Giáo án chuyên đề Địa lý 11 Cánh diều (Cả năm)

Giáo án Chuyên đề Địa lí 11 sách Cánh diều (Cả năm)

Kế hoạch bài dạy Chuyên đề học tập Địa lý 11

Giáo án Chuyên đề học tập Địa lí 11 Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy môn Địa lớp 11.

Kế hoạch bài dạy Chuyên đề Địa lý 11 Cánh diều được biên soạn bám sát nội dung trong sách giáo khoa lớp 11. Hi vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giáo án Chuyên đề Địa 11 nhanh chóng và dễ dàng hơn. Vậy sau đây là giáo án Chuyên đề học tập Địa lý 11 Cánh diều mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm giáo án môn Địa lí 11 Cánh diều.

Giáo án chuyên đề Địa lý 11 Cánh diều (Cả năm)

CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ 11 (15 TIẾT)

CHUYÊN ĐỀ 11.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết vị trí, phạm vi, nắm được và phân tích được đặc điểm lưu vực sông Mê Công.

- Trình bày được lí do ra đời, mục tiêu, hoạt động của MRC.

- Phân tích được vai trò của Việt Nam trong MRC.

- Ghi nhớ địa danh, tên tổ chức: Tên của 6 nước sông Mê Công chảy qua, các nước trong MRC, tổ chức MRC,....

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

3.3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

a) Mục đích: HS nhận biết được sông Mê Công trên lược đồ

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.

c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu bản đồ câm về sông Mê Công.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ suy nghĩ để tìm ra sông gì.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái quát về vị trí, phạm vi lưu vực sông Mê Công.

a) Mục đích: HS biết khái quát về lưu vực sông Mê Công

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

1. Khái quát về lưu vực sông Mê Công

a. Vị trí, phạm vi

- Bắt nguồn từ Tây Tạng (Trung Quốc)

- Chảy qua 6 quốc gia: Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam.

- Dài 12 thế giới, thức 3 châu Á: 4663km.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ, nêu đặc điểm khái quát về vị trí, phạm vi lưu vực sông Mê Công.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành nhiệm vụ trong 05 phút.

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về đặc điểm lưu vực sông Mê Công.

a) Mục đích:HS nắm được và phân tích đượcđặc điểm lưu vực sông Mê Công

b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

b. Đặc điểm lưu vực

- Diện tích lưu vực: 810000 Km2. Lào và Thái Lan là 2 quốc gia có diện tích lãnh thổ nằm trong lưu vực lớn nhất.

- Đặc điểm tự nhiên:

+ Lưu lượng nước TB hằng năm 475 km3.

+ Phân mùa, có sự khác nhau giữa mùa lũ vùng thượng nguồn và hạ lưu.

+ Sinh vật phong phú đa dạng.

- Đặc điểm dân cư- xã hội: Ở hạ lưu

+ Hơn 65 triệu người sinh sống, thuộc hơn 100 nhóm dân tộc => Văn hoá phong phú, đa dạng.

+ Tốc độ đô thị hoá nhanh. Các đô thị lớn: Phnôm Pênh, Viêng Chăn, Cần Thơ

- Đặc điểm kinh tế: Hoạt động kinh tế đa dạng

+ Trồng trọt:

Đảm bảo an ninh lương thực và sinh kế cho ~ 60% dân số lưu vực sông, đóng góp ~ 14% GDP các quốc gia trong lưu vực.

Lúa gạo là cây LT chính.

Nguồn nước chủ yếu để tưới tiêu ~10 triệu ha.

Tình trạng thiếu nước vào mùa khô.

+ Thuỷ sản:

Khai thác hằng năm ~ 4 triệu tấn (18% tổng sản lượng thuỷ sản nước ngọt toàn cầu).

Nuôi trồng ngày càng phát triển, mang lại hiệu quả Kt cao.

Cần quan tâm vấn đề ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học.

+ Giao thông đường thuỷ: Một trong những tuyến đường thuỷ quan trọng

+ Thuỷ điện:

Trữ năng thuỷ điện lớn (~60.000 MW).

Nhiều nhà máy thuỷ điện được xây dựng.

Tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và ảnh hưởng ngành thuỷ sản.

+ Du lịch: Ngày càng phát triển:

Đa dạng sinh học phong phú bậc nhất thế giới.

Hình thức cư trú độc đáo

Văn hoá đặc sắc.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận theo kĩ thuật mảnh ghép

Vòng 1: Nhóm chuyên gia

GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK và hình 11.1 kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập:

- Nhóm 1: Đặc điểm tự nhiên: ………………………………………………………………………………

- Nhóm 2: Đặc điểm dân cư- xã hội: ………………………………………………..

- Nhóm 3:Trồng trọt:…………………………………………………………….

- Nhóm 4: Thuỷ sản:……………………………………………………………

- Nhóm 5:

+ Giao thông đường thuỷ: ……………………………………….

+ Thuỷ điện: ……………………………………………………………….

- Nhóm 6: Du lịch: …………………………………………………………..

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép:

Cả lớp chia thành 4 nhóm lớn hoàn thiện trên giấy A0 theo gợi ý:

.............

Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án chuyên đề Địa lý 11 Cánh diều 

Liên kết tải về

pdf Giáo án Chuyên đề Địa lí 11 sách Cánh diều (Cả năm)
doc Giáo án Chuyên đề Địa lí 11 sách Cánh diều (Cả năm) 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK