Giáo án dạy thêm Toán 11 Cánh diều (Học kì 1)

Giáo án dạy thêm môn Toán 11 sách Cánh diều (Học kì 1)

Tài liệu dạy thêm lớp 11 môn Toán Cánh diều

Giáo án dạy thêm Toán 11 Cánh diều năm 2023 - 2024 là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng tham khảo.

Giáo án dạy thêm Toán lớp 11 Cánh diều được biên soạn đầy đủ từng chi tiết, từng mục tiêu đặt ra để đạt được trong buổi học. Thông qua tài liệu này giúp thầy cô hướng dẫn các em ôn lại toàn bộ kiến thức trọng tâm môn Toán lớp 11 nhanh chóng xây dựng giáo án dạy thêm cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giáo án Toán 11 Cánh diều mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải tại đây.

Giáo án dạy thêm môn Toán 11 sách Cánh diều

BÀI 1: GÓC LƯỢNG GIÁC. GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA MỢT GÓC LƯỢNG GIÁC

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CỢ BẢN CẦ NẮM

I. GÓC LƯỢNG GIÁC

1) Góc hình học và số đo của chúng

Góc (còn được gọi là góc hình học) là hình gồm hai tia chung gốc. Mỗi góc có một số đo, đơn vị đo góc (hình học) là độ. Cụ thể như sau: Nếu ta chia đường tròn thành 360 cung tròn bằng nhau thì góc ở tâm chắn mỗi cung đó là 1^{\circ}.

Số đo của một góc (hình học) không vượt quá 180^{\circ}.

Một đơn vị khác được sử dụng nhiều khi đo góc là radian (đọc là ra-đi-an). Nếu trên đường tròn, ta lấy một cung tròn có độ dài bằng bán kính thì góc ở tâm chắn cung đó gọi là góc có số đo 1 radian, gọi tắt là góc 1 radian (Hình 2) 1 radian còn viết tắt là 1rad

Nhận xét:

Ta biết góc ở tâm có số đo 180^{\circ} sẽ chắn cung bằng nửa đường tròn (có độ dài bằng \pi R ) nên số đo góc 180^{\circ} bằng \frac{\pi R}{R} \mathrm{rad}=\pi \mathrm{rad}

Do đó, 1 \mathrm{rad}=\left(\frac{180}{\pi}\right)^{\circ} \approx 57^{\circ} 17^{\prime} 45^{\prime \prime}1^{\circ}=\left(\frac{\pi}{180}\right) \mathrm{rad} \approx 0,0175 \mathrm{rad}

Chú ý: người ta thường không viết chữ radian hay rad sau số đa của góc. Chẳng hạn,\frac{\pi}{2} \operatorname{rad}cũng được viết là \frac{\pi}{2}

2) Góc lượng giác và số đo của chúng

a)Khái niệm

Việc quay tia Om quanh điềm O trong mặt phẳng, ta cần chọn một chiều quay gọi là chiều dương. Thông thường, ta chọn chiều dương là chiều ngược chiều quay của kim đồng hồ và chiều cùng chiều quay của kim đồng hồ gọi là chiều âm.

Cho hai tia O u, O v. Nếu tia O m quay chì theo chiều dương (hay chì theo chiều âm) xuất phát từ tia O u đến trùng với tia O v thì ta nói: Tia O m quét một góc lượng giác với tia đầu O u và tia cuối O v, kí hiệu là (O u, O v).

Khi tia O m quay góc \alpha^{\circ} thì ta nói góc lượng giác mà tia đó quét nên có số đo \alpha^{\circ} ( hay \frac{\pi a}{180} \mathrm{rad}) . Vì thế, mỗi một góc lượng giác đều có một số đo, đơn vị đo góc lượng giác là độ hoặc radian. Nếu góc lượng giác (\mathrm{Ou}, \mathrm{Ov}) có số đo bằng \alpha kí hiệu là s d(O u, O v)=\alpha hoặc (O u, O v)=\alpha.

Mỗi góc lượng giác gốc 0 được xác định bởi tia đầu Ou, tia cuối Ov và số đo của góc đó.

................

Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án dạy thêm Toán lớp 11 Cánh diều 

Liên kết tải về

zip Giáo án dạy thêm môn Toán 11 sách Cánh diều (Học kì 1)

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK