Giáo án Giáo dục Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức

Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Kế hoạch bài dạy Kinh tế và Pháp luật 10 (Cả năm)

Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 - 2024 là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH.

Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 10. Hi vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.

Giáo án Giáo dục Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức

BÀI 1: CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CƠ BẢN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Thời lượng: 3 tiết

I. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức

Nêu được vai trò của các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội

b. Về phẩm chất.

  • Trung thực: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó có những định hướng về nghề nghiệp, việc làm sau khi ra trường. Tích cực tham gia tìm hiểu các hoạt động cơ bản của nền kinh tế để từ đó có kế hoạch học tập, xây dựng mục tiêu cho bản thân sau khi ra trường
  • Trách nhiệm: Nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế
  • Yêu nước tin tưởng vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

c. Về năng lực.

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến các hoạt động kinh tế.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các hoạt động kinh tế; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi tham gia các hoạt động kinh tế; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi tham gia các hoạt động kinh tế trong xã hội.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi; Bưởc đầu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng bằng các hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10;

- Tranh/ảnh, clip và các mẩu chuyện về các hoạt động trong nền kinh tế;

- Đố dùng đơn giản để sắm vai;

- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

TIẾT 1:

1. Hoạt động: mở đầu

a) Mục tiêu. Khai thác vốn sống, trải nghiệm của bản thân HS vẽ các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội, tạo hứng thú và những hiểu biết ban đầu của HS về bài học mới.

b) Nội dung. Học sinh quan sát tranh, ảnh, vi deo nói về một hoạt động kinh tế đang diễn ra và trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một hoạt động kinh tế đang diễn ra trong đời sống hàng ngày và chia sẻ vai trò của hoạt động này đối với đời sống xã hội.

c) Sản phẩm.

- Chỉ ra một số hoạt động kinh tế cơ bản như: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng

- Vai trò của các hoạt động: Sản xuất ( tạo ra sản phẩm), phân phối - trao đổi ( điều tiết sản phẩm), tiêu dùng ( thỏa mãn nhu cầu của con người)

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV chiếu cho học sinh quan sát hình ảnh và vi deo. Sau thời gian quan sát học sinh làm việc cá nhân, yêu cầu học sinh tìm nội dung liên quan đến câu hỏi phía trên. Ghi câu trả lời vào vở

Sau thời gian làm việc cá nhân, học sinh trao đổi cặp đôi với các bạn xung quanh để cùng nhau hoàn thiện câu trả lời

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh cùng nhau quan sát hình ảnh, vi deo.

- Học sinh làm việc cá nhân: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.

- Làm việc cặp đôi để hoàn thiện sản phẩm chuẩn bị báo cáo

- Trong quá trình hs làm việc, giáo viên theo dõi, phát hiện các hs chưa tìm được câu trả lời để kịp thời hỗ trợ học sinh tìm được các hoạt động của nền kinh tế

Báo cáo kết quả và thảo luận

- Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ suy nghĩ của mình về nội dung trên ( 2 – 3 HS)

- Gọi một số học sinh nhận xét kết quả.

- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Nếu không có các hoạt động kinh tế đó thì xã hội sẽ như thế nào. Trong các hoạt động đó hoạt động nào là cơ bản nhất

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên nhận xét bài trả lời của một số học sinh đã được yêu cầu trình bày

- Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội

Gv nhấn mạnh:

Hằng ngày, chúng ta thường biết đến những vấn đề kinh tế như mua bán, giá cả, lãi suất, thu nhập,... Bài học này sẽ giúp chúng ta biết rõ hơn về các hoạt động kinh tế cơ bản và vai trò của chúng trong đời sống xã hội để chủ động, tích cực tham gia các hoạt động kinh tế, tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, gia đình và đóng góp cho sự phồn vinh của đất nước.

2. Hoạt động: Khám phá

Nội dung 1: Tìm hiểu hoạt động sản xuất

a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được khái niệm, vai trò hoạt động sản xuất

b) Nội dung. Học sinh quan sát 2 hình ảnh trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi sau

Em hãy mô tả nội dung hoạt động sản xuất trong các hình ảnh và cho biết hoạt động đó có đóng góp gì cho đời sống xã hội.

c) Sản phẩm.

- HS chỉ ra được

+ Hình ảnh 1: Hình ảnh 1 thể hiện hoạt động người công nhân sử dụng tư liệu lao động để sản xuất ô tô (trong lĩnh vực công nghiệp), góp phần tạo ra những chiếc ô tô cho con người sử dụng, tạo thu nhập cho người lao động trong nhà máy đó, đóng góp thuế phát triển kinh tế đất nước,

+ Hình ảnh 2: Hình ảnh 2 thể hiện hoạt động người nông dân sử dụng tư liệu lao động để sản xuất lúa gạo (trong lĩnh vực nông nghiệp), góp phần tạo ra lương thực cho con người, tạo thu nhập cho người nông dân và đóng góp thuế phát triển đất nước,...

+ Ngoài ra, cả hai hoạt động trên đều tạo việc làm cho những chủ thể trung gian.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV chiếu cho học sinh quan sát hình ảnh

- Học sinh làm việc cá nhân, học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh cùng nhau quan sát hình ảnh, vi deo.

- Học sinh làm việc cá nhân: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.

Báo cáo kết quả và thảo luận

- Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ suy nghĩ của mình về nội dung trên ( 2 – 3 HS)

- Gọi một số học sinh nhận xét kết quả.

- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Từ các hoạt động trên chúng ta hiểu thế nào là hoạt động sản xuất và chúng có vai trò như thế nào?

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên nhận xét bài trả lời của một số học sinh đã được yêu cầu trình bày

- Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội

Gv nhấn mạnh:

Hoạt động sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần đáp ứng các nhu cầu của con người. Sự phát triển của hoạt động sản xuất là cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của con người

1. Hoạt động sản xuất

Khái niệm: Hoạt động sản xuất là hoạt động con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.

Vai trò: Hoạt động sản xuất đóng vai trò là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động của con người, quyết định đến các hoạt động phân phối - trao đổi, tiêu dùng.

TIẾT 2

Nội dung 2: Tìm hiểu hoạt động phân phối – trao đổi

a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được khái niệm, vai trò hoạt động phân phối và trao đổi, mối quan hệ giữa hai hoạt động này.

b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm cả lớp chia làm 4 nhóm tiến hành thực hiện nhiệm vụ sau

+ Nhóm 1,2: Đọc thông tin 1 và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa

+ Nhóm 3,4: Đọc thông tin 2 và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa

c) Sản phẩm.

- HS chỉ ra được

+ Thông tin 1: + Ban Giám đốc công ty X đã quyết định phân bổ các nguồn lực máy móc, nguyên vật liệu và nhân công vào sản xuất áo sơ mi nam để xuất khẩu mang lại doanh thu và lợi nhuận cho công ty và quyết định phân chia thu nhập theo hướng tăng lương, thưởng cho người lao động, khuyến khích người có đóng góp nhiều cho công ty giúp mọi người phấn khởi, thi đua lao động sản xuất

+ Thông tin 2: + Bà con xã Cán Cấu thường đến chợ để trao đổi hàng hoá, mua sắm vật dụng cho sinh hoạt và sản xuất. Việc duy trì chợ phiên là nét đẹp văn hoá của người dân nơi đây, là nơi giao thương mua bán: người sản xuất bán được sản phẩm làm ra, người tiêu dùng mua được những thứ mình cần.

Từ đó học sinh phân biệt được thông tin 1 đề cập đến hoạt động phân phối, thông tin 2 là hoạt động trao đổi

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV tổ chức chia lớp thành các nhóm, từ 4 nhóm

- Học sinh chia nhóm và làm việc theo nhóm của mình.

+ Nhóm 1,2: Đọc thông tin 1 và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa

+ Nhóm 3,4: Đọc thông tin 2 và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh cùng các thành viên trong nhóm, đọc và trao đổi về tình huống của nhóm mình.

- Viết kết quả chung của nhóm mình để báo cáo

Báo cáo kết quả và thảo luận

- Giáo viên cùng học sinh giải quyết từng thông tin

Thông tin 1:

+ Gọi đại diện các nhóm trình bày nội dung làm việc và thảo luận của nhóm

+ Nhóm còn lại nhận xét bổ sung và rút ra khái niệm phân phối là gì

Thông tin 2:

+ Gọi đại diện các nhóm trình bày nội dung làm việc và thảo luận của nhóm

+ Nhóm còn lại nhận xét bổ sung và rút ra khái niệm trao đổi là gì

Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung cho các nhóm

Từ những thông tin đã nghiên cứu, các em hiểu thế nào là phân phối, trao đổi, hai hoạt động này có vai trò và quan hệ với nhau như thế nào

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên nhận xét bài trả lời của từng nhóm.

- Giáo viên chốt kiến thức làm rõ từng hoạt động mà học sinh đã tìm được

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội

Gv nhấn mạnh:

Phân phối - trao đổi đóng vai trò trung gian, là cầu nối sản xuất với tiêu dùng. Phân phối thúc đẩy sản xuất phát triển nếu quan hệ phân phối phù hợp đồng thời có thề kìm hãm sản xuất và tiêu dùng khi nó không phù hợp. Trao đổi giúp người sản xuất bán được hàng, duy trì và phát triển được hoạt động sản xuất và người tiêu dùng mua được thứ mình cần, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng

2. Hoạt động phân phối – trao đổi

- Phân phối là hoạt động phân chia các yêu t ố sản xu ất cho các ngành sản xu ấ t, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phầm (phân phối cho sản xuất) và phân chia kết quả sản xuất cho tiêu dùng (phân phối cho tiêu dùng).

- Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng (bao gồm cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt).

..................

Tải file tài liệu để xem thêm Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 

Liên kết tải về

zip Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK