Giải Toán lớp 5: Tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, tỉ lệ kép

Hướng dẫn giải bài toán lớp 5: Tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, tỉ lệ kép

Giải bài tập Toán lớp 5

Hướng dẫn giải bài toán lớp 5: Tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, tỉ lệ kép hướng dẫn các em các bước giải rất chi tiết, cùng các dạng bài tập để các em nhận biết, giải thành thạo dạng toán này!

Tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, tỉ lệ kép là dạng toán khó trong chương trình Toán 5
Tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, tỉ lệ kép là dạng toán khó trong chương trình Toán 5

Bên cạnh đó, còn cung cấp 5 bài tập có lời giải, cùng 18 bài tập tự luyện về dạng Toán Tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, tỉ lệ kép, giúp các em luyện tập thật nhuần nhuyễn dạng Toán này, để ngày càng học tốt môn Toán lớp 5 hơn. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Các bước giải bài toán tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, tỉ lệ kép

  • Bước 1. Tóm tắt bài toán
  • Bước 2. Phân tích bài toán, nhận dạng toán tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch
  • Bước 3. Áp dụng 1 trong các cách (Rút về đơn vị, Rút về tỉ số, có thể áp dụng công thức tam suất) để giải bài toán.
  • Bước 4. Kết luận, đáp số

Chú ý:

Tỉ lệ thuận thì nhân

Tỉ lệ nghịch thì chia

Lưu ý: số người luôn tỉ lệ nghịch với thời gian

Các dạng toán tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch

Dạng 1. Bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận

1. Phương pháp

Cách 1. Rút về đơn vị

Cách 2. Dùng tỉ số

2. Ví dụ

May ba bộ quần áo như nhau hết 15 mét vải. Hỏi may 9 bộ quần áo như thế hết mấy mét vải?

Tóm tắt:

3 bộ quần áo hết 15m vải

9 bộ quần áo hết ?m vải

Bài giải

Cách 1. Rút về đơn vị

May một bộ quần áo hết:

15 : 3 = 5 (m)

May 9 bộ quần áo như thế hết số mét vải là:

5 × 9 = 45 (m)

Cách 2. Dùng tỉ số

9 bộ quần áo gấp 3 bộ quần áo số lần là:

9 : 3 = 3 (lần)

May 9 bộ quần áo hết số mét vải là:

5 × 9 = 45 (m)

Đáp số: 45m

Dạng 2. Bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch

1. Phương pháp

Cách 1. Rút về đơn vị

Cách 2. Dùng tỉ số

2. Ví dụ

14 người đắp xong một đoạn đường trong 6 ngày. Hỏi 28 người đắp xong đoạn đường đó trong bao nhiêu ngày? (Năng suất lao động của mỗi người như nhau)

Bài giải

Cách 1. Rút về đơn vị

Một người đắp xong đoạn đường đó trong số ngày là:

6 × 14 = 84 (ngày)

28 người đắp xong đoạn đường đó trong số ngày là:

84 : 28 = 3 (ngày)

Cách 2. Dùng tỉ số

28 người gấp 14 người số lần là:

28 : 14 = 2 (lần)

28 người đắp xong đoạn đường đó trong số ngày là:

6 : 2 = 3 (ngày)

Đáp số: 3 ngày

Dạng 3. Bài toán về mối quan hệ giữa đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ nghịch

1. Phương pháp

Bước 1. Phân tích bài toán, nhận dạng toán tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch

Bước 2. Áp dụng 1 trong các cách (Rút về đơn vị, Rút về tỉ số, có thể áp dụng công thức tam suất) để giải bài toán.

Bước 3. Kết luận, đáp số

2. Ví dụ

Một tốp thợ có 120 người dự định làm trong 50 ngày. Khi bắt đầu làm có thêm một số người đến thêm nên làm xong công việc đó trong 30 ngày. Hỏi có bao nhiêu người đến thêm?

Bài giải

Số ngày công hoàn thành công việc:

50 × 120 = 6000 (ngày)

Số người thợ để hoàn thành công việc trong 30 ngày:

6000 : 30 = 200 (người)

Số người đến thêm:

200 – 120 = 80 (người)

Đáp số: 80 người

Hướng dẫn giải bài tập tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, tỉ lệ kép

Ví dụ 1: Tổ 4 lớp 5A có 15 em trồng được 90 cây. Hỏi cả lớp 45 em trồng được bao nhiêu cây? Biết số cây mỗi em trồng được bằng nhau ?

Tóm tắt:

15 em – 90 cây

45 em - a? cây

Bài giải:

Cách 1:

1 em trồng được số cây là:

90 : 15 = 6 (cây)

45 em trông được số cây là:

6 x 45 = 270 (cây)

Đáp số: 270 cây

Cách 2:

Số em tỉ lệ thuận với số cây trồng được nên có tỉ số: a90; 4515

45 em trồng được số cây là:

90 × 4515 = 270 (cây)

Đáp số: 270 cây

Ví dụ 2: Một đơn vị thanh niên xung phong chuẩn bị một số gạo đủ cho đơn vị ăn trong 30 ngày. Sau 10 ngày đơn vị nhận thêm 10 người nữa. Hỏi số gạo còn lại đơn vị sẽ đủ ăn trong bao nhiêu ngày, biết lúc đầu đơn vị có 90 người?

Bài giải:

Tóm tắt:

90 người – 30 ngày

Sau 10 ngày:

Dự định: 90 người – 20 ngày

Thực tế: 90 + 10 người – a? ngày

Cách 1:

Sau 10 ngày số gạo còn lại dự đinh ăn đủ trong số ngày là:

30 – 10 = 20 (ngày)

1 người theo dự định ăn hết số gạo trong số ngày là:

90 x 20 = 1800 (ngày)

Thực tế số người ăn số gạo còn lại là:

90 + 10 = 100 (người)

Thực tế số gạo còn lại ăn trong số ngày là:

1800 : 100 = 18 (ngày)

Đáp số: 18 ngày

Cách 2:

Số người ăn và số ngày ăn hết là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch nên có tỉ số: a20; 10090

Số gạo còn lại ăn đủ trong số ngày là:

20:10090=18 (ngày)

Đáp số: 18 ngày

(Bài này chú ý phần tóm tắt cần chính xác)

Ví dụ 3: Một đội công nhân có 8 người trong 6 ngày đắp được 360m đường. Hỏi một đội công nhân có 12 người đắp xong 1080m đường trong bao nhiêu ngày? (Năng suất làm việc mỗi người như nhau)?

Bài giải:

Tóm tắt:

8 người – 6 ngày – 360m đường

12 người - a ? ngày – 1080 m đường

Cách 1: phải tính 1 người – 1 ngày đắp được ? m đường

8 người 1 ngày đắp được số mét đường là:

360 : 6 = 60 (m)

1 người 1 ngày đắp được số mét đường là:

60 : 8 = 152 (m)

1 người đắp 1080m đường trong số ngày là:

1080 : 152 = 144 (ngày)

12 người đắp 1080 m đường trong số ngày là:

144 : 12 = 12 (ngày)

Cách 2:

Số ngày xong tỉ lệ nghịch với số người

Số ngày xong tỉ lệ thuận với số m đường

Các tỉ số: a6; 128;1080360

12 người đắp 1080 m đường trong số ngày là:

6:128 × 1080360 = 12 (ngày)

Đáp số: 12 ngày

Bài tập tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, tỉ lệ kép (Có đáp án)

Bài 1: Trong dịp tết, một cửa hàng đã chuẩn bị một số hộp mứt đủ bán trong 20 ngày, nếu mỗi ngày bán 320 hộp. Thực tế mỗi ngày cửa hàng bán 400 hộp. Hỏi số hộp mứt đó đủ cho cửa hàng bán trong bao nhiêu ngày?

Hướng dẫn giải:

Tóm tắt

Mỗi ngày 320 hộp: 20 ngày

Mỗi ngày 400 hộp: ? ngày

Giải

Cửa hàng đã chuẩn bị số hộp mứt là

320 x 20 = 6400 (hộp)

Thực tế, số hộp mứt đó đủ cho cửa hàng bán trong số ngày là

6400 : 400 = 16 (ngày)

Đáp số: 16 ngày

Bài 2: Nhà bếp chuẩn bị đủ thực phẩm cho 150 người ăn trong 8 ngày. Vì có thêm một số người đến ăn nên số thực phẩm đó chỉ đủ ăn trong 5 ngày. Hỏi số người mới đến thêm là bao nhiêu người? (Mức ăn của mỗi người như nhau).

Hướng dẫn giải:

Một người ăn hết số thực phẩm đó trong số ngày là

150 x 8 = 1200 (ngày)

Số người để ăn hết số thực phẩm đó trong 5 ngày là

1200 : 5 = 240 (người)

Số người đến thêm là

240 – 150 = 90 (người)

Đáp số: 90 người

Bài 3: Một tổ công nhân có 8 người dự định làm xong một sân bóng chuyền trong 6 ngày, nhưng sau đó người ta quyết định làm xong sân bóng chuyền sớm hơn 2 ngày. Hỏi như vậy phải bổ sung thêm bao nhiêu công nhân?

Hướng dẫn giải:

Thời gian quyết định làm xong sân bóng chuyền là

6 – 2 = 4 (ngày)

Nếu làm xong sân bóng chuyền trong 1 ngày thì cần số công nhân là

8 x 6 = 48 (công nhân)

Để làm xong sân bóng trong 4 ngày cần số công nhân là

48 : 4 = 12 (công nhân)

Số công nhân phải bổ sung thêm là

12 – 8 = 4 (công nhân)

Đáp số: 4 công nhân

Bài 4: Một đơn vị bộ đội có 120 người, đã chuẩn bị đủ lương thực để ăn trong 50 ngày, nhưng sau 20 ngày đơn vị được bổ sung thêm 30 người. Hỏi số lương thực còn lại được ăn hết trong bao nhiêu ngày?

Hướng dẫn giải:

Sau 20 ngày, số lương thực còn lại đủ cho 120 người ăn trong số ngày là

50 – 20 = 30 (ngày)

1 người ăn hết số lương thực còn lại đó trong số ngày là

30 x 120 = 3600 (ngày)

Sau khi bổ sung thêm 30 người, đơn vị có số người là

120 + 30 = 150 (người)

Số lương thực còn lại được ăn hết trong số ngày là

3600 : 150 = 24 (ngày)

Đáp số: 24 ngày

Bài 5: Một đơn vị quân đội chuẩn bị đủ gạo cho 750 người ăn trong 50 ngày, nhưng sau 10 ngày đơn vị đó được bổ sung một số người, do đó anh quản lý tính ra số gạo còn lại chỉ đủ ăn trong 25 ngày. Hỏi số người đến thêm là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Sau 10 ngày, số lương thực còn lại đủ cho 750 người ăn trong số ngày là

50 – 10 = 40 (ngày)

1 người ăn hết số lương thực còn lại trong số ngày là

750 x 40 = 30000 (ngày)

Số người để ăn hết số lương thực còn lại trong 25 ngày là

30750 : 25 = 1200 (người)

Số người đến thêm là

1200 – 750 = 450 (người)

Đáp số: 450 người

Bài tập tự luyện về tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, tỉ lệ kép

Bài 1: Ba đoạn dây thép dài bằng nhau có tổng chiều dài là 37,11m. Hỏi năm đoạn như thế dài bao nhiêu mét?

Bài 2: Biết rằng cứ 3 thùng mật ong thì đựng được 27l. Trong kho có 12 thùng, ngoài cửa hàng có 5 thùng. Tất cả có bao nhiêu lít mật ong?

Bài 3: Học sinh một trường học lao động tiết kiệm giấy. Buổi đầu 25 em làm xong 400 phong bì mất 4 giờ. Hỏi buổi sau 45 em làm 940 phong bì mất bao lâu?(năng suất của mỗi em đều như nhau).

Bài 4: Trong dịp tết Nguyên Đán một cửa hàng đã chuẩn bị một số hộp mứt đủ bán trong 20 ngày, nếu mỗi ngày bán 320 hộp, nhưng thực tế cửa hàng bán một ngày 400 hộp. Hỏi số hộp mứt cửa hàng đã chuẩn bị đủ bán được bao nhiêu ngày?

Bài 5: Một người đi từ tỉnh A đến tỉnh B bằng xe đạp, mỗi giờ đi được 12km. Từ B về A người đó đi bằng ô tô, mỗi giờ đi được 48km. Cả đi lẫn về mất 10 giờ. Hỏi quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B dài bao nhiêu ki-lô-mét?

Bài 6: Một đơn vị thanh niên xung phong chuẩn bị một số gạo đủ cho đơn vị ăn trong 30 ngày. Sau 10 ngày đơn vị nhận thêm 10 người nữa. Hỏi số gạo còn lại đơn vị sẽ đủ ăn trong bao nhiêu ngày, biết lúc đầu đơn vị có 90 người.

Bài 7: Một doanh trại có 300 chiến sĩ có đủ lương thực ăn trong 30 ngày. Được 15 ngày lại có thêm 200 tân binh. Hỏi anh quản lý phải chia lương thực như thế nào để cho mọi người đủ ăn được 10 ngày nữa trong khi chờ đợi bổ sung thêm lương thực?

Bài 8: Một đơn vị bộ đội chuẩn bị đủ gạo cho 750 người ăn trong 45 ngày, nhưng sau 4 ngày có một số người mới đến thêm nên anh quản lý tính ra số gạo chỉ còn đủ ăn trong 25 ngày. Hỏi số người đến thêm là bao nhiêu? (Biết suất ăn của mỗi người là như nhau)

Bài 9: Một tổ thợ mộc có 3 người trong 5 ngày đóng được 75 cái ghế. Hỏi nếu tổ có 6 người làm trong 10 ngày thì sẽ đóng được bao nhiêu ghế? Biết năng suất mỗi người đều như nhau.

Bài 10: 8 người đóng xong 500 viên gạch mất 4 giờ. Hỏi 16 người đóng xong 1000 viên gạch trong bao lâu? (năng suất của mỗi người đều như nhau).

Bài 11: 9 người cuốc 540m2 đất trong 5 giờ. Hỏi 18 người cuốc 270m2 trong bao lâu? (năng suất của mỗi người đều như nhau).

Bài 12: Để đặt ống nước, 5 công nhân đào trong 2 ngày được 20m đường. Hỏi 10 công nhân đào trong 4 ngày được bao nhiêu mét? (năng suất của mỗi người đều như nhau).

Bài 13: Trong 2 ngày với 8 người thì sửa được 64m đường. Vậy trong 5 ngày với 9 người thì sửa được bao nhiêu mét đường?(năng suất của mỗi người đều như nhau).

Bài 14: Một đội công nhân có 38 người nhận sửa một đoạn đường dài 1330m trong 5 ngày. Hỏi nếu muốn sửa một quãng đường dài 1470m trong 2 ngày thì cần bao nhiêu công nhân? (năng suất của mỗi người đều như nhau).

Bài 15: Một cửa hàng có một số lít nước mắm đựng đầy trong các thùng, mỗi thùng chứa được 20l. Nếu đổ số lít nước mắm vào các can, mỗi can 5l thì số can 5l phải nhiều hơn số thùng 20l là 30 cái. Hỏi cửa hàng có tất cả bao nhiêu lít nước mắm?

Bài 16: Một đơn vị bộ đội chuẩn bị một số gạo đủ cho 50 người ăn trong 10 ngày. 3 ngày sau được tăng thêm 20 người. Hỏi đơn vị cần chuẩn bị thêm bao nhiêu suất gạo nữa để cả đơn vị đủ ăn trong những ngày sau đó? (số gạo mỗi người ăn trong 1 ngày là một suất gạo).

Bài 17: 8 người đóng xong 500 viên gạch mất 4 giờ. Hỏi 16 người đóng xong 1000 viên gạch trong bao lâu? (năng suất của mỗi người đều như nhau)?

Bài 18: Một đội công nhân có 120 người đắp một đoạn đường dài 4km mỗi ngày làm trong 8 giờ. Trước khi khởi công, đội được điều thêm 30 người nữa và làm thêm 1km đường nữa. Hỏi để hoàn thành đúng kế hoạch thì mỗi ngày phải làm việc mấy giờ? (năng suất mỗi người như nhau)?

Liên kết tải về

pdf Hướng dẫn giải bài toán lớp 5: Tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, tỉ lệ kép
doc Hướng dẫn giải bài toán lớp 5: Tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, tỉ lệ kép 1

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 5

Toán lớp 5

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK