thủ công nghiệp: Trình bày tình hình thủ công nghiệp của Đại Việt trong trong các thế kỉ XVI – XVIII và nêu nhận xét.

+ Về thương nghiệp:

· Tại sao trong thế kỉ XVII ở nước ta lại xuất hiện thêm một số đô thị? Kể tên một số đô thị lớn ở Đàng Ngoài và Đàng Trong lúc bấy giờ.

· Tình hình buôn bán với nước ngoài như thế nào?

- GV lưu ý các nhóm khai thác thêm tư liệu trong Đại Việt Sử ký toàn thư SHS tr.35, tìm hiểu thêm một số hình ảnh, thông tin, tư liệu có liên quan đến tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII để hoàn thành Phiếu học tập số 1.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, khai thác thông tin SHS kết hợp sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu trên sách, báo, internet,...để hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức Phiếu học tập số 1.

- GV kết luận chung về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thể kỉ XVI – XVIII:

Kinh tế nước ta phát triển phồn thịnh với các đặc điểm chính sau:

+ Nông nghiệp đã thực thi nhiều chính sách mới, tuy nhiên vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu.

+ Thủ công nghiệp ngàng càng tăng tiến nhưng không thể chuyển sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

+ Sự phát triển của ngoại thương và đô thị đưa đất nước tiếp cận với nền kinh tế thế giới.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về tình hình kinh tế

Kết quả Phiếu học tập số 1: Đính kèm bên dưới hoạt động.

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐẠI VIỆT

TRONG CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII

Nông nghiệp

Thủ công nghiệp

Thương nghiệp

- Nông nghiệp Đàng Ngoài:

+ Thế kỉ XVI – XVII: nông nghiệp bị tác động từ các cuộc xung đột, tuy nhiên kinh tế nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển.

· Khai hoang, mở rộng diện tích đất đai canh tác.

· Đắp đê.

+ Thế kỉ XVIII: nông nghiệp sa sút nghiêm trọng.

· Ruộng đất bị bỏ hoang.

· Vỡ đê.

· Mất mùa.

è Kinh tế nông nghiệp giảm sút, đời sống nhân dân đói khổ.

- Nông nghiệp Đàng Trong: Chính quyền chúa Nguyễn thi hành nhiều chính sách sản xuất nông nghiệp.

+ Kai hoang lập làng xóm mới.

+ Diện tích đất đai canh tác được mở rộng trên quy mô lớn.

à Kinh tế nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ổn định.

- Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục được duy trì, phát triển, có nhiều làng nghề với sản phẩm nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), lụa La Khê (Hà Đông),…

- Hoạt động khai mỏ có quy mô lớn hơn trước: mỏ bạc Tuyên Quang, mỏ thiếc Cao Bằng,…

- Hoạt động trao đổi buôn bán mở rộng trong cả nước.

- Chợ, phố xá hình thành.

- Xuất hiện thêm một số đô thị: Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên Huế),…

- Thế kỉ XVII: thương nhân châu Á, châu Âu đến buôn bán, lập thương điếm (sản phẩm có len, dạ, đồ trang sức, tơ tằm,…)

- Thế kỉ XVIII: hoạt động buôn bán, trao đổi với các nước phương Tây sa sút, chủ yêu buôn bán với thương nhân Trung Quốc, Đông Nam Á.

Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa với thương nhân nước ngoài của Đại Việt thế kỉ XVI – XVIII

Gốm Thổ Hà (Bắc Giang)

Lụa La Khê (Hà Đông)

Phố Hiến (Hưng Yên)

Hoạt động 2. Tìm hiểu những chuyển biến về văn hóa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được những nét chính về sự chuyển biến văn hóa ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm (4 – 6 HS/nhóm), đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 8.3 SHS tr.36, 37, mô tả những nét chính về sự chuyển biến văn hóa ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII (theo Phiếu học tập số 2).

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 8.3 SHS tr.36, 37 và thực hiện nhiệm vụ sau vào Phiếu học tập số 2:

Mô tả những nét chính về sự chuyển biến văn hóa ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ VĂN HÓA

ĐẠI VIỆT TRONG CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII

Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng

Chữ viết

Văn học

Nghệ thuật

- GV hướng dẫn các nhóm khai thác một số nội dung thảo luận về những chuyển biến của văn hóa Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII:

+ Về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng:

· Thế kỉ XVI – XVIII ở nước ta tồn tại những tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng nào? Các hình thức sinh hoạt văn hóa này có tác dụng gì?

· Các tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng nào hiện nay vẫn đang được duy trì?

+ Về chữ viết:

· Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Ai là người có công lớn trong việc tạo ra chữ Quốc ngữ?

· Vì sao chữ Quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức của nước ta cho đến nay?

+ Văn học: Trình bày sự phát triển của nền văn học nước ta trong các giai đoạn từ thế kỉ XVI – XVII và đầu thế kỉ XVIII.

+ Nghệ thuật: Trình bày những nét chính về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật dân gian nước ta trong các giai đoạn từ thế kỉ XVI – XVIII.

- GV lưu ý các nhóm khai thác thêm tư liệu về việc sử dụng dụng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt SHS tr.37, tìm hiểu thêm một số hình ảnh, thông tin, tư liệu có liên quan đến những chuyển biến về văn hóa của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII để hoàn thành Phiếu học tập số 2.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, khai thác thông tin SHS kết hợp sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu trên sách, báo, internet,...để hoàn thành Phiếu học tập số 2.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày những chuyển biến về văn hóa của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII theo Phiếu học tập số 2.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức Phiếu học tập số 2.

- GV kết luận chung về những chuyển biến của văn hóa Đại Việt trong các thể kỉ XVI – XVIII.

2. Tìm hiểu những chuyển biến về văn hóa

Kết quả Phiếu học tập số 2: Đính kèm bên dưới hoạt động.

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ VĂN HÓA ĐẠI VIỆT TRONG CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII

Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng

- Tử tưởng, tôn giáo:

+ Nho giáo: tiếp tục được chính quyền đề cao trong giáo dục, khoa cử.

+ Phật giáo và Đạo giáo: từng bước phục hồi và phát triển. Nhiều chùa mới được xây dựng: chùa Tây Phương, chùa Quỳnh Lâm, chùa Thiên Mụ,…

+ Thiên chúa giáo: Thế kỉ XVI, Thiên chúa giáo được truyền bá vào Đại Việt từ thuyên buôn của giáo sĩ phương Tây. Thế kỉ XVII – XVIII, hoạt động này ngày càng được gia tăng. Hoạt động của Đạo thiên chúa nhiều lần bị cấm do không hợp với cách cai trị của chúa Trịnh – Nguyễn nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách để truyền đạo.

- Tín ngưỡng: tín ngưỡng và lễ hội truyền thống được duy trì, thắt chặt tình đoàn kết làng xóm, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.

Chữ viết

- Thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây (tiêu biểu là A-lếch-xăng đờ Rốt) đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âm lại tiếng Việt à chữ Quốc ngữ ra đời.

- Đây là loại chữ viết tiện lợi, khoa học dễ phổ biến. Lúc đầu chỉ được dùng để truyền đạo, sau lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ viết chính thức của nước ta đến ngày nay.

Văn học

- Văn học chữ Hán: tiếp tục chiếm ưu thế.

- Văn học chữ Nôm: phát triển hơn trước, gồm nhiều thể loại thơ, truyện,…(Bạch Vân quốc âm thi tập – Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tư Dung vãn – Đào Duy Từ,….).

- Văn học dân gian: phát triển rực rỡ, phong phú với nhiều thể loại: truyện Nôm, thơ lục bát, thơ song thất lục bát.

Nghệ thuật

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: điêu khắc gỗ trong các đình, chùa với những nét chạm khắc tinh xảo.

- Nghệ thuật sân khấu: phong phú với các loại hình tuồng, chèo, hát ả đào, múa đèn, ảo thuật,…

- Nghệ thuật dân gian: tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống,…

....................................

....................................

....................................

Liên kết tải về

doc Giáo án Lịch sử - Địa lí 8 sách Cánh diều

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK